Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Năm học 2013-2014

Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Năm học 2013-2014

Câu 1(3 điểm):

So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức (về cơ sở hình thành ; hình thức thể hiện ; biện pháp bảo đảm thực hiện)

Câu 2 (4 điểm):

Thế nào là bảo vệ hòa bình ? Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh ? Để thể hiện lòng yêu hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?

Câu 3 (2 điểm):

Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà – con trai ông chủ cửa hàng đem sử dụng làm gãy khung.

 Theo em:

a) Hà có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó không ? Vì sao ?

b) Nhà nước quy định những loại tài sản nào của công dân phải đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao pháp luật quy định những loại tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu ?

Câu 4 (4 điểm):

Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Em hãy giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa một truyền thống ở quê hương em?

Câu 5 (4 điểm)

Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo ? Theo quy định của pháp luật thì những người nào có quyền khiếu nại ?

Câu 6 (2 điểm):

Trong buổi sinh hoạt lớp 9A, bạn Nam cho rằng: “Để lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, thì các bạn trong lớp cần phát huy tinh thần dân chủ và thực hiện tốt kỉ luật”.

 Em có đồng tình với quan điểm của bạn Nam không ? Vì sao ?

Câu 7 (3 điểm):

Vì sao con người cần phải biết tự chủ ? Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào ?

 

doc 3 trang hapham91 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
(Thời gan làm bài: 150 phút)
Câu 1(3 điểm): 
So sánh sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức (về cơ sở hình thành ; hình thức thể hiện ; biện pháp bảo đảm thực hiện)
Câu 2 (4 điểm): 
Thế nào là bảo vệ hòa bình ? Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh ? Để thể hiện lòng yêu hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?
Câu 3 (2 điểm):
Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà – con trai ông chủ cửa hàng đem sử dụng làm gãy khung.
 Theo em:
Hà có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó không ? Vì sao ?
Nhà nước quy định những loại tài sản nào của công dân phải đăng kí quyền sở hữu ? Vì sao pháp luật quy định những loại tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu ?
Câu 4 (4 điểm): 
Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Em hãy giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa một truyền thống ở quê hương em?
Câu 5 (4 điểm) 
Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo ? Theo quy định của pháp luật thì những người nào có quyền khiếu nại ?
Câu 6 (2 điểm): 
Trong buổi sinh hoạt lớp 9A, bạn Nam cho rằng: “Để lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, thì các bạn trong lớp cần phát huy tinh thần dân chủ và thực hiện tốt kỉ luật”.
 Em có đồng tình với quan điểm của bạn Nam không ? Vì sao ?
Câu 7 (3 điểm):
Vì sao con người cần phải biết tự chủ ? Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào ?
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 
CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
(Thời gan làm bài: 150 phút)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
3 điểm
TT
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ
Do nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn 
Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cán bộ công chức nhà nước 
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội như lên án, khuyến khích, khen, chê 
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế 
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 2
4 điểm
* Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên ; là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tôc, tôn giáo, quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
* Phải bảo vệ hòa bình vì:
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người ; còn chiến tranh chỉ đem lại đau thương tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.
- Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang ; các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình ; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta.
- Là một dân tộc yêu chộng hòa bình, đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình.
* Để thể hiện lòng yêu hòa bình, HS cần:
- Tham gia các phong trào vì hòa bình, ví dụ như: đi bộ vì hòa bình ; viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, viết bài với chủ đề vì hòa bình ; tham gia diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức 
- Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hòa bình.
- Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hóa các dân tộc khác, các nền văn hóa khác
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
2 điểm
- Học sinh cần trình bày được:
a) Hà không có quyền sử dụng chiếc xe đó. 
 Vì chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của chị Hoa.
b) 
- Các tài sản phải đăng kí quyền sở hữu gồm: Nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy
- Vì đây là những tài sản có giá trị nên cần phải đăng kí quyền sở hữu để Nhà nước bảo vệ khi bị xâm phạm.
- Ngược lại đăng kí quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản. Bởi có đăng kí quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản của mình
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4
4 điểm
* Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì:
- Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nên văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, đó chính là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc dân tộc.
- Nếu không biết kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì mỗi dân tộc có thể sẽ đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.
- Hiện nay trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản quý giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
* Học sinh giới thiệu được nguồn gốc, ý nghĩa của một truyền thống ở quê hương.
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 5
2 điểm
* Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo vì:
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
- Để ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm.
* Những người được quyền khiếu nại:
- Là công dân từ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi ( nếu người không có năng lực hành vi đầy đủ thì có thể thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện)
- Là người có quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 6
2 đ
- Em đồng ý với quan điểm trên. 
 Vì:
- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung, còn kỉ luật là điều kiện để dảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong lớp, tạo cơ hội cho các thành viên trong lớp được phát triển, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 7
3 đ
* Con người cần phải biết tự chủ vì:
- Tính tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa.
- Giúp con người có thể đứng vững trước những khó khăn, thử thách cám dỗ.
- Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
- Trong xã hội, nếu mọi người biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
* Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách:
- Tập suy nghĩ trước khi hành động
- Sau mỗi việc làm cần xem xét lại cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi.doc