Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Tx Nghi Sơn (Có đáp án)

Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Tx Nghi Sơn (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nêu những nguyên nhân phổ biển của tai nạn giao thông? Quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp và đối với trẻ em? Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?

Câu 2 (3,0 điểm): Nêu 10 quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Việt Nam 2004? Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội? Gia đình, Nhà nước và xã hội cần có trách nhiệm gì để chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam? Bản thân em cần làm những gì để quyền của trẻ em luôn được đảm bảo?

Câu 3 (2,0 điểm): Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động và học tập là gì? Lao động tự giác, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào với mỗi người? Để trở thành người lao động tự giác và sáng tạo học sinh cần phải làm gì?

Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Các quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS? Công dân nói chung và bản thân em nói riêng cần có những biện pháp gì để phòng chống nhiễm HIV/AIDS?

Câu 5 (3,0 điểm): Tự chủ là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tự chủ? Trong cuộc sống nếu thiếu tự chủ điều gì sẽ xảy ra? Theo em để trở thành người tự chủ học sinh cần làm những gì?

Câu 6 (5 điểm): Dân chủ là gì? Kỷ luật là gì? Cho ví dụ? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật? Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật? Để thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? Theo em dân chủ và kỉ luật có phải là sức mạnh của tập thể không? Vì sao?

Câu 7 (3.0 điểm): Bài tập tình huống:

 N là học sinh lớp 9. Nhà N ở gần quán nước của nhà bà B Một vài thanh niên trong xóm vẫn thường tụ tập ở quán nước để chơi bài ăn tiền. Lúc đầu N chỉ tham gia chơi cho vui, nhưng lâu dần thành quen. N lấy trộm cả tiền của bác hàng xóm để đánh bài. Một hôm N mượn xe của H rồi đem đi bán lấy tiền đánh bài. Biết chuyện nên H đòi lại xe nhưng N khất lần khất lượt chưa trả. H đang chưa biết làm cách nào để lấy lại được xe.

a. Hãy trình bày những nhận xét của em về hành vi của N?

b. Nếu em là H em sẽ làm gì khi đòi lại xe nhưng N khất lần khất lượt chưa trả?

c. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua tình huống này là gì?

 

doc 7 trang hapham91 5680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Tx Nghi Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GDCD 9 – BÀI SỐ 2
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nêu những nguyên nhân phổ biển của tai nạn giao thông? Quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp và đối với trẻ em? Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông? 
Câu 2 (3,0 điểm): Nêu 10 quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Việt Nam 2004? Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội? Gia đình, Nhà nước và xã hội cần có trách nhiệm gì để chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam? Bản thân em cần làm những gì để quyền của trẻ em luôn được đảm bảo?
Câu 3 (2,0 điểm): Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động và học tập là gì? Lao động tự giác, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào với mỗi người? Để trở thành người lao động tự giác và sáng tạo học sinh cần phải làm gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Các quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS? Công dân nói chung và bản thân em nói riêng cần có những biện pháp gì để phòng chống nhiễm HIV/AIDS? 
Câu 5 (3,0 điểm): Tự chủ là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tự chủ? Trong cuộc sống nếu thiếu tự chủ điều gì sẽ xảy ra? Theo em để trở thành người tự chủ học sinh cần làm những gì? 
Câu 6 (5 điểm): Dân chủ là gì? Kỷ luật là gì? Cho ví dụ? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật? Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật? Để thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? Theo em dân chủ và kỉ luật có phải là sức mạnh của tập thể không? Vì sao?
Câu 7 (3.0 điểm): Bài tập tình huống:
 	N là học sinh lớp 9. Nhà N ở gần quán nước của nhà bà B Một vài thanh niên trong xóm vẫn thường tụ tập ở quán nước để chơi bài ăn tiền. Lúc đầu N chỉ tham gia chơi cho vui, nhưng lâu dần thành quen. N lấy trộm cả tiền của bác hàng xóm để đánh bài. Một hôm N mượn xe của H rồi đem đi bán lấy tiền đánh bài. Biết chuyện nên H đòi lại xe nhưng N khất lần khất lượt chưa trả. H đang chưa biết làm cách nào để lấy lại được xe.
a. Hãy trình bày những nhận xét của em về hành vi của N?
b. Nếu em là H em sẽ làm gì khi đòi lại xe nhưng N khất lần khất lượt chưa trả?
c. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua tình huống này là gì?
 Hết 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ...............................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GDCD 9 – BÀI SỐ 2
(Hướng dẫn chấm có 06 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
* Những nguyên nhân phổ biển của tai nạn giao thông
- Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt
- Đường xấu và hẹp
- Người tham gia giao thông đông
- Phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn
 Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông( kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành)
* Những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, đối với trẻ em
- Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
- Người đi xe đạp: Không đi dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; Không sử dụng ô, điện thoại di động; không sử dụng xe để kéo,đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
- Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy.
* Ý nghĩa :
- Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và cho mọi người.
- Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đén mọi hoạt động của xã hội.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(3,0 đ)
Cần đảm bảo được các ý sau :
- Một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam
+ Quyền được khai sinh và có quốc tịch
+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Quyền được sống chung với cha mẹ
+ Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự
+ Quyền được chăm sóc sức khỏe
+ Quyền được học tập
+ Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
+ Quyền được phát triển năng khiếu
+ Quyền có tài sản
+ Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
- Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội
+ Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình làm việc vừa sức.
+ Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, thực hiện nội quy trường lớp, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.
+ Đối với xã hội: Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng vã giữ gìn bản sắc dân tộc; yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đoàn kết quốc tế.
- Gia đình, Nhà nước và xã hội cần có trách nhiệm gì để chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
+ Gia đình là người chịu trách nhiệm trước tiên trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ
+ Nhà nước và xã hội tạo mọi đièu kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.
* Trách nhiệm của HS
- Nhận biết được các hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em: đánh đập, hành hạ, bỏ rơi, xâm hại tình dục, 
- Biết xử lí các tình huống liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đồng thời nhắc nhở bạn bè cần thực hiện. Biết bảo vệ quyền của mình và bạn bè, khi có những hành vi xâm phạm cần phải lên án, tố cáo. 
1,0
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(2,0 đ)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Lao động tự giác, sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài, luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.
- Biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập: tự giác học bài, làm bài, đổi mới phương pháp học tập luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau, biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân 
- Ýnghĩa của lao động tự giác sáng tạo: Giúp con người mau tiến bộ, nâng cao chất lượng hiệu quả cao trong học tâp, trong lao động, thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn.
- Để tự giác sáng tạo HS cần phải:
+ Biết lập kế hoạch học tập, lao động của bản thân, luôn tích cực tìm tòi đổi mới phương pháp học tập lao động 
+ Tích cực tự giác học bài, làm bài, đổi mới phương pháp học đạt hiệu quả cao hơn, tích cực bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân 
+ Biết quý trọng, ủng hộ và học tập làm theo những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động, đồng thời biết phê phán đấu tranh những biểu hiện lừa nhắc trong học tập, lao động của bạn bè và người xung quanh.
(Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí để cho điểm)
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
Câu 4
(2,0 đ)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Khái niệm: HIV là tên của một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. 
- Phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS vì nó gây ra Tác hại vô cùng lớn : hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người; phá hoại hạnh phúc gia đình; hủy hoại tương lai nòi giống của dân tộc; ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội của đất nước. HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và Việt Nam.
- Quy định của pháp luật:
+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng
+ Nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác
+ Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chóng lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Công dân nói chung và bản thân em nói riêng cần có những biện pháp để phòng chống nhiễm HIV/AIDS:
+ Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao; tránh xa các tệ nạn xã hội ( đánh bạc, đua xe, hút thuốc lá, sử dung ma túy, xem phim ảnh, băng hình đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm,...)
+ Yêu cầu làm xét nghiệm cẩn thận trước khi cho hoặc truyền máu,tiệt trùng các dụng cụ khi đi khám chữa nhổ răng, dùng bơm kim tiêm riêng,... không quan hệ tình dục bừa bãi,... 
+ Không phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng. 
 (Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí của HS dựa trên các ý cơ bản trên để GV cho điểm phù hợp)
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
Câu 5
(3,0 đ)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Tự chủ là làm chủ bản thân tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn có thái độ bình tỉnh, tự tin biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân. 
- Biểu hiện : Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh tự tin trong mọi hoàn cảnh, tình huống; không nao núng hoang mang trước khó khăn thử thách; không bị lôi kéo ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình, . 
- Ý nghĩa: 
+ Tính tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.
+ Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những khó khăn thử thách cám dỗ; không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực. 
- Trong cuộc sống nếu thiếu tự chủ: con người dễ không kìm chế được cảm xúc, dễ bị lôi kéo vào những cái xấu, dễ bị mất bình tĩnh hoang mang lúc gặp khó khăn, mọi cách ứng xử sẽ không chuẩn mực, sẽ có các hành vi trái đạo đức thậm chí vi phạm pháp luật,...
- Bản thân HS cần phải :
+ Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoat, ví dụ trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt đông tập thể, có tinh thân vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác được tập thế giao phó, không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng .
 + Luôn có ý thức rèn luyện tính tự chủ,cụ thể là trong các hoạt động, tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hằng ngày, bình tỉnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân. .
+ Cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách suy nghĩ kĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ,lời nói, hành vi của mình là đúng hay sai để kịp thời sửa chũa.
+ Lên án, phê phán những hành vi thiếu tự chủ,hay a dua, ba phải, ngả nghiêng theo những áp lực tiêu cực.
 (Căn cứ vào mức độ liên hệ hợp lí để cho điểm) 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(5,0 đ)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
* Khái niệm dân chủ và kỉ luật
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
Ví dụ: Mọi người dân trong làng đang tham dự cuộc họp bàn về kế hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn nơi mình cư trú..
- Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. 
Ví dụ: Nhà trường quy định học sinh phải đi học đầy đủ, đúng giờ
* Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Mối quan hề giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều, thể hiện: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật
* Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật:
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong tập thể, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng hệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.
* Để thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể cụ thể là: Tham gia xây dựng nội quy trường, lớp; bầu chọn cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội; tham gia ý kiến về nội dung và hình thức hoạt động tập thể; đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp, trường; 
- Biết tôn trọng và thực hiện tốt mọi nội quy của trường, lớp, Điều lệ của Đội, Đoàn và các quy định chung ở địa phương như: đi học đầy đủ , đúng giờ, kính Thầy mến bạn, chú ý nghe thầy cô giảng bài, tham gia các hoạt động thiếu niên ở thôn xóm, 
 - Lên án, phê phán những hành vi thiếu dân chủ, vi phạm kỉ luật như: nội quy của lớp không thông qua thảo luận đóng góp ý kiến của tập thể mà do lớp trưởng tự đề ra; sử dụng tài liệu trong thi cử,... 
 * dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể vì :
Trong tập thể đảm bảo dân chủ mọi người sẽ thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để đóng góp vào công việc chung của tập thể. Dân chủ tức là mọi người sẽ được biết, bàn bạc,tham gia, thống nhất hành động một các tự giác tạo nên khối đoàn kết trong tập thể. Kỉ luật sẽ tạo nên tính thống nhất trong tập thể đồng thời nó sẽ đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. Như vậy dân chủ và kỉ luật sẽ giúp cho tập thể luôn đoàn kết, thống nhất, đạt hiệu quả cao trong công việc.Ngược lại một tập thể không đảm bảo dân chủ và kỉ luật thì sẽ dễ mất đoàn kết, không thống nhất, thất bại trong công việc.
(Căn cứ vào mức độ giải thích cơ bản hợp lí để cho điểm)
0.5
0,25
0.5
0,25
0.75
0.75
0.5
0,25
0,25
1,0
Câu 7
(3,0 đ)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
 a. Hành vi của N là sai trái là vi phạm pháp luật. 
- N đã có những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Theo quy định của Pháp luật trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chât kích thích có hại cho sức khỏe. Như vậy N đánh bạc là vi phạm Pháp luật.
 - N còn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Công dân và không tôn trọng tài sản của người khác cụ thể: Ăn trộm tiền của hàng xóm, mượn xe cầm cố, khất lần khất lượt không trả. Theo quy định Công dân không được xâm phạm tài sản của người khác, khi mượn phải giữ gìn cẩn thận sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu. N trộm tiền của người khác và N mượn xe rồi đem đi cầm cố là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân, là vi phạm pháp luật.
b. Nếu em là H em sẽ giải thích cho N hiểu về tác hại của tệ nạn xã hội, những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, khuyên N tránh xa tệ cờ bạc sống giản dị lành mạnh, chăm chỉ học tập đồng thời báo cho cô giáo, người lớn biết về vụ việc của N để lấy lại chiếc xe và giúp N sống tốt hơn.
c. Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ tình huống trên là:
 Tệ nạn xã hội rất nguy hiểm, sa vào tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội phạm và nhất định không được để mình sa vào các tệ nạn xã hội. (HS có thể đưa ra nhiều bài bọc nhưng nhất thiết phải đảm bảo được ý này thì mới cho tối đa điểm)
0,25
0,5
0,75
1.0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_ky_thi_chon_doi_tuyen_hoc.doc