Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Như Thanh (Đợt 2)

Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Như Thanh (Đợt 2)

Câu 1( 2.0 điểm) :

Điền từ còn thiếu vào chỗ . để hoàn thành nội dung điều luật sau ( Luật giao thông đường bộ 2010)

 Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ:

 3.c. Tín hiệu vàng là .trước vạch dừng, trừ trường hợp .vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp nhấp nháy là được đi nhưng phải ,chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Câu 2( 3.0 điểm):

 Em hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Là công dân - học sinh em cần làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Câu 3( 3.0 điểm)

 Tôn trọng người khác là gì? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng người khác? Có ý kiến cho rằng tôn trọng người khác là luôn đồng tình, ủng hộ mà không có sự phê phán đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Em có đồng tình không? Vì sao?

Câu 4( 4.0 điểm)

Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Hãy nêu hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận? Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải làm gì?

 Câu 5( 2.5 điểm)

 Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ? Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?

Câu 6( 2.5đ):

 Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Vì sao sự hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc hiện nay lại trở thành một vấn đề quan trọng và tất yếu? Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?

Câu 7( 3.0đ)

 Khi đào móng làm nhà, ông Thành đào được một chiếc bình cổ rất đẹp. Ông đã mang chiếc bình đó cất giữ một cách rất cẩn thận, đợi khi nào có dịp sẽ mang ra trưng bày triển lãm.

1. Ông Thành làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

2. Nếu là người chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì?

 

doc 5 trang hapham91 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Như Thanh (Đợt 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015- 2016
(Đợt 2)
 MÔN THI: Giáo dục công dân
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 16/11/2015
Câu 1( 2.0 điểm) : 
Điền từ còn thiếu vào chỗ .. để hoàn thành nội dung điều luật sau ( Luật giao thông đường bộ 2010)
	Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ: 
	3.c. Tín hiệu vàng là ..trước vạch dừng, trừ trường hợp .vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp nhấp nháy là được đi nhưng phải ,chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Câu 2( 3.0 điểm):
	Em hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Là công dân - học sinh em cần làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Câu 3( 3.0 điểm)
	Tôn trọng người khác là gì? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng người khác? Có ý kiến cho rằng tôn trọng người khác là luôn đồng tình, ủng hộ mà không có sự phê phán đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Em có đồng tình không? Vì sao?
Câu 4( 4.0 điểm) 
Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Hãy nêu hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận? Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải làm gì?
 Câu 5( 2.5 điểm)
	Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ? Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
Câu 6( 2.5đ):
	Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Vì sao sự hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc hiện nay lại trở thành một vấn đề quan trọng và tất yếu? Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?
Câu 7( 3.0đ)
	Khi đào móng làm nhà, ông Thành đào được một chiếc bình cổ rất đẹp. Ông đã mang chiếc bình đó cất giữ một cách rất cẩn thận, đợi khi nào có dịp sẽ mang ra trưng bày triển lãm.
Ông Thành làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu là người chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì?	
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG LỚP 9 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Câu
Yêu cầu nội dung
Điểm
Câu 1
2.0 điểm
 HS điền đúng các từ,cụm từ sau:
- phải dừng lại;
- đã đi quá
- tín hiệu vàng
- giảm tốc độ
Mỗi ý đúng cho 0.5điểm
Câu 2
3.0 điểm
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình( VD: thần linh, thượng đế, đức Chúa Trời...).
- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức,có giáo lí và những hình thức lễ nghi ( VD: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa...).
- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
* Quy định của pháp luật:
- Mọi người cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo; không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm những điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
* Trách nhiệm của công dân – học sinh:
 - Thực hiện tốt và động viên bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác, không bài xích, gây chia rẽ giữa các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Biết phân biệt và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu ( VD: tuyên truyền tà đạo để mê hoặc người dân và trục lợi, xem bói, chữa bệnh bằng phù phép...)
- Có thái độ phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan như: lên đồng, bói toán...
0.25 đ
0.25đ
0.5 đ
1.0đ
1.0đ
Câu 3
2.0 điểm
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
- Biểu hiện: Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép,lịch sự với người khác, biết thừa nhận, học hỏi những điểm mạnh của người khác, tôn trọng sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác...
- Ý nghĩa:
+ người biết tôn trọng người khác thì sẽ được người khác tôn trọng lại.
+ Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lãnh mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
- Thái độ: 
+ Không đồng tình với ý kiến trên.
+ Vì: - Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình ủng hộ, lắng nghe và không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng.
 - Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ: không coi khinh, xúc phạm, miệt thị, hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích mà cần phân tích chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay việc làm của họ.
0.5 đ
0.5 đ
0.5đ
0.5đ
1.0 đ
Câu 4
4.0 điểm
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
- Hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận : 
Ví dụ: 
+ Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở trường, lớp.
+ Viết bài đăng báo.
+ Kiến nghị với UBND xã, phường về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận: 
+ Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí;
+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng...
+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật, để phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
- Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung, học sinh nói riêng, cần phải:
+ Ra sức học tập, nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội.
+ Tìm hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng.
+ Tìm hiểu và nắm vững pháp luật của Nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
0.5đ
0.5 đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
 1.0 đ
Câu 5
2.0 điểm
- Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
- Biểu hiện: Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh, tình huống; không nao núng hoang mang trước khó khăn, thử thách; biết tự ra quyết định cho mình,...
- Ý nghĩa: 
+ Tự chủ là một đức tính quý giá; tình tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hóa;
+ Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ;
+ Không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
- Rèn luyện tính tự chủ:
+ Tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệp, sửa chữa.
+ Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt, ví dụ: trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể, có tinh thần vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác được tập thể giao phó, không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng...
+ Luôn có ý thức tình rèn luyện tự chủ, cụ thể là trong các hoạt động, tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày; bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chính hành vi của bản thân.
0.5 điểm
0.25điểm
1.0 điểm
0.75 điểm
Câu 6
2.5 điểm
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. 
- Sự hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc hiện nay trở thành một vấn đề quan trọng và tất yếu, vì:
 Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại( như: bùng nổ dân số,ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo...); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào nào có thể tự giải quyết được.
- Trách hiệm của bản thân:
+ Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh;
+ Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam;
+ Có thái độ hữu nghị đoàn kết với người nước ngoài và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam khi giao tiếp;
+ Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong học tập, lao động và hoạt động tinh thần khác...
0.5 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 7
3.0 điểm
 Học sinh có những cánh diễn đạt khác nhau nhưng phải bảo đảm các ý cơ bản sau:
- Ông Thành làm như vậy là sai.
Vì: Chiếc bình đó không thuộc quyền sở hữu của ông thành nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
- Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ:
+ Vận động ông Thành đem giao nộp chiếc bình đó cho chính quyền hoặc cơ quan văn hóa ở địa phương.
+ Giải tích để ông Thành hiểu nghĩa vụ của công dân phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, giữ gìn và có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị di sản vắn hóa.
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi.doc