Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 43 đến 48 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 43 đến 48 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết hệ thống hoá kiến thức về từ vựng THCS: Từ đơn và từ phức; thành ngữ.

2. Năng lực - NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - NL ngôn ngữ và NL văn học (sử dụng hiệu quả từ đơn, từ phức, thành ngữ trong đọc, viết nói và nghe và tạo lập văn bản)

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Các nội dung tích hợp

 - Bảo vệ môi trường: sử dụng các từ liên quan đến môi trường. - Kĩ năng sống: giao tiếp, trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt; ra quyết định, lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. - Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: Trò chơi

* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan câu hỏi.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV sử dụng kĩ thuật chỉ huy

* GV chuẩn bị hộp quà chứa nội dung câu hỏi:

1. Từ có mấy loại? Hãy phân biệt sự khác biệt giữa các các từ loại đó?

2. Cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một khái niệm hoàn chỉnh gọi là gì? Lấy VD?

3. Nghĩa của từ là gì?

4. Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

- Lớp trưởng chỉ huy:

Để tạo tâm thế thoải mái trong giờ học Ngữ văn hôm nay các bạn có muốn chơi trò chơi không?

- HS: có

* Lớp trưởng: Vậy chúng mình sẽ cùng nhau tham gia trò chơi phần thưởng: trò chơi như sau: Tôi bắt nhịp các bạn cùng hát một bài hát đồng thời truyền hộp quà cho bạn bên cạnh, khi kết thúc bài hát bạn nào có trên tay hộp quà sẽ có quyền mở hộp quà và bốc thăm câu hỏi- trả lời.

- HS bốc thăm- trả lời đúng, lớp trưởng chốt: các bạn thấy bạn A trả lời đúng chưa? Nếu đúng cho một chàng pháo tay, chưa đúng gọi bạn khác xung phong trả lời

- Tiếp tục trò chơi đến khi trả lời xong 4 câu hỏi.

* Lớp trưởng: Qua hoạt động vừa rồi, mình thấy các bạn ôn bài ở nhà rất tốt, nhiệt tình tham gia hoạt động. Để giúp chúng mình ôn tập, nhớ sâu kiến thức trọng tâm về từ vựng, em xin mời cô giáo tiếp tục nội dung bài học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Trả lời câu hỏi theo quản trò

Bước 4: Kết luận, nhận định

* GV: Vừa rồi các em đã cùng nhau ôn lại kiến thức phần lý thuyết nội dung bài học hôm nay (GV chiếu trên máy)

 

doc 46 trang Hoàng Giang 30/05/2022 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 43 đến 48 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 43
TÊN BÀI DẠY : TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ đơn, từ phức ... từ nhiều nghĩa)
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết hệ thống hoá kiến thức về từ vựng THCS: Từ đơn và từ phức; thành ngữ. 
2. Năng lực - NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - NL ngôn ngữ và NL văn học (sử dụng hiệu quả từ đơn, từ phức, thành ngữ trong đọc, viết nói và nghe và tạo lập văn bản) 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
4. Các nội dung tích hợp 
 - Bảo vệ môi trường: sử dụng các từ liên quan đến môi trường. - Kĩ năng sống: giao tiếp, trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt; ra quyết định, lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. - Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Trò chơi
* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV sử dụng kĩ thuật chỉ huy
* GV chuẩn bị hộp quà chứa nội dung câu hỏi:
1. Từ có mấy loại? Hãy phân biệt sự khác biệt giữa các các từ loại đó?
2. Cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một khái niệm hoàn chỉnh gọi là gì? Lấy VD?
3. Nghĩa của từ là gì?
4. Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Lớp trưởng chỉ huy:
Để tạo tâm thế thoải mái trong giờ học Ngữ văn hôm nay các bạn có muốn chơi trò chơi không?
- HS: có
* Lớp trưởng: Vậy chúng mình sẽ cùng nhau tham gia trò chơi phần thưởng: trò chơi như sau: Tôi bắt nhịp các bạn cùng hát một bài hát đồng thời truyền hộp quà cho bạn bên cạnh, khi kết thúc bài hát bạn nào có trên tay hộp quà sẽ có quyền mở hộp quà và bốc thăm câu hỏi- trả lời.
- HS bốc thăm- trả lời đúng, lớp trưởng chốt: các bạn thấy bạn A trả lời đúng chưa? Nếu đúng cho một chàng pháo tay, chưa đúng gọi bạn khác xung phong trả lời
- Tiếp tục trò chơi đến khi trả lời xong 4 câu hỏi.
* Lớp trưởng: Qua hoạt động vừa rồi, mình thấy các bạn ôn bài ở nhà rất tốt, nhiệt tình tham gia hoạt động. Để giúp chúng mình ôn tập, nhớ sâu kiến thức trọng tâm về từ vựng, em xin mời cô giáo tiếp tục nội dung bài học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Trả lời câu hỏi theo quản trò
Bước 4: Kết luận, nhận định
* GV: Vừa rồi các em đã cùng nhau ôn lại kiến thức phần lý thuyết nội dung bài học hôm nay (GV chiếu trên máy)
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nét khái quát về VHTĐ
* Nội dung: Ôn tập kiến thức đã học
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Khái quát bằng sơ đồ về từ đơn và từ phức
Nhóm 2: Thành ngữ
Nêu khái niệm về thành ngữ ? Phân biệt thành ngữ và Tục ngữ ? Lấy ví dụ minh hoạ?
Nhóm 3: Nghĩa của từ 
Nhóm 4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ , thảo luận trả lời vào bảng nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét:
Nhóm 1: Khái quát bằng sơ đồ về từ đơn và từ phức
Từ
(xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
(gồm một tiếng)
Từ phức
(gồm hai hoặc nhiều tiếng)
Từ ghép
(các tiếng có qh với nhau về nghĩa)
Từ láy
(quan hệ láy âm)
Nhóm 2: Thành ngữ
* Khái niệm: Là những cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
* Phân biệt.
Cách phân biệt
Thành ngữ
Tục ngữ
Cấu tạo
- Là một cụm từ cố định
- Là câu nói dân gian ngắn gọn
Nội dung
- Biểu thị một khái niệm, diễn đạt 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Diễn đạt những kinh nghiệm, đánh 
giá của nhân dân...
Nhóm 3: Nghĩa của từ 
1.Khái niệm
- Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị
2. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách chính:
+Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Nhóm 4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1, Từ nhiều nghĩa:
a/ Khái niệm: 
- Từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa: có từ 2 nghĩa trở lên.
b/ VD : “Ăn nói mới ngọt ngào làm sao”.
2, Hiện tượng chuyển nghĩa:
a/ Khái niệm: là quá trình mở rộng nghĩa của từ (là hiện tượng làm thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa) 
- Trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các nghĩa chuyển.
Bước 4: Kết luận, nhận định
* HS trả lời lần lượt các đơn vị kiến thức
A. Lý thuyết
I. Từ đơn và từ phức.
1. Từ đơn: 
2. Từ phức: 
Từ ghép Từ láy
II. Thành ngữ.
III. Nghĩa của từ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến các đơn vị kiến thức đã học.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Bài 1: GV cho hs thực hiện làm bài tập trên phần mềm eBiB Teacher ( 5 câu hỏi)
* Hoạt động nhóm: 5 phút 
- Nhóm 1: bài 2 (123)
- Nhóm 2: bài 3 (123)
- Nhóm 3: bài 4: Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương (123)
- GV cho HS chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ
- Gv chiếu 5 bức hình 
- HS đoán mỗi bức hình là một thành ngữ- Giải thích ý nghĩa của thành ngữ
1. Bảy nổi ba chìm: Sự long đong, vất vả của người phụ nữ
2. Đầu voi đuôi chuột: ban đầu tốt sau xấu dần đi, ngày càng xấu.
3.Thả hổ về rừng: hành động vô tình lại tạo thêm điều kiện cho kẻ dữ hoành hành ở môi trường quen thuộc.
4. Cây cao bóng cả: cây lâu năm bóng lớn
- Nhóm 4: bài 2 (124)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
-> Các nhóm nhận xét theo kĩ thuật 3,2,1
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS báo cáo: các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> nhận xét
* Dự kiến: 
Bài 1
Câu 1(NB): Những từ nào là từ láy?
A. nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
B. nho nhỏ, lấp lánh, tươi tốt, cỏ cây, mong muốn
C. gật gù, lạnh lùng, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng
D. ngặt nghèo, giam giữ, bọt bèo, xa xôi, bó buộc
Câu 2 (NB): Những từ nào là từ ghép?
A. nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh, Tươi tốt, cỏ cây, mong muốn, bó buộc, đưa đón
B. nho nhỏ, lấp lánh, tươi tốt, cỏ cây, mong muốn, bó buộc, nhường nhịn, rơi rụng, ngặt nghèo, giam giữ
C. Tươi tốt, cỏ cây, mong muốn, bó buộc, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, ngặt nghèo, giam giữ, bọt bèo.
D. ngặt nghèo, giam giữ, bọt bèo, xa xôi, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, bó buộc, nhường nhịn, rơi rụng
Câu 3(NB): Trong các từ láy sau, từ nào có sự giảm nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc?
A. trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, sạch sành sanh, nhấp nhô
B. trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
C. sạch sành sanh, sát sàn sạt, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh
D. nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp, sát sàn sạt, nhấp nhô
Câu 4 (NB): Trong các từ láy sau, từ nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc?
A. trăng trắng, sạch sành sanh, nhấp nhô
B. trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ
C. sạch sành sanh, sát sàn sạt, đèm đẹp
D. sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Câu 5 (TH): Chọn cách hiểu đúng trong trong những cách hiểu sau:
A. Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.
B. Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩ “người phụ nữ, có con”.
C. Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công.
D. Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà.
Bài 2. Xác định thành ngữ - tục ngữ và giải nghĩa.
a, Tục ngữ: hoàn cảnh mtrg xh có ảnh hưởng qtrọng đến tính cách, đặc điểm của con người.
b, Thành ngữ: làm việc ko đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c, Thành ngữ: sự cảm thông, thương xót, giả dối nhằm đánh lừa người khác.
Bài 3: Cách giải thích đúng:
- (b) đúng
- (a) vi phạm một ngtắc qtrọng là phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng 1 cụm từ có nghĩa thực tế (Đức tính rộng lượng, dẽ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ- cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng- tính từ)..
Bài 4. Dẫn chứng về việc sd từ ngữ trg vchương.
VD: Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất xấu khó trồng trọt.
- Thành ngữ trong ca dao:
“Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
- Thơ HXH: “Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Truyện Kiều – Nguyễn Du:
+ “Kiến bò miếng chén chưa lâu...”.(TK báo ân )
+” Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau” (.....)
- Thơ Chế Lan Viên: “Dù lên rừng xuống biển..( Con cò )
3. Xác định nghĩa của từ: hoa: lệ hoa, thềm hoa.
- Từ "hoa" trg được dùng theo nghĩa chuyển-> nghĩa lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
 -> Ko phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 
Bài 3. Tìm 2 thành ngữ chỉ đvật, 2tn chỉ thực vật-giải thích, đặt câu.
(HS thực hiện bằng hình thức tham gia trò chơi nhìn hình đoán chữ)
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV kết luận và chốt KT
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nội dung: Bài tập .
* Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Viết đoạn văn từ 7->10 câu (ND tự chọn) trong đó có sử dụng từ láy, thành ngữ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Gợi ý:
+ Hình thức:
- Viết đúng hình thức một đoạn văn
- Các câu có sự liên kết mạch lạc
- Đảm bảo số câu theo quy định
- Có sử dụng từ láy, thành ngữ
+ Nội dung: thống nhất 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS báo cáo: các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> nhận xét
Bài tập vận dụng: 
 Thật hạnh phúc biết bao khi được sống ở một làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông xanh thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều đầy ắp tiếng nói cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV kết luận và chốt KT
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (5p)
- Xem lại các kiến thức đã học.
- Hoàn thành đoạn văn theo yêu cầu.
- Chuẩn bị cho các kiến thức ở tiết sau (tiếp) :Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng khi giao tiếp đọc – hiểu và tạo lập VB.
+ Mỗi nhóm sẽ khái quát hóa nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy
+ HS cử nhóm chuyên gia gồm 5 HS mỗi HS chuẩn bị n/c một nội dung của tiết TK
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 44
TÊN BÀI DẠY : TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo) 
 (Từ đồng âm Trường từ vựng) 
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Biết hệ thống hoá kiến thức về từ vựng THCS: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
2. Năng lực
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (sử dụng hiệu quả từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng trong đọc, viết nói và nghe và tạo lập văn bản)
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
4. Các nội dung tích hợp
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết
- Bảo vệ môi trường: sử dụng các từ liên quan đến môi trường. 
- Kĩ năng sống: giao tiếp, trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt; ra quyết định, lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV-SGK, hướng dẫn học Ngữ văn 9( Vnen)
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Trò chơi
* Sản phẩm: hs liệt kê được từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho học sinh thi làm bài theo nhóm (2 phút)
+ Nhóm 1: tìm các từ đồng âm
+ Nhóm 2: tìm các từ đồng nghĩa
+ Nhóm 3: tìm các từ trái nghĩa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Tổng kết tuyên bố đội thắng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV dẫn dắt vào bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại kiến thức của từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng và làm các bài tập thực hành về lớp từ vựng này.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: - Hiểu khái niệm thuật ngữ. Biết những đặc điểm của thuật ngữ.
* Nội dung: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Điền vào phiếu học tập
Nhóm 1: Từ đồng âm
Nhóm 2: Từ đồng nghĩa
Nhóm 3: từ trái nghĩa
Nhóm 4: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Nhóm 5: Trường từ vựng
Trình bày vào phiếu thảo luận nhóm bàn:
Khái niệm
Ví dụ
I. Ôn tập lí thuyết
 1.1. Phân tích ngữ liệu: SGK/87
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Đại diện từng nhóm trình bày theo kĩ thuật 3,2,1- bổ sung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Nhóm 1: Từ đồng âm
Từ đồng âm.
Khái niệm
Ví dụ
- Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì.
- Dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm – nhiều nghĩa:
+ Từ đồng âm: xét về nghĩa: giữa các từ không có mối liên hệ với nhau về nghĩa . 
+ Từ nhiều nghĩa: giữa các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
*Thí dụ: lồng chăn, lồng chim, ngựa lồng
VD: +(con ngựa ) lồng lên
-> hành động của con ngựa chạy lung tung, không theo sự điều khiển của con người
 +lồng để nhốt
-> dụng cụ để nhốt các con vật thường được làm bằng mây, tre, sắt.
VD: chín:+ lương thực được nấu chín(Cơm chín)
 +chỉ sự vật phát triển đến giai đoạn cuối(Quả chín)
 +chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao (Suy nghĩ chín).
Nhóm 2: Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa 
Khái niệm
Ví dụ
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
- từ đồng nghĩa hoàn toàn: nghĩa hoàn toàn giống nhau,có thể thay thế được cho nhau.
- từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đều có nét nghĩa chung giống nhau, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm hoặc khác nhau về phạm vi sử dụng.
VD: máy bay –tàu bay – phi cơ;quả - trái.
Nhóm 3: từ trái nghĩa
Từ đồng nghĩa 
Khái niệm
Ví dụ
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ trái nghĩa dùng trong thế đối, tạo ra hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
- Căn cứ vào cơ sở: chúng cùng từ loại, cùng biểu thị hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm ...trái ngược nhau của sự vật, việc, người. 
- Trắng >< đen
 Tốt >< xấu
 Hiền >< dữ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang...
Nhóm 4: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Từ đồng nghĩa 
Khái niệm
Ví dụ
Khái niệm: nghĩa của từ ngữ này có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng với một số từ ngữ này đồng thời vừa có nghĩa hẹp với từ ngữ khác. 
- Từ ngữ có nghĩa rộng: là từ ngữ mà Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Từ ngữ có nghĩa hẹp: là những từ ngữ mà phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ khác.
- VD: Động vật bao hàm : thú, chim, cá.
“thú” bao hàm voi, hươu, nai, hổ 
Nhóm 5: Trường từ vựng
Từ đồng nghĩa 
Khái niệm
Ví dụ
Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa 
Trường từ vựng chỉ người:
- Hoạt động trí tuệ của con người: suy nghĩ, phỏng đoán,phân tích,tổng hợp 
- Hoạt động của người:đi,đứng, nói 
- Bộ phận của người: chân, tay, mặt 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, kết luận và chốt
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Bài tập phần Từ đồng âm
Nhóm 2: Bài tập phần Từ đồng nghĩa
Nhóm 3: Bài tập phần từ trái nghĩa
Nhóm 4: Bài tập phần Trường từ vựng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Nhóm 1: Bài tập phần Từ đồng âm
2. Bài tập 2: SGK/124 
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa - Hiện tượng từ đồng âm.
a, Có htg từ nhiều nghĩa vì từ "lá"-> "lá" có thể coi là kquả chuyển nghĩa của từ "lá"-> lá xa cành.
b, Có htg đồng âm vì 2 từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ "đường" trong " đường ra trận" - ko có mối liên hệ nào với nghĩa của từ "đường" trong " ngọt như đường"
Nhóm 2: Bài tập phần Từ đồng nghĩa
2. bài 2: SGK/125 
- Chọn cách d - ko chọn cách a vì đồng nghĩa là htg phổ quát của ng2 nhân loại. (ko có ng2 nào trên tg' ko có htg đồng nghĩa)
- Ko chọn b vì đồng nghĩa có thể là qhệ giữa 2, 3 hoặc nhiều hơn 3 từ.
- Ko chọn c vì ko phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa htoàn giống nhau.
3. Bài 3 (SGK/125): Cơ sở để từ "xuân" thay thế cho từ "tuổi"
 - "xuân" - là từ chỉ 1 mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, 1 hthức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Từ "xuân" - thể hiện t2 lạc quan của tg' ngoài ra từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
Nhóm 3: Bài tập phần từ trái nghĩa
2. Bài 2 (SGK/125): Tìm những cặp từ trái nghĩa
- xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
3.bài 3 (SGK/125): Sắp xếp những cặp từ trái nghĩa: 
- Cùng nhóm với từ sống- chết: chẵn- lẻ, chiến tranh - hoà bình. 
- Cùng nhóm với già-trẻ: yêu-ghét, cao- thấp, nông-sâu, giàu- nghèo. 
Nhóm 4: Bài tập phần Trường từ vựng
2. Bài 2 (SGK/126): Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ
- Trường từ vựng “nước”: Tắm và bể -> góp phần tăng giá trị bc' của câu nói làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt đáp án.
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.
* Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.
- Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ về nhà, HS hoàn thành + báo cáo kết quả ở tiết học sau
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn bàn về lòng dũng cảm, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ đồng âm; 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa và 1 trường từ vựng, gạch chân các lớp từ vựng đó.
* Hình thức: Viết đúng yêu cầu một đoạn văn, không sai lỗi chính tả, diễn đạt
- Có sử dụng thuật ngữ phù hợp
* Nội dung: Có câu chủ đề, câu phát triển và kết thúc vấn đề
- Văn viết có cảm xúc.
( HS làm việc cá nhân- Kĩ thuật viết tích cực)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoàn thành + báo cáo kết quả ở tiết học sau
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (5p)
- Học bài: 
+ Học thuộc, khắc sâu các khái niệm và viết đoạn văn cho mỗi đơn vị kiến thức.
+ Phân tích cách lựa chọn từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể.
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài giữa kì
+ Xem lại đề kiểm tra.
+ Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình.
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 45
TÊN BÀI DẠY : TRẢ BÀI GIỮA KÌ
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm.
2. Năng lực: NL tự chủ và tự học; NL ngôn ngữ và NL văn học
3. Phẩm chất: Có ý thức phấn đấu tự hoàn thiện, có trách nhiệm với bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử, máy chiếu, phiếu học tập. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Trò chơi
* Sản phẩm: hs liệt kê được thuật ngữ
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV chiếu đoạn phim Lục Vân Tiên
 - HS quan sát. 
? Em có biết bộ phim trên được chuyển thể dựa vào tác phẩm nào, của ai?
? Nhân vật chính trong phim trên là ai? Em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của nhân vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS: Phát biểu theo cảm nhận của bản thân ( )
Bước 4: Kết luận, nhận định 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: 
* Nội dung: Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Nhắc lại đề KT giữa kì I?
- GV: chiếu đề bài -> Kiểm tra nhận thức của HS về đáp án
- HS nghe và trả lời
- GV định hướng đáp án theo tiết 37,38
* Câu 1:
a. Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích : Chị em Thúy Kiều của tác giả Nguyễn Du
b. Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” : nhân hóa
- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải ganh ghét, đố kị.
c. Nội dung của 6 câu thơ: Vẻ đẹp của Thúy Kiều là tuyệt thế giai nhân / Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều.
* Câu 2:
a. Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo số câu theo yêu cầu đề.
- Diễn đạt lưu loát, lôgic, có sức thuyết phục..
- Cấu trúc 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và gạch chân.
b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận - vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý về nội dung:
* Vẻ đẹp:
- Về nhan sắc: thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, hiếu thảo, thuỷ chung son sắt, yêu thương 
* Số phận đầy bi kịch:
- Chịu oan khuất và tìm đến cái chết để giải oan
-> bi kịch điển hình của người phụ nữ: hạnh phúc tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp.
* Câu 3:
* Mở bài : 
- Giới thiệu cây lúa Việt Nam
* Thân bài: Thuyết minh được những nội dung:
- Nguồn gốc, lịch sử của cây lúa nước
- Điều kiện, môi trường sống của cây lúa
- Đặc điểm cấu tạo ( thân, rễ, cách sinh trưởng) 
+ Lúa thuộc loại cây một lá mầm, thân cỏ, rễ chùm, lá đơn bao quanh thân, gân lá song song. Cây cao khoảng một mét, mọc thành cụm.
+ Lúa có hai vụ: chiêm và mùa.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển:
+ Trải qua 4 thời kì: mạ, lúa đẻ nhánh, trổ bông, chín
- Phân loại: Lúa có rất nhiều loài, lúa nếp, lúa tẻ..
- Giá trị kinh tế từ cây lúa (Vai trò của cây lúa trong đời sống con người Việt Nam)
+ Thân lúa khi thu hoạch quả được dùng trong công nghiệp chế biến các mặt hàng: giấy, làm chất đốt, phân bón ruộng
+ Quả cho nhiều nguồn lợi: lương thực gạo, chế biến nhiều sản phẩm giá trị (làm bánh, kẹo...)
+ Xuất khẩu (nguồn lợi kinh tế cao)...
- Giá trị văn hóa: (Nguyên liệu làm bánh chưng, bánh giày, làm cốm, nấu xôi ... không thể thiếu trong lễ tết, hiếu, hỉ ... nét phong tục tập quán người Việt; Hình ảnh cây lúa trong thơ ca, nhạc, họa... biểu tượng của ASEAN...)
* Kết bài:
- Cây lúa rất có ích trong cuộc sống con người, cây lương thực chính
- Cây lúa không chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn là nét đẹp trong đời sống con người VN.
* GV nhận xét chung về bài làm của HS -> HS lắng nghe
Ưu điểm:
- Đa số các em làm hoàn thiện câu 1,2
- Một số bài viết tốt (câu 3): đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh (Phượng, Thư, V.Nam - 9B; Nga, Thảo, Vân B - 9C)
- Nhiều em trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, cân đối (K.Anh, N.Anh, Ánh - 9B)
Nhược điểm: 
- Câu 1: xác định biện pháp nghệ thuật còn chưa chính xác
- Câu 2: nhiều em không sử dụng lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn hoặc không gạch chân; trình bày còn gạch xóa và thể thức đoạn văn chưa đảm bảo. (Tuấn 9B, Quân 9C)
- Câu 3: một số em chưa hoàn thiện đủ 3 phần của bài văn, bài viết dừng lại ở miêu tả đặc điểm mà chưa bám sát vào các phương pháp thuyết minh, để làm nổi bật đối tượng
+ Bố cục bài viết chưa cân xứng giữa các phần (Đ.Nam, Duy - 9B; Tuyển - D.Hoàng 9C)
+ Mắc lỗi chính tả, gạch xóa, dùng từ và câu thiếu chủ ngữ
+ Có bài còn đánh số câu do chưa phân biệt được đoạn văn và bài văn (Hùng 9C, Tường 9C)
+ Vẫn còn nhiều em viết số, viết tắt trong đoạn văn và bài văn
* GV chiếu một số lỗi tiêu biểu, HS quan sát
Lỗi
Sửa
Lỗi
Sửa
- xố phận
- bao nâu
- xum vầy
- Vũ Lương
- đoạn chích
- làng là người
- Chương Sinh
- khinh lữ
- số phận
- bao lâu
- sum vầy
- Vũ Nương
- đoạn trích
- nàng là 
- Trương Sinh
- khinh nữ
- phát truyển
- ngày sưa
- tài lăng
- trắc hẳn
- chôi qua
- cây núa
- phù xa
- sinh dưỡng
- phát triển
- ngày xưa
- tài năng
- chắc hẳn
- trôi qua
- cây lúa
- phù sa
- dinh dưỡng
Dùng từ:
- xịt thuốc sâu dầy -> phun thuốc trừ sâu
- những bụi lúa -> khóm lúa
- lúa đẻ con -> lúa đẻ nhánh
- lúa cho năng xuất như ngày nay là thành quả của việc cải tạo nhiều lần -> lúa của việc lai tạo nhiều lần
- Lúa là cây lương thực hàng đầu có vị trí rất quan trọng trong ngành công nghiệp -> . ngành nông nghiệp
- cây lúa cao từ 50 -> 60 milimét -> 50 -> 60 cm
- Thóc phơi 3, 4 ngày nếu trời nắng sẽ được ăn -> sẽ đủ khô 
- lúa cạn trồng trên đá -> các khu vực đồi, núi cao
Đặt câu:
- Sau đó lúa say sát thành gạo -> Người nông dân mang thóc đi xay xát mới thành gạo như chúng ta thấy.
- Cây lúa là cây rất quan trọng trong đời sống người dân -> Cây lúa là cây lương thực rất quan trọng của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung.
- Ngày tháng trôi qua, chúng đã trở thành thời kì con gái thời kì đẹp nhất của cây -> cây lúa phát triển ở thời kì đẹp nhất- người ta gọi đó là lúa thời con gái.
- Gạo không những ăn ngon mà còn thật chất -> Gạo không những ăn ngon, mà còn cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đất nước tân tiến, cây lúa vẫn là thực phẩm chủ yếu của người dân Việt Nam -> Dù cuộc sống có hiện đại bao nhiêu đi chăng nữa, thì cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng của người dân Việt Nam.
-> GV gọi một số HS lên sửa lỗi -> HS dưới lớp tự chữa lỗi vào vở nháp.
* GV đọc bài của HS diễn đạt tốt, đạt điểm cao
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS nhận bài của mình, trao đổi với bạn để học hỏi
* GV thông qua kết quả chung:
Lớp
Điểm
9-10
Điểm
7-8
Điểm
5-6
Điểm
3-4
Điểm
1-2
9B (32)
9C (31)
I. Đề bài: 
II. Đáp án, biểu điểm 
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
IV. Chữa lỗi tiêu biểu
1. Chính tả
2. Dùng từ, đặt câu
3. Lỗi trình bày
4. Lỗi diễn đạt
V. Đọc bài tham khảo – Trả bài:
VI. Kết quả
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP 
Đọc những câu thơ sau: “ Dẹp rồi lũ kiến chòm ong
...........................
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Câu 1: Giải thích ý nghĩa các cụm từ “ lũ kiến chòm ong”, “ kiến nghĩa bất vi”?
Câu 2: Qua cuộc đối thoại: 
 “khoan khoan ngồi đó chớ ra
 .....
 Khuê môn phận gái việc gì đến đây”
Em thấy Vân Tiên là người như thế nào? 
Câu 3: Nêu cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga 
Câu 4: Nhận xét về cách xưng hô của Nguyệt Nga “quân tử” – “tiện thiếp”
Câu 5: Em thấy được những nét đẹp gì trong tâm hồn và nhân cách của Nguyệt Nga qua đoạn trích?
Câu 6: Nêu quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua đoạn trích
Câu 7: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua đoạn trích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs hoàn thành bài tập theo nhóm bàn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Câu 1: “ lũ kiến chòm ong”: chỉ bọn cướp vừa bị Vân Tiên đánh cho một trận tơi bời, “ kiến nghĩa bất vi”: thấy việc nghĩa mà không làm
Câu 2: Trong cuộc đối thoại, Vân Tiên đã khuyên Kiều Nguyệt Nga không ra khỏi xe để giữ gìn lễ nghĩa, tiết hạnh cho nàng, chứng tỏ nàng là một người hiền lành, tử tế, hiểu và trọng lễ nghĩa. Vân Tiên cũng hỏi thăm tên họ Nguyệt Nga, cho thấy sự ân cần, chu đáo của chàng
Câu 3: Cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga: nàng là người con gái danh giá, khuê các, phải từ Tây Xuyên đến Hà Khê theo lời cha để định bề nghi gia nghi thất, không may lại gắp cướp giữa đường
Câu 4: Cách xưng hô của Nguyệt Nga: gọi Vân Tiên là “quân tử” thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ, biết ơn; xưng là “tiện thiếp” thể hiện sự khiêm nhường 
Câu 5: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyệt Nga:
Qua cách xưng hô khiêm nhường, cách giới thiệu bản thân tỉ mỉ mà không khoa trương, cách trả lời đầu cuối rõ ràng và cử chỉ “lạy”, “thưa” ta thấy Nguyệt Nga là một người con gái có học thức, thông minh và mực thước
Nàng sống ngoan ngoãn, hiếu thảo, vâng lời cha, c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_43_den_48_nam_hoc_2021_2022.doc