Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa (có đáp án)

Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa (có đáp án)

Câu 1 (5,0 điểm).

Trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ chính và vai trò của Liên hợp quốc. Hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.

Câu 2 (3,5 điểm).

Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?

Câu 3 (4,5 điểm).

Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và sách lược của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau? Ý nghĩa lịch sử của những chủ trương và sách lược đó?

Câu 4 (5,0 điểm).

Sự kiện nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va của Pháp-Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954)? Nêu hiểu biết của em về sự kiện đó?

Câu 5 (2,0 điểm).

Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Phong trào đó có ý nghĩa như thế nào?

 

doc 5 trang hapham91 5180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 THANH HÓA
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020
Môn thi: LỊCH SỬ – LỚP 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 05 câu, gồm 01 trang
Câu 1 (5,0 điểm). 
Trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ chính và vai trò của Liên hợp quốc. Hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết.
Câu 2 (3,5 điểm). 
Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?
Câu 3 (4,5 điểm). 
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và sách lược của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau? Ý nghĩa lịch sử của những chủ trương và sách lược đó?
Câu 4 (5,0 điểm). 
Sự kiện nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va của Pháp-Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954)? Nêu hiểu biết của em về sự kiện đó?
Câu 5 (2,0 điểm). 
Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Phong trào đó có ý nghĩa như thế nào?
--------------- Hết ---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 Họ và tên thí sinh .. .Số báo danh ..
 Giám thị số 01 Giám thị số 02 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2019- 2020
Môn thi: LỊCH SỬ – LỚP 9 THCS
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1
 Trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ chính và vai trò của Liên hợp quốc. Hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết. 
5,0
- Hoàn cảnh ra đời: Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nguyên thủ của các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp hội nghị tại Ianta (Liên Xô) tháng 2/1945 thông qua quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc 
- Nhiệm vụ chính: 
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới 
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc 
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo...
- Vai trò:
+ Có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình an ninh thế giới... 
+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc...
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa...
- Những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam: Tháng 9/1977 Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc, từ đây Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên hợp quốc: Cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường ,thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật 
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 1,0
 2
Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?
3,5
* Nguyên nhân:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đời sống của nhân dân VN vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tăng cường khủng bố đàn áp...làm cho tinh thần cách mạng lên cao.
- Giữa lúc đó Đảng CSVN ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng...
* Ý nghĩa:
- Khẳng định đường lối của Đảng là đúng đắn, Đảng càng trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh...Được công nhận là bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản.
- Dưới dự lãnh đạo của Đảng khối liên minh công - nông hình thành... 
- Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Đảng...
- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
* Vai trò của Đảng được thể hiện:
- Tập trung lực lượng, tạo nên phong trào thống nhất, rộng khắp...
- Xây dựng khối liên minh công nông ...
- Thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh, chính quyền của dân, do dân, vì dân...
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
 3
Tr­íc vµ sau HiÖp ®Þnh S¬ bé (6-3-1946), chñ tr­¬ng vµ s¸ch l­îc cña §¶ng, ChÝnh phñ ta ®èi phã víi Ph¸p vµ T­ëng cã g× kh¸c nhau? ý nghÜa lÞch sö cña nh÷ng chñ tr­¬ng vµ s¸ch l­îc ®ã?
4,5
* Giai ®o¹n tr­íc 6-3-1946: 
- Hßa ho·n víi T­ëng ë MiÒn B¾c, ®Ó tËp trung lùc l­îng ®¸nh Ph¸p ë MiÒn Nam.
+ Nhân nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử...đồng thời nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế...cung cấp lương thực, thực phẩm, tiêu tiền “quan kim” và “quốc tệ”...
+ Kiên quyết bác bỏ những yêu sách vô lý..., trấn áp bọn phản cách mạng, giam giữ những thành phần chống đối lại nước VN DCCH; lập toàn án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng...
- Đối với thực dân Pháp ở Miền Nam, khi chúng nổ súng trở lại xâm lược (23-9-1945)... thì kiên quyết chống Pháp.
* Giai đoạn từ 6-3-1946 đến 19-12-1946: Hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước.
+ Pháp có ý định đưa quân ra miền Bắc thay chân quân Tưởng và tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của nhân dân ta... Tưởng đang có ý định rút quân về nước...
+ Thực dân Pháp kí với Tưởng Giới Thạch hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946)... đặt cách mạng nước ta trước 2 con đường lựa chọn...
+ Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ VNDCCH kí với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ...
+ Ngày 14-9-1946, Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam...
* Ý nghĩa của những chủ trương và sách lược:
- Thể hiện chủ trương, sách lược ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc (hòa để tiến)..., tránh cùng một lúc đụng độ với nhiều kẻ thù...
- Có thêm thời gian cần thiết để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài....
- Nhờ chủ trương, sách lược đúng đắn, ta giữ vững được chính quyền và xây dựng được nền móng cho chế độ mới, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám...
- Chứng tỏ thiện chí hòa bình của ta...tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới, đồng thời cô lập kẻ thù...
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
 4
Sự kiện nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va của Pháp-Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954)? Nêu hiểu biết của em về sự kiện đó?
5,0
a. Sự kiện đánh dấu sự phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ: Là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 . 
b. Hiểu biết của em về sự kiện 
* Âm mưu của Pháp và Mĩ:
- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng.
- Đầu tháng 12 – 1953 bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức một bộ phận bao vây, uy hiếp Điện Biên Phủ. Na- va đã điều động 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường cho Điện Biên Phủ. Như vậy Điện Biên Phủ đã trở thành điểm mấu chốt của kế hoạch Na-va.
- Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Lực lượng 16200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: phân khu Trung tâm có sử chỉ huy và sân bay Mường Thanh, phân khu Bắc, phân khu Nam.
 Vì vậy Na –va và nhiều nhà quân sự Pháp- Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, và từ ngày 3-12-1953, chúng quyết định giao chiến với ta tại Điện Biên Phủ.
* Chủ trương của Đảng:
Đứng trước âm mưu của Pháp và Mĩ, đầu tháng 12-1953 Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch giải phóng miền Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Đầu tháng 3 mọi công tác chuẩn bị xong ta bắt đầu mở chiến dịch.
* Diễn biến:
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13-3 – 1954 đến hết ngày 7-5-1954 chia làm 3 đợt.
Đợt 1: quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu Trung tâm.
Đợt 3: quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều ngày 7-5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch Tướng Đờ ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch kéo cờ trắng ra hàng. Chiến dịch kết thúc thắng lợi .
* Kết quả:
 Sau 55 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt được toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên, phá hủy toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại .
* Ý nghĩa:
- Chiến thắng này đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp-Mĩ; giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Buộc chúng phải thay đổi thái độ đàm phán, chấp nhận kí kết Hiệp định Giơ –ne-vơ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương .
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
 5
Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Phong trào đó có ý nghĩa như thế nào?
2,0
* Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa:
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1885 - 1892)
- Khởi nghĩa của Hà Văn Mao
- Khởi nghĩa của Cầm Bá Thước 
*Ý nghĩa:
- Là một trung tâm phát triển sớm và mạnh mẽ của phong trào Cần vương, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Thanh Hóa 
- Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề, góp phần cùng nhân dân cả nước làm chậm quá trình bình định của Pháp 
- Để lại nhiều bài học quí báu, những tấm gương anh dũng của người dân xứ Thanh 
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_lich_su_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.doc