Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 1 - Môn Ngữ văn

Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 1 - Môn Ngữ văn

Câu 1: (2,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống

một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người

như anh mà anh kể, và về con đường anh đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng,

đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình

nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng khó tả

dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi

thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng

ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.”

(Ngữ Văn 9- Tập 1)

a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? của ai?

b. Tìm và chỉ ra các pháp liên kết trong đoạn văn trên?

c. Giải thích nghĩa của từ “ hàm ơn”?

d. Đoạn trích trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc

nào khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện?

e. Em hiểu hình ảnh “ một bó hoa nào khác nữa” trong đoạn trích có ý nghĩa gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về

tính tự lập của người học sinh?

Câu 3: (5,5 điểm)

Cảm nhận về đoạn thơ sau:

“ Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến ”

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

pdf 10 trang hapham91 13171
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 1 - Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
ĐỀ 1 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) 
Đọc kĩ đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng. 
 Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thĕm 
các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. 
Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã 
làm nhiều nghề. 
 (SGK Ngữ vĕn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) 
Câu 1: Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? 
A. Phong cách Hồ Chí Minh. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 
C. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. D. Hồ Chí Minh và vĕn hóa Việt Nam. 
Câu 2: Các câu trong đoạn vĕn trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết 
nào? 
A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép lặp. D. Phép liên tưởng. 
Câu 3: Câu vĕn “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, 
Nga và Người đã làm nhiều nghề” nếu phân theo cấu trúc ngữ pháp thì thuộc loại 
câu nào? 
A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn. 
Câu 4: Phép tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn vĕn trên? 
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Nói quá. D. Liệt kê. 
II. Phần trắc nghiệm: (8 điểm). 
Câu 5:(3điểm). Cho đoạn thơ: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: 
 “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, 
 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, 
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” 
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn 
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
 (Bằng Việt – Bếp lửa) 
a, So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ trên ta thấy phương 
châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy 
có ý nghĩa gì? 
b, Hai câu cuối đoạn thơ không nhắc lại bếp lửa mà thay bằng từ ngọn lửa. Điều 
đó có ý nghĩa như thế nào? 
c, Hãy viết một đoạn vĕn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ. 
Câu 6: (5điểm). Phân tích nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ trong “ Hoàng Lê nhất 
thống chí” đoạn trích hồi 14 của Ngô gia vĕn phái? 
2 
ĐỀ 2 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1: (2,5 điểm) 
 Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
 “ Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống 
một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người 
như anh mà anh kể, và về con đường anh đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, 
đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình 
nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng khó tả 
dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi 
thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng 
ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.” 
 (Ngữ Vĕn 9- Tập 1) 
a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? của ai? 
b. Tìm và chỉ ra các pháp liên kết trong đoạn vĕn trên? 
c. Giải thích nghĩa của từ “ hàm ơn”? 
d. Đoạn trích trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc 
nào khi nhà vĕn xây dựng nhân vật chính trong truyện? 
e. Em hiểu hình ảnh “ một bó hoa nào khác nữa” trong đoạn trích có ý nghĩa gì? 
Câu 2: (2,0 điểm) 
 Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài vĕn ngắn trình bày suy nghĩ về 
tính tự lập của người học sinh? 
Câu 3: (5,5 điểm) 
 Cảm nhận về đoạn thơ sau: 
 “ Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa 
 Ta nhập vào hòa ca 
 Một nốt trầm xao xuyến ” 
 Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời 
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc” 
(Trích: “ Mùa xuân nho nhỏ”– Thanh Hải) 
------------------------------------ Hết --------------------------------- 
(Giám thị không giải thích gì thêm) 
3 
ĐỀ 3 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1 (2,0 điểm) 
Cho đoạn vĕn sau: 
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời 
đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng 
nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu 
cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt 
ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; 
cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
(Ngữ vĕn 8, tập hai, trang 49, NXBGD 2004) 
a) Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Ai là tác giả? 
b) Em hiểu từ “thắng địa” trong đoạn vĕn đã cho như thế nào? 
c) Hãy xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần 
biệt lập gì? 
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời 
đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. 
d) Hãy chỉ rõ phép thế liên kết câu trong đoạn vĕn trên. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt viết: 
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trĕm tàu” 
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ. 
b) Những câu thơ vừa chép nói lên nội dung gì? 
c) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”. 
Câu 3 (6,0 điểm) 
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi 
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 
----------Hết---------- 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! 
Họ và tên thí sinh:..................................................... SBD:............... Phòng số:...... 
4 
ĐỀ 4 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1 (2,0 điểm). 
 Đọc đoạn vĕn sau rồi trả lời câu hỏi: 
 “Nhĩ thoáng chốc quên đi bệnh tật. Anh bị cuốn vào những câu nói bông đùa của 
Liên. Nhưng rồi, Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng thịt vừa chai 
cứng vừa lở loét của nhĩ. Thế là cái cảm giác mệt mỏi vì bệnh tật lại trở về với anh”. 
a) Đoạn vĕn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? 
b) Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn trích trên? 
Câu 2 (2,0 điểm). 
 Viết một đoạn vĕn khoảng 10 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về câu tục 
ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 
Câu 3 (6,0 điểm). 
Đánh giá về tập truyện “Truyền kì mạn lục” của tác giả Nguyễn Dữ, có ý kiến 
cho rằng: “Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một 
cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại 
xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh”. 
 (Ngữ vĕn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.49) 
 Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác 
phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! 
5 
ĐỀ 5 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Chọn đáp án đúng, viết vào bài thi. 
Câu 1. Bài thơ: “Ánh trĕng” – Nguyễn Duy, nhắc nhở đạo lí nào của dân tộc ta? 
 A. Tôn sư trọng đạo. B. Lá lành đùm lá rách. 
 C. Uống nước nhớ nguồn. D. Ở hiền gặp lành. 
Câu 2. Đoạn trích nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện thành công nhất nghệ 
thuật tả cảnh ngụ tình? 
 A. Chị em Thúy Kiều C. Mã Giám Sinh mua Kiều 
 B. Cảnh ngày xuân. D. Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
Câu 3. Câu: “Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.”, vi phạm phương châm hội thoại nào? 
 A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất. 
 B. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ. 
Câu 4. Yếu tố miêu tả nội tâm trong vĕn bản tự sự có vai trò gì? 
A. Làm cho câu chuyện sinh động và hiện lên như thật 
B. Làm cho nhân vật gần gũi hơn 
C. Truyện ngắn gọn hơn 
D.Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật 
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) 
Câu 5 (3,0 điểm). 
 Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 “Chân phải bước tới cha 
Chân trái bước tới mẹ 
Một bước chạm tiếng nói 
Hai bước tới tiếng cười 
Người đồng mình yêu lắm con ơi 
Đan lờ cài nan hoa 
Vách nhà ken câu hát 
Rừng cho hoa 
Con đường cho những tấm lòng 
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới 
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.” 
 a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? (0,25đ) 
 b) Hãy nên nội dung chính của đoạn thơ? (0,5đ) 
 c) Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp. (0,25đ) 
 d) Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
 Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (1,0đ) 
 e) Từ ý nghĩa của đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người 
đối với quê hương. (1 điểm) 
 Câu 6 (5,0 điểm). 
 Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 
 Hết 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 
6 
ĐỀ 6 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn vĕn sau: 
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như 
nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức 
dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần 
mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cả sức sống ứ đầy, 
tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái 
ngọt.” 
a) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn vĕn trên. 
b) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn vĕn. 
Câu 2: (3,0 điểm). 
Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: “Ai có tri thức thì người đó có được sức 
mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? (Viết một bài vĕn ngắn trình 
bày ý kiến của em về vấn đề này) 
Câu 3 (5,0 điểm). 
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoĕn tay chùm cá nặng 
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng 
Câu hát cĕng buồm với gió khơi, 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Mặt trời đội biển nhô màu mới 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” 
 Hết 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 
7 
ĐỀ 7 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 
Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 
Không có kính, rồi xe không có đèn 
Không có mui xe, thùng xe có xước, 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim. 
(Trích Ngữ vĕn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014). 
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng 
tác của tác phẩm ấy. 
2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó. 
3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến 
Duật? 
4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã 
hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm. 
Phần II (5,0 điểm) 
Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): 
Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn 
con, thấy nó đứng trong góc nhà. 
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, 
nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh 
mông của con bé bỗng xôn xao. 
- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. 
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, 
đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó 
bỗng kêu thét lên: 
- Ba...a...a...ba! 
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó 
là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu nĕm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy 
lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm 
chặt lấy cổ ba nó. 
(Trích Ngữ vĕn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014). 
1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động 
tình cha con của ông Sáu và bé Thu? 
2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián 
tiếp. 
3. Viết một đoạn vĕn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu 
nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ 
định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa 
khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp) 
 Hết 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 
8 
ĐỀ 8 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1 (8,0 điểm) 
Trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan khẳng định 
“ có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. 
(Ngữ vĕn 9 T2, NXB GD 2016, tr 27). 
Viết bài vĕn (có độ dài khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn 
đề trên. 
Câu 2 (12,0 điểm) 
Có ý kiến cho rằng: mỗi tác phẩm vĕn học chân chính phải là một khám phá mới 
mẻ về nội dung. 
Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và phân tích hai tác phẩm Đồng chí của Chính 
Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ. 
 Hết 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 
9 
ĐỀ 9 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Phần I: Đọc- hiểu (4,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
"Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến. 
Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc". 
 (Ngữ vĕn 9, tập 2) 
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là 
ai? 
Câu 2:(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên. 
Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những 
đặc điểm gì giống nhau? 
Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn vĕn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống 
của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. 
Phần 2: (6,0 điểm) 
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của 
Nguyễn Dữ. 
 Hết 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). 
10 
ĐỀ 10 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Môn: Ngữ vĕn 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Cho vĕn bản sau: 
“ Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ 
biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm 
ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi bĕng 
qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chĕm sóc, lòng tôi 
bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa 
vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày 
sắp tới khi chị 
Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi 
ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng 
buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông 
xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... " 
(Trích “Đi qua hoa cúc” - Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong vĕn bản trên (0.5 điểm). 
b) Theo tác giả bài viết, tại sao đôi chân của nhân vật tôi lại “bỗng dưng nặng nề 
không bước nổi”? (0.5 điểm). 
c) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong vĕn bản trên. 
(1,0 điểm). 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Em hãy viết một đoạn vĕn (khoảng 12 câu), kể về một kỉ niệm có ý nghĩa và sâu sắc 
nhất đối với em trong những nĕm học ở trường Trung học cơ sở. 
Câu 3. (5,0 điểm) 
Trong truyện ngắn “Làng”, nhà vĕn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của nhân vật ông Hai 
về tình yêu làng:“Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, 
xẻ hào, khuân đá Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”. 
(“Làng” - Kim Lân, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 
Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết của em về truyện ngắn “Làng”, em hãy viết 
một bài vĕn làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước và niềm tin với Cách mạng của nhân 
vật ông Hai. 
--------------HẾT------------- 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_lan_1_mon_ngu_van.pdf