Giải thích các khái niệm trong nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
1. Giải thích về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân.
=>Phân biệt được giá trị của bản thân: thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc
2.Vị tha? Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
3. lòng yêu nước?
● Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
● Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM TRONG NL VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 1. Giải thích về lòng tự trọng - Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình. - Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân. =>Phân biệt được giá trị của bản thân: thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc 2.Vị tha? Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. 3. lòng yêu nước? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 4. Hiếu thảo là gi? Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả. 5.Lòng biết ơn? Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình. 6. Lạc quan là gi? - Lạc quan là thái độ sống - Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gi xảy ra - Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn. 7. Lí tưởng sống là gì? + Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp. + Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người. + Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu đế bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 8.Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không. 9.Thế nào là tình cảm gia đình: - Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái - Tình cảm của ông bà dành cho con cháu - Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ - Tình cảm của anh chị em đối với nhau 10. Cảm thông ? Cảm thông là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội . Chia sẻ: san sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống, san sẻ những niềm vui nỗi buồn của nhau 11.Dũng cảm ? là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa 12.Khiêm tốn là gì? - Khiêm tốn: có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. - Người khiêm tốn luôn tỉnh táo, nhận thức được chân lý khách quan, biết mình hiểu người, không tự đề cao bản thân. Luôn cho mình là chưa hoàn thiện nên có ý thức cầu tiến, học hỏi, tự hoàn thiện mình. Nhún nhường trong lời nói, giao tiếp, ứng xử -> Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng, cần có của mỗi con người. 13. Tự lập là gì? - Tự lập là tự làm một mình những gì mình có thể làm được. Đó là việc tự làm mà bản thân có thể, không nhờ vả, ỷ lại vào người khác - Tự lập là tự làm việc của mình, tự xây dựng cuộc sống của mình 14.Ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ. 15.Giản dị ? là có lối sống phù hợp với hoàn cảnh với cuộc sống của mỗi chúng ta. Ở đó mọi người không sống xa hoa, lãng phí, ăn chơi sa đọa. Đặc biệt lối sống này dễ hòa nhập với con người do cùng hoàn cảnh và cuộc sống. - Lối sống giản dị là lối sống đẹp không khoa trương, không diện nhưng dễ thu hút lòng người 16. Đức hi sinh ? là tình cảm cao quý và đẹp đẽ. Đức hi sinh hi sinh vì đất nước, con người và người thân. Đó là sự đánh đổi bản thân để giành lại cuộc sống cho người khác. Tình bạn là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người mà ở đó có chung về tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, quan điểm họ có thể chia sẻ đồng cảm với nhau 17. Kiên trì ? là kiên nhẫn, quyết tâm theo đuổi đến cùng. Người có lòng kiên trì luôn bền chí theo đuổi sự nghiệp đến cùng. 18.Trung thực? là ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra. 19.Tình yêu thương? là một trong những tình cảm đẹp đẽ, ấm áp thể hiện qua sự quan tâm, tình yêu mến, qua từng lời nói, cử chỉ, việc làm cụ thể với những người mà ta yêu quý. Được sống trong tình yêu thương của mọi người chính là một niềm hạnh phúc của mỗi người. 20. Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. NGHỊ LUẬN VỀ SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1.Thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài - "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. 2.Văn hóa đọc sách là gì?Là đọc một cách có văn hóa, có tìm chọn nội dung mang tính chất văn minh. Nó vượt lên trên khái niệm đọc thông thường. 3. Bạo lực gia đình ? là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình nhằm đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lí, đời sống của các thành viên khác. + Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội. 4.Thế nào là tình yêu tuổi học trò? + Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung... + Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18). → Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi. 5.Giải thích nghiện internet là gì? + Là hiện tượng phổ biến, đáng báo động của giới trẻ ngày nay. + Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện internet là việc dành phần lớn thời gian để dùng internet đến mức không thể kiểm soát, tách rời hay sống thiếu nó được. Suy nghĩ về “Lời cảm ơn”. Có khi nào bạn tự hỏi rằng từ bé đến giờ bạn đã nói lời cảm ơn bao nhiêu lần? Lời cảm ơn là một trong những lời nói, thái độ trân trọng thể hiện lòng biết ơn những gì mà người khác đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. Nét đẹp của lối sống này biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu người. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, xe thủng xăm và có người đưa mình về hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn. Đơn giản vậy thôi nhưng lời cảm ơn có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi lẽ đó là một cách hành xử lễ phép, lịch sự, biểu hiện con người có văn hóa, biết tôn trọng những người xung quanh mình, có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Khi ta biết cất lên lời cảm ơn ấy là khi ta nhận được bao ánh mắt trìu mến, tâm hồn ta sẽ tràn ngập yêu thương và ta đã gieo được hạt giống hạnh phúc. Khi ấy sự ngạo mạn, ích kỉ, vô ơn...và những mầm bất thiện sẽ bị tan biến và không có cơ hội nảy sinh. Tuy nhiên lời cảm ơn chỉ có ý nghĩa khi nó được cất lên từ sự chân thật và phải được thể hiện qua hành động chân thành để đền ơn; nếu không nó cũng chỉ là lời nói suông sáo rỗng mà thôi. Vì thế, chúng ta hãy nói cảm ơn với tất cả, đặc biệt là cảm ơn những người gần gũi nhất với ta, cảm ơn cả những nghịch cảnh và những thất bại mà ta gặp phải vì nhờ có tất cả những điều ấy ta mới có thành công. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với tất cả yêu thương chân thật bạn nhé!
Tài liệu đính kèm:
- giai_thich_cac_khai_niem_trong_nghi_luan_ve_mot_van_de_tu_tu.docx