Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng: Sau khi học xong chủ đề này, HS có:

a. Kiến thức.

- Biết được:

+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Hiểu được:

+ Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.

+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du.

+ Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.

+ Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

+ Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học Trung đại.

+ Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

- Vận dụng được: Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong các văn bản.

b. Kĩ năng: Rèn luyện được kĩ năng:

- Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại (phát hiện, phân loại, cảm nhận, xây dựng kiến thức thành hệ thống.).

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

* Nội dung lồng ghép – tích hợp.

- Dạy học gắn liền với di sản tinh thần của dân tộc.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất.

- Yêu nước: thái độ tôn trọng những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc.

- Nhân ái: tình yêu và thái độ trân trọng con người.

- Chăm chỉ: có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập.

b. Các năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: khai thác các nguồn thông tin về những vấn đề văn học

- Giao tiếp và hợp tác.

- Sáng tạo: lẩy Kiều, ngâm các trích đoạn, viết và diễn kịch bản theo các đoạn trích.

c. Các năng lực chuyên biệt.

- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp

- Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ văn học.

 

docx 32 trang hapham91 10942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
- Số tiết thực hiện: 05
- Đối tượng học sinh: Lớp 9
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng: Sau khi học xong chủ đề này, HS có:
a. Kiến thức.
- Biết được: 
+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
+ Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Hiểu được: 
+ Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du.
+ Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
+ Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 
+ Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học Trung đại.
+ Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều. 
- Vận dụng được: Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong các văn bản. 
b. Kĩ năng: Rèn luyện được kĩ năng:
- Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại (phát hiện, phân loại, cảm nhận, xây dựng kiến thức thành hệ thống...).
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
* Nội dung lồng ghép – tích hợp.
- Dạy học gắn liền với di sản tinh thần của dân tộc.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất.
- Yêu nước: thái độ tôn trọng những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc.
- Nhân ái: tình yêu và thái độ trân trọng con người.
- Chăm chỉ: có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập.
b. Các năng lực chung.
- Tự chủ và tự học: khai thác các nguồn thông tin về những vấn đề văn học
- Giao tiếp và hợp tác.
- Sáng tạo: lẩy Kiều, ngâm các trích đoạn, viết và diễn kịch bản theo các đoạn trích..
c. Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp 
- Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên. 
- Bài giảng điện tử.
- Ybook - Truyện Kiều.
- Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.
2. Học sinh.
- Tìm hiểu, giới thiệu về Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều (Chuẩn bị trên Powerpoint)
- Soạn các văn bản (đoạn trích)
*Các nội dung chính và kế hoạch thực hiện chủ đề
NỘI DUNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
THỜI LƯỢNG
THỜI ĐIỂM
THIẾT BỊ DH HỌC LIỆU
GHI CHÚ
ND1: Tiến hành thảo luận và giao nhiệm vụ cho Chủ đề. Dạy học Chủ đề phần Khởi động, khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Tập trung tại lớp
45 phút
Tiết 1 (tiết 26 theo PPCT)
- Giáo án
- Tranh ảnh
- Tài liệu minh họa
- Câu hỏi và bài tập, dự kiến tình huống sư phạm.
ND2: Dạy học văn bản: Chị em Thúy Kiều
- Tập trung tại lớp
45 phút
Tiết 2 (tiết 27 theo PPCT)
- Giáo án
- Tranh ảnh
- Tài liệu minh họa
- Câu hỏi và bài tập, dự kiến tình huống sư phạm.
ND3: Dạy học văn bản Cảnh ngày xuân
- Tập trung tại lớp
45 phút
Tiết 3 (tiết 28 theo PPCT)
- Giáo án
- Tranh ảnh
- Tài liệu minh họa
- Câu hỏi và bài tập, dự kiến tình huống sư phạm.
ND4: Dạy học văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tập trung tại lớp
70 phút
Tiết 4, 5 (tiết 29, 30 theo PPCT)
- Giáo án
- Tranh ảnh
- Tài liệu minh họa
- Câu hỏi và bài tập, dự kiến tình huống sư phạm.
ND5: Sinh hoạt tập thể hình thức lẩy Kiều, ngâm thơ, viết kịch bản và biểu diễn...
- Tập trung tại lớp
20 phút
Tiết 5 (tiết 30 theo PPCT)
- Âm nhạc (nhạc sáo)
- Micro
- Kịch bản, trang phục
(căn cứ hình thức HS lựa chọn)
I.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH.
NỘI DUNG/
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
ND1: Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
- Những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Du 
- Xuất xứ và thể loại Truyện Kiều.
- Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác Truyện Kiều
- Phân tích khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm
- Đánh giá sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với đời sống văn hóa tinh thần và sức sống của tác phẩm.
ND2: Chị em Thúy Kiều
- Vị trí, bố cục đoạn trích.
- Nhận diện các chi tiết, hình ảnh, phép tu từ miêu tả chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều
- Hiểu ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật.
- Hiểu vẻ đẹp về ngoại hình, tài năng, nhân phẩm của nhân vật.
- Vận dụng hiểu biết về thể loại, các yếu tố nghệ thuật để phân tích nội dung.
- So sánh bức chân dung của Thúy Vân, Thúy Kiều.
- Cảm nhận giá trị của các chi tiết, phép tu từ..
- Cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ đặc sắc, vẻ đẹp của chân dung nhân vật.
ND3: Cảnh ngày xuân
- Vị trí, bố cục đoạn trích.
- Nhận diện các chi tiết, hình ảnh, phép tu từ miêu tả cảnh thiên nhiên, lễ hội
- Hiểu ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong việc tái hiện bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt.
- Hiểu vẻ đẹp thiên nhiên, nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần.
- Vận dụng hiểu biết về thể loại, các yếu tố nghệ thuật để phân tích nội dung.
- So sánh bức tranh thiên nhiên trong 4 dòng đầu và 6 dòng cuối.
- Cảm nhận giá trị của các chi tiết, phép tu từ..
- Cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ đặc sắc, vẻ đẹp thiên nhiên...
ND4: Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Vị trí, bố cục đoạn trích.
- Nhận diện các chi tiết, hình ảnh, phép tu từ miêu tả thiên nhiên, miêu tả nội tâm của nhân vật Thúy Kiều
- Hiểu ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong việc tái hiện hình ảnh nhân vật
- Hiểu vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng hiểu biết về thể loại, các yếu tố nghệ thuật để phân tích nội dung.
- So sánh tâm trạng, tình cảm của nhân vật với gia đình, người yêu.
- Cảm nhận giá trị của các chi tiết, phép tu từ..
- Cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ đặc sắc, vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích.
ND5: Sinh hoạt tập thể hình thức lẩy Kiều, ngâm thơ, viết kịch bản và biểu diễn...
- Nhận diện các hình thức sinh hoạt tập thể
- Hiểu cách làm
- Thực hiện được các hình thức sinh hoạt tập thể.
Trình bày cảm nhận sâu sắc sau khi học xong chủ đề.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
1. Nhận biết. 
1.1. Những thông tin cơ bản về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều?
1.2. Dựa vào diễn biến cốt truyện hãy xác định vị trí đoạn trích?
1.3. Nêu bố cục đoạn trích? Em hãy nêu kết cấu của đoạn trích? 
1.4. Để miêu tả hai chị em Thuý Kiều tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ nào? 
1.5. Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều?
1.6. Tài năng của Thúy Kiều được miêu tả thế nào?
...........................
2. Thông hiểu.
2.1. Em hiểu thế nào là “mai cốt cách”, “tuyết tinh thần”?
2.2. Em có nhận xét gì về cách tả người của Nguyễn Du?
2.3. Em hiểu câu thơ thứ tư thế nào?
2.4. Em hiểu thế nào về câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà”?
2.5. Hai câu đầu gợi ra thời gian, không gian mùa xuân như thế nào?
2.6. Phân tích bức tranh mùa xuân trong bốn câu đầu:
- Về đường nét, hình ảnh.
- Về màu sắc.
- Về khí trời.
- Về cảnh vật.
- Nghệ thuật miêu tả.
.................................................
3. Vận dụng thấp. 
3.1. Khi miêu tả Thúy Kiều nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ tuật đó?
3.2. Qua đó ta thấy Thúy Kiều là người thế nào?
3.3. Phân tích 4 câu cuối đoạn trích?
3.4. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều bằng lời văn của em?
3.5. Những từ ngữ được Nguyễn Du sử dụng khi miêu tả tài năng của Kiều? Tác dụng?
3.6. Bút pháp miêu tả Thúy Kiều có điểm gì khác so với cách miêu tả Thuý Vân?
3.7. Qua những câu thơ trên em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp chung của 2 chị em Thúy Kiều? 
3.8. So sánh nghệ thuật miêu tả và vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày xuân trong 4 dòng đầu và 6 dòng cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
3.9. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong những câu thơ...?
3.10. Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về cảnh mùa xuân được tái hiện trong đoạn trích?
3.11. Khung cảnh thiên nhiên được gợi nên qua cái nhìn của nhân vật nào? Em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của chị em Thúy Kiều?
......................................
4. Vận dụng cao. 
4.1. Cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi học xong chủ đề Truyện Kiều của Nguyễn Du?
4.2. Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa và nay?
4.3. Suy nghĩ về nhân phẩm của người phụ nữ?
.................................
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Thời gian: 2 phút
- Phương pháp và kỹ thuật áp dụng: Nêu vấn đề.
- Năng lực cần phát triển: Tự chủ và tự học 
- Hoạt động cả lớp
- HS trả lời, GV chuyển vào ND Chủ đề
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Thời gian: (thể hiện trong bước thực hiện nhiệm vụ)
- Phương pháp và kỹ thuật áp dụng: Thảo luận, đọc diễn cảm, bình giảng...
- Năng lực cần phát triển: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
 * Giao nhiệm vụ
* GV tổ chức HS thảo luận để xác định các ND trong Chủ đề.
1. ND1: Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
2. ND2: Chị em Thúy Kiều
3. ND3: Cảnh ngày xuân
4. ND4: Kiều ở lầu Ngưng Bích
5. ND5: Sinh hoạt tập thể hình thức lẩy Kiều, ngâm thơ, viết kịch bản và biểu diễn...
- Thành lập nhóm
- Giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cho từng nhóm để HS chuẩn bị tốt các ND học tập cho từng tiết, cụ thể:
1. ND1: Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
- Thông tin về tác giả Nguyễn Du
+ Về bản thân.
+ Về gia đình.
+ Về thời đại.
+ Về sáng tác văn học
- Tác phẩm Truyện Kiều
+ Thể loại
+ Xuất xứ
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
2. ND2: Chị em Thúy Kiều
- Chân dung khái quát của hai nàng.
- Hình ảnh Thúy Vân
- Hình ảnh Thúy Kiều.
3. ND3: Cảnh ngày xuân.
- Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân
+ Bốn dòng đầu
+ Sáu dòng cuối
- Cảnh lễ hội
4. ND4: Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tâm trạng nàng Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích (6 dòng đầu)
- Nỗi nhớ người yêu
- Nỗi nhớ thương cha mẹ
- Bức tranh tâm cảnh (8 dòng cuối)
5. ND5: Sinh hoạt tập thể 
- Lẩy Kiều
- Ngâm thơ
- Viết kịch bản và biểu diễn...
* Thực hiện nhiệm vụ.
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT
35 phút T1
HĐ1: Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Lần lượt giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- GV gọi HS lên bảng trình bày hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du:
+ Về bản thân.
+ Về gia đình.
+ Về thời đại.
+ Về sáng tác văn học
* GV nhấn mạnh những yếu tố có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du.
- GV gọi HS bày hiểu biết tác phẩm về:
+ Nguồn gốc, thể loại.
+ Tóm tắt.
+ Các nhân vật
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật.
* Đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu và giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
* GV tổng hợp chung, lấy những VD minh hoạ để làm sáng tỏ những giá trị đó của Truyện Kiều. 
- Dạy học gắn liền với di sản tinh thần của dân tộc
* GV liên hệ với tục bói Kiều ở miền Bắc nước ta.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS lên bảng trình bày hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du:
+ Về bản thân.
+ Về gia đình.
+ Về thời đại.
+ Về sáng tác văn học
- HS bày hiểu biết tác phẩm về:
+ Nguồn gốc, thể loại.
+ Tóm tắt.
+ Các nhân vật
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật.
* Đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ 
A. Truyện Kiều
I. Nguyễn Du.
1. Cuộc đời.
a. Bản thân
- Nguyễn Du (1765-1820)
- Tên chữ: Tố Như.
- Hiệu: Thanh Hiên.
b. Gia đình.
- Gia đình đại quý tộc, có truyền thống về văn học.
c. Thời đại.
- Có nhiều biến động dữ dội:
=> Tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực.
2. Con người:
- Có kiến thức sâu rộng.
- Có vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. 
- Là một thiên tài văn học
- Một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
3. Sự nghiệp văn học:
- Nhiều tác phẩm lớn có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
* Chữ Hán: 
- Thanh Hiên thi tập.
- Nam trung tạp ngâm.
- Bắc hành tạp lục.
* Chữ Nôm: 
- Văn chiêu hồn.
- Truyện Kiều 
=> Là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
II. Truyện Kiều.
1. Tóm tắt tác phẩm:
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
Phần 3: Đoàn tụ. 
2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. 
a. Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
- Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo, bất công của tầng lớp thống trị 
- Phản ánh số phận bi kịch của những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo:
- Nói lên tiếng nói thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo.
- Sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
b. Giá trị nghệ thuật:
=> Kiệt tác văn học, Tập đại thành của ngôn ngữ dân tộc.
35 phút T2
HĐ2: Chị em Thúy Kiều
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Chiếu đoạn trích.
* GV yêu cầu HS đọc văn bản: lưu loát, diễn cảm 
H. Em hãy nêu vị trí và tóm tắt đoạn trích?
H. Em hãy giải thích nghĩa của một số chú thích em cho là khó?
H. Theo em đoạn trích có kết cấu như thế nào? Nội dung của mỗi phần?
- GV cho chuyển màu chữ tương ứng với các phần theo bố cục HS đã xác định chuẩn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của HS. Lưu ý một số điểm phải sửa chữa (nếu có)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lần lượt thực hiện các yêu cầu về:
- Quan sát, tương tác với ngữ liệu.
+ Đọc diễn cảm
+ Xác định vị trí, tóm tắt đoạn trích.
+ Giải nghĩa từ khó
+ Xác định bố cục đoạn trích
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn thông qua những câu trả lời.
B. Chị em Thúy Kiều
I. Đọc - chú thích:
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Thuộc phần I – Gặp gỡ và đính ước: từ câu 15 đến câu 38.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
H. Để miêu tả hình ảnh hai chị em Thuý Kiều tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?
H. Cách miêu tả của nhà văn Nguyễn Du có gì độc đáo?
* Mượn hình ảnh thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người là bút pháp ước lệ, một trong những biện pháp nghệ thuật được dùng nhiều trong thơ văn cổ.
H. Qua những câu thơ trên em cảm nhận được gì về vẻ đẹp chung của 2 chị em Thúy Kiều? 
=> Hai câu đầu vừa gợi vẻ đẹp riêng của mỗi người: mỗi người một vẻ vừa gợi vẻ đẹp chung hài hoà, hoàn mĩ cả về vẻ ngoài thanh tao, duyên dáng, trong sáng và cốt cách sang trọng .Đó là bức tranh nền để từ đó, tác giả dẫn dắt người đọc chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn miêu tả Thúy Vân.
H. Khi miêu tả Thuý Vân, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào? 
H. Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng? Tác dụng?
- GV bình chuyển ý.
H. Tại sao Nguyễn Du tả Thuý Vân trước? Tác giả có dụng ý gì?
=> Giới thiệu thủ pháp đòn bẩy 
H. Nhận xét về số câu miêu tả Thuý Kiều so với số câu miêu tả Thuý Vân?
H. Em hiểu như thế nào về câu thơ: Kiều càng sắc sảo mặn mà?
H. Nguyễn Du đã gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều bằng những hình ảnh ước lệ nào?
H. Bút pháp miêu tả Thúy Kiều Vân có điểm gì khác so với cách miêu tả Thuý?
* GV yêu cầu HS phân tích cụ thể bút pháp nghệ thuật của tác giả trong việc miêu tả Thuý Kiều.
H. Cảm nhận về vẻ đẹp của nàng Kiều?
H. Hai bức chân dung của hai người con gái ẩn chứa những dự cảm gì về tương lai của họ?
H. Không chỉ đẹp ở nhan sắc, hình ảnh nàng Kiều còn được tái hiện ở tài năng nào?
H. Những từ ngữ được Nguyễn Du sử dụng khi miêu tả tài năng của Kiều? Tác dụng?
H. Qua cách miêu tả của Nguyễn Du, em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh của Thuý Kiều? 
- So sánh chân dung của các nhân vật trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện để thấy tài năng sáng tạo của Nguyễn Du.
H. Có bạn phát hiện: Đoạn trích có kết cấu vòng tròn rất hợp lí. Em hãy chứng minh phát hiện đó là đúng?
H. Cảm hứng nhân đạo của tác phẩm được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu văn bản, khả năng cảm thụ văn bản của HS.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập. HS thực hiện nhiệm vụ học tập: phát hiện, phân tích, bình luận...về các yếu tố nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản.
- HS nêu cách hiểu dựa trên chú thích SGK.
=> vẻ đẹp được miêu tả trên cơ sở so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời 
- HS nêu ý kiến.
- Kĩ năng khái quát, bình luận. (HS Giỏi)
- Lắng nghe, cảm nhận
* HS đọc diễn cảm những câu thơ tả Thuý Vân.
- Dáng người, khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc 
- Ẩn dụ , nhân hoá, ước lệ tượng trưng 
- HS nêu ý kiến về giá trị nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá và bút pháp ước lệ..
- HS nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Nêu ý kiến.
- Quan sát văn bản, nhận xét.
- Thuý Vân: chỉ gợi tả vẻ đẹp về nhan sắc.
- Thuý Kiều: đặc tả đôi mắt, không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn dành phần lớn để nói về tài, tình của nàng.
- Vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hoá.
- Kĩ năng so sánh, đối chiếu, nhận xét.
- Làm thơ, vẽ tranh, đàn, ..
- thông minh sẵn tính trời, đủ mùi, làu bậc, ăn đứt, 
- Tài năng nào của nàng Kiều cũng vào bậc nhất nhì, tuyệt đỉnh..
- HS trao đổi theo cặp
- Trình bày ý kiến.
- Nhận xét và thống nhất ý kiến.
- Phân tích hai điểm (phát hiện ra vẻ đẹp của con người, ca ngợi vẻ đẹp về hình thức, tài năng của con người; dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh).
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh chị em Kiều.
=> bút pháp ước lệ, tượng trưng.
=> Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao.
2. Hình ảnh nhân vật Thuý Vân.
- Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
=> vẻ đẹp đầy đặn sang trọng, phúc hậu, duyên dáng, thiên nhiên phải nể phục.
3. Hình ảnh Thuý Kiều.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
- Nghiêng nước nghiêng thành.
- Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
=> tài sắc ven toàn, một tuyệt thế giai nhân.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
H: Đoạn trích thành công nhất bởi yếu tố nghệ thuật nào? 
* GV minh hoạ bằng cách so sánh với nghệ thuật miêu tả của Thanh Tâm Tài Nhân.
H: Đoạn trích thể hiện nội dung gì?
* Nội dung lồng ghép – tích hợp
- Dạy học gắn liền với di sản văn hoá tinh thần.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS ở khả năng khái quát giá trị văn bản.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kết luận về những giá trị của đoạn trích.
- Kĩ năng khái quát, tổng hợp.
- HS cả lớp nhận xét
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bạn: đúng, đủ...
* * Tiểu kết: Biện pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tiểu đối, thành ngữ, ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, chọn lọc qua ngoại hình gợi tả chân dung, dự báo số phận.
35 phút T3
HĐ4: Cảnh ngày xuân
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV bật đoạn đọc mẫu SGK điện tử cho HS nghe.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập bằng các yêu cầu (lệnh)
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và giới thiệu vị trí đoạn trích.
- GV chọn một vài chú thích.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe.
- HS nghe.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập - Đọc diễn cảm, giới thiệu vị trí đoạn trích.
- Nhận xét phần đọc của bạn.
=>Thuộc phần thứ nhất, sau đoạn tả chị em Thuý Kiều.
- HS giải thích nghĩa của các chú thích khó.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn thông qua hoạt động đọc diễn cảm, trình bày chú thích, giải nghĩa từ..
C. Cảnh ngày xuân.
I. Đọc - chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Thuộc phần thứ nhất của tác phẩm, từ câu 39 đến câu 56.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập bằng hệ thống câu hỏi/ hoặc yêu cầu thảo luận nhóm...
H. Em hãy nêu kết cấu của đoạn trích? 
H. Nội dung được đề cập đến trong bốn câu đầu là gì?
H. Đọc và nêu cảm nhận về 4 câu thơ đầu? Những câu thơ ấy gợi tả điều gì?
H. Hai câu đầu gợi ra thời gian, không gian mùa xuân như thế nào?
THẢO LUẬN NHÓM.
* GV phát PHT.
* Yêu cầu học sinh phân tích bức tranh mùa xuân trong bốn câu đầu:
- Về đường nét, hình ảnh.
- Về màu sắc.
- Về khí trời.
- Về cảnh vật.
- Nghệ thuật miêu tả.
H. Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về cảnh mùa xuân được tái hiện trong đoạn trích?
- GV bình nâng cao.
H. Khung cảnh thiên nhiên được gợi nên qua cái nhìn của nhân vật nào? Em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của chị em Thúy Kiều?
* GV yêu cầu HS đọc đoạn còn lại của văn bản.
H. Tác giả tái hiện những hoạt động gì trong lễ hội?
H. Khung cảnh lễ hội được tác giả miêu tả thông qua những từ ngữ nào? Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội ra sao?
H. Qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy nêu cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy?
* Cảm nhận vẻ đẹp của 6 câu cuối đoạn trích.
- Cảnh vật không khí mùa xuân ở sáu câu thơ cuối được gợi tả bằng những hình ảnh, từ ngữ nào?
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Phân tích tác dụng của những từ láy đó?
- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Hãy chỉ rõ sự khác biệt đó?
- Qua đó, những câu thơ cuối đã giúp em hiểu gì về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người?
* GV bình nâng cao.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu và trình bày về....của HS.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, báo cáo chuẩn bị phân tích ở nhà.
- HS suy nghĩ, nêu ý kiến.
- Trình bày.
- Cảm nhận khái quát về nội dung đoạn thơ.
- HS làm theo nhóm trên PHT.
- Cử đại diện trình bày.
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất ý kiến.
- HS nêu ý kiến.
- Lắng nghe, cảm nhận.
- Kĩ năng trình bày cảm nhận.
- HS đọc.
- HS nêu ý kiến.
- Nhận xét, thống nhất ý kiến.
- HS nêu ý kiến.
=> Sử dụng các từ láy (không chỉ miêu tả cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng của con người ).
- HS bình luận.
- Nêu ý kiến.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HÌNH
ẢNH
NGÔN
TỪ
PHÉP
TU TỪ
GIÁ TRỊ BIẾU ĐẠT
- Trình bày kết quả chuẩn bị ở nhà
- Cả lớp thảo luận, bổ sung ý kiến.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu văn bản
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh mùa xuân.
=> mùa xuân trong sáng đầy sức sống, thanh khiết, sinh động.
=> Tâm hồn trẻ trung, yêu đời của nhân vật.
2. Lễ hội mùa xuân.
=> hàng loạt các từ láy, từ ghép. Không khí lễ hội rộn ràng, náo nức, trang nghiêm...
3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
=> cảnh đẹp nhưng buồn.
=> tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lưu luyến.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
H. Em hãy khái quát lại những thành công về nghệ thuật miêu tả cảnh của nhà văn qua đoạn trích?
H. Nghệ thuật miêu tả gợi lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
* Nội dung lồng ghép – tích hợp
- Dạy học gắn liền với di sản văn hoá tinh thần.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khái quát.
- Nhận xét, bổ sung.
* Tiểu kết: 
- Nghệ thuật:
- Nội dung: 
60 phút T4, 5
HĐ3: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: hướng dẫn, lệnh...
- GV gọi một em đọc.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Cho HS nghe đoạn clip đọc mẫu.
H: Em hãy nêu vị trí của đoạn trích?
* Yêu cầu học sinh nêu nghĩa các chú thích: 1, 2, 5, 6.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc (2-3 em )
- HS giới thiệu trước lớp.
- HS cả lớp nghe và nhận xét
- Trình bày
- HS cả lớp nghe và tự ghi nhớ
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn thông qua hoạt động đọc diễn cảm, trình bày chú thích, giải nghĩa từ..
D. Kiều ở lầu Ngưng Bích
I. Đọc – chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Vị trí của đoạn trích : Thuộc phần hai : “Gia biến và lưu lạc” từ câu 1033 đến câu 1054.
* Giới thiệu khái lược về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập bằng hệ thống câu hỏi/ yêu cầu thảo luận nhóm...
H : Em cho biết phương thức biểu đạt chính và kết cấu của đoạn trích ?
H. Em hãy kể tóm tắt các sự việc trong phần trước của đoạn trích ?
H. Đoạn trích có thể được chia thành mấy phần? Vì sao em chia như thế?
- Yêu cầu HS đọc 6 dòng đầu.
H. Nội dung khái quát của đoạn?
H : Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được tác giả tái hiện thông qua những hình ảnh nào ? 
* Gợi ý.
+ Không gian
+ Thời gian.
+ Cảnh vật.
H. Không gian, thời gian, cảnh vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ và bút pháp nào?
H. Nhận xét về từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật được Nguyễn Du sử dụng để tái hiện khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích?
H : Bút pháp miêu tả thiên nhiên ở đây có gì khác với cách miêu tả trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ? (HS Khá, Giỏi)
H : Qua đó, em cảm nhận như thế nào về không gian thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích ?
H. Bức tranh thiên nhiên này được tái hiện thông qua cái nhìn và tâm trạng của ai ?
H. Tâm trạng nàng Kiều được diễn tả qua từ ngữ nào?
H. Qua đó, em cảm nhận được gì về tâm trạng, hoàn cảnh của nàng Kiều ?
* GV bình nâng cao : Đó chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện còn tâm trạng là mục đích miêu tả...
* Gọi học sinh đọc lại tám câu tiếp theo.
H. Trong cảnh ngộ của mình nàng Kiều đã nhớ tới ai ? 
H. Nỗi nhớ của nàng được diễn ra theo trình tự nào?
H. Vì sao người con gái ấy nhớ người yêu trước?
THẢO LUẬN NHÓM
* Nỗi nhớ thương dành cho người yêu, cha mẹ của Thúy Kiều được tái hiện như thế nào? Hãy hoàn thành theo mẫu sau đây. (Mẫu PHT phụ lục 1)
- Phát PHT theo nhóm.
- Dành thời gian cho HS thảo luận.
- Yêu cầu HS trình bày, bổ sung.
- Chiếu đáp án gợi ý.
- Lắng nghe.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xác định.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS kể.
- HS cả lớp nghe.
- HS nêu ý kiến.
- HS khác nhận xét và thống nhất ý kiến.
- Đọc diễn cảm.
- Nêu ý kiến.
- HS khác nhận xét.
- HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà để trả lời.
- HS khác nhận xét, hoàn thiện ý kiến.
+ Trước lầu Ngưng Bích.
+ Non, trăng, bốn bề, cát vàng, bụi hồng.
+ Mây sớm, đèn khuya.
- Trình bày ý kiến.
- HS khác nhận xét.
- Phép đối, từ láy, tả cảnh ngụ tình
- Nêu nhận xét.
- So sánh.
- Trình bày cảm nhận
=> Không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao, gợi lên không gian lầu Ngưng Bích mênh mông, bao la, rợn ngợp, hoang vắng, xa lạ. Hình ảnh mây sớm, đèn khuya, gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian ở đây giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều “Thui thủi quê người một thân”.
- Kĩ năng cảm thụ văn học, trình bày ý kiến.
- Nêu ý kiến
- Bẽ bàng
- Lắng nghe, cảm nhận
- HS đọc.
- Trình bày ý kiến.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu thảo luận.
- HS nghiên cứu, thảo luận, nêu ý kiến trong nhóm.
- Cử đại diện nhóm báo cáo theo yêu cầu của GV
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- Cả lớp thống nhất ý kiến.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Khung cảnh thiên ở lầu Ngưng Bích.
- Nghệ thuật đối, từ láy..tả cảnh ngụ tình.
=>Không gian thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, xa lạ.
= > Hoàn cảnh tội nghiệp, tâm trạng cô đơn, lẻ loi.
H. Để diễn tả nỗi nhớ người yêu của nàng Kiều, thi hào Nguyễn Du dùng chữ tưởng. Chữ tưởng đã gợi điều gì?
- Tưởng:
+ Hình dung hình ảnh người yêu.
+ Hồi tưởng cảnh hai người thề nguyền đính ước.
+ Nỗi nhớ da diết khôn nguôi
H. Câu thơ “Bên trời góc bể bơ vơ / Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” diễn tả điều gì?
H. Em hiểu gì về tâm trạng Thúy Kiều khi nghĩ đến người yêu? Tâm trạng đó cho thấy nàng là người như thế nào?
H. Để diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của nàng Kiều, thi hào Nguyễn Du dùng chữ xót. Theo em, chữ xót đã gợi điều gì?
- Xót:
+ Nỗi đau khi xa cha mẹ.
+ Thương cha mẹ già không có người phụng dưỡng, chăm sóc.
+ Ân hận vì không ở bên chăm sóc cha mẹ 
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du?
- Kể điển tích người tựa cửa hôm mai.
H. Qua đó, em hiểu nàng là người con như thế nào?
* GV đọc 8 câu cuối.
H: Tìm những hình ảnh được tác giả Nguyễn Du sử dụng để tái hiện tâm trạng của Thuý Kiều?
H: Những yếu tố nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
H. Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong việc miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều?
+ Điệp ngữ.
+ Ẩn dụ.
+ Từ láy.
 .
* GV lưu ý gợi ý cho HS từng cặp câu gợi khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng khác nhau của Thúy Kiều.
H. Bức tranh thiên nhiên và bức tâm cảnh của nội tâm nhân vật được miêu tả và khắc họa theo chiều hướng như thế nào ? Phân tích để thấy rõ điều đó ?
+ Trình tự miêu tả cảnh.
+ Màu sắc, âm thanh, chuyển động...
+ Tâm trạng của Thúy Kiều được diễn tả qua từng cảnh vật.
H : Từ đó, em cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của Thuý Kiều ?
* Dành cho HS Khá, Giỏi.
* GV nêu vấn đề (chiếu trên màn hình): Đọc 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, có bạn cho rằng: Đây là bức tranh miêu tả cảnh thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Nhưng bạn khác lại nêu ý kiến: Đây là đoạn thơ tả tình ( tâm trạng của Thuý Kiều ) đạt đến trình độ điêu luyện. Còn em, em có ý kiến như thế nào?
- GV dành cho HS thời gian suy nghĩ 2 phút
- GV chốt kiến thức và bình kết luận.
* Cảnh từ xa đến gần, từ màu sắc nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng như dự báo dông tố của số phận sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều .Bức tranh tả cảnh ngụ tình thể hiện ngòi bút bậc thầy của Nguyễn Du.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu văn bản của HS. Đánh giá bằng cho điểm.
- HS nêu ý kiến theo cảm nhận của bản thân. 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS nêu ý kiến theo cảm nhận của bản thân. 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS suy nghĩ, trình bày ý kiến.
- HS nêu ý kiến theo cảm nhận của bản thân. 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS nêu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, cảm nhận.
- Nêu ý kiến.
- Theo dõi màn hình, nghe đọc.
- Nêu ý kiến.
- HS khác bổ sung.
=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, các từ láy. 
- Trình bày một phút.
- HS trả lời ý kiến.
- HS khác bổ sung.
- Quan sát, đọc yêu cầu.
- HS tranh luận, đưa ra ý kiến bàn bạc đối với vấn đề đã nêu.
- Suy nghĩ, đánh giá về ý kiến của bạn.
- Thống nhất chung.
- Lắng nghe, cảm nhận.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu văn bản thông qua nhận xét, đánh giá hoạt động trả lời, bình luận, thảo lu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_chu_de_tru.docx