Đề thi môn Lịch sử Lớp 9 - Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)
Câu 1 (2,5 điểm)
Nêu những quyết định của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3-1945) và Hội nghị toàn quốc (8-1945) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cho biết ý nghĩa của những quyết định đó.
Câu 2 (2,5 điểm)
Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó.
Câu 4 (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị I-an-ta (2-1945).
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Lịch sử Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề. ————————— Câu 1 (2,5 điểm) Nêu những quyết định của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3-1945) và Hội nghị toàn quốc (8-1945) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cho biết ý nghĩa của những quyết định đó. Câu 2 (2,5 điểm) Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. Câu 3 (2,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó. Câu 4 (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị I-an-ta (2-1945). ———— HẾT———— Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ;Số báo danh: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2016 – 2017 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Nêu những quyết định của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3-1945) và Hội nghị toàn quốc (8-1945) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cho biết ý nghĩa của những quyết định đó. 2,5 1. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3-1945) a. Những quyết định - Ngay khi tiếng súng đảo chính của Nhật vừa nổ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị đã ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. 0,5 - Hội nghị quyết định phát động một cao trào “kháng nhật, cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. 0,5 b. Ý nghĩa - Những quyết định của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3-1945) đã thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo của Đảng: Đảng đã xác định đúng kẻ thù, có những quyết định phù hợp để thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi 0,25 2. Hội nghị toàn quốc (8-1945) a. Những quyết định - Từ ngày 14 đến 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. 0,5 - Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. 0,25 b. Ý nghĩa - Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã thể hiện quyết tâm và sự dũng cảm phát động nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương; 0,25 - Hội nghị có ý nghĩa quyết định đối với thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945. 0,25 2 Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. 2,5 1. Hoàn cảnh lịch sử - Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta... 0,5 - Pháp bị thất bại trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương, ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Lợi dụng tình hình đó Mĩ can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương. 0,25 - Thực dân Pháp thực hiện “kế hoạch Rơ-ve” nhằm “khoá cửa biên giới Việt- Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”, chuẩn bị tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai. 0,5 - Tháng 6 - 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc , mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc 0,25 2. Kết quả và ý nghĩa - Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 kết thúc thắng lợi, quân dân ta giải phóng vùng biên giới Việt -Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. “Hành lang Đông- Tây” bị chọc thủng ở Hoà Bình. Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ -ve của Pháp bị phá sản. 0,5 - Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc quốc tế của ta với các nước Xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã trưởng thành, giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 0,5 3 Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó. 2,0 1. Phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công 0,5 2. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào - Lực lượng cách mạng miền Nam được gìn giữ và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự bùng nổ của một phong trào cách mạng mới. 0,5 - Trong những năm 1957-1959, Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”; tăng cường khủng bố đàn áp; ra sắc lệnh “đặt đảng cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội, làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai phát triển gay gắt. 0,5 - Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ - Diệm, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. 0,5 4 Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị I-an-ta (2-1945). 3,0 1. Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945). - Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã có cuộc gặp gỡ ở I-an-ta (Liên Xô) vào tháng 2-1945. Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh. 0,25 - Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía đông châu Âu (Đông Âu); Vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh. 0,75 - Ở châu Á: giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; trả lại Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin. Quân đội Liên Xô đóng quân ở Bắc Triều Tiên, quân đội Mĩ đóng quân ở Nam Triều tiên. Trừ Trung Quốc, các vùng còn lại ở châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây 0,75 2. Nhận xét - Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị I-an-ta chủ yếu là sự phân chia giữa Liên Xô và Mĩ. 0,5 - Sự phân chia đó đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 0,5 - Sự phân chia đó đã phá vỡ quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thay vào đó là quan hệ đối đầu căng thẳng. 0,25 Lưu ý: - Trên đây là những kiến thức cơ bản phần trả lời của các câu hỏi. Khi chấm, giám khảo vận dụng đúng và linh hoạt hướng dẫn chấm, chú ý những bài làm sáng tạo trong tư duy lịch sử. Mức độ đánh giá cho điểm phù hợp với yêu cầu trình độ của học sinh bậc trung học cơ sở. ----------Hết---------- MA TRẦN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN MÔN: SỬ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Phong trào GPDT và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) Trình bày được quyết định của hội nghị trung ương (3/1945) và hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945) Hiểu được ý nghĩa của những quyết định trong hai hội nghị Số câu: 1(a) Số điểm: 1,25 =12,5% Số câu: 1(b) Số điểm: 1,25 =12,5% Số câu: 1 Số điểm: 2,5 =25% 2. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) Trình bày được hoàn cảnh, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950 Số câu: 2 Số điểm: 2,5 =25% Số câu: 1 Số điểm: 2,5 =25% 3. Việt Nam từ 1954 đến 1975 Nêu được tên phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) Phân tích được nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) Số câu: 3(a) Số điểm: 0,5 5=% Số câu: 3(b) Số điểm: 1,5 15=% Số câu: 1 Số điểm: 2 =20% 4. Quan hệ quốc tế (1945-2000) Nêu được sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đồng minh tại hội nghị I-an-ta Nhận xét được sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đồng minh tại hội nghị I-an-ta Số câu: 4(a) Số điểm: 1,75 =17,5% Số câu: 4(b) Số điểm: 1,25 =12,5% Số câu: 1 Số điểm: 3 =30% Cộng Câu: 1(a)+2+4(a) số điểm: 5,5 = 55% Câu: 1(b)+3(a) Số điểm: 1,75 =17,5% Câu: 3(b) Số điểm: 1,5=15% Câu: 4(b) Điểm: 1,25 = 12,5% 10 điểm
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_lich_su_lop_9_ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_c.doc