Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1 đến 3

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1 đến 3

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Biết thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Hiểu tác dụng khi con người có được phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- Có những việc làm cụ thể thể hiện phẩm chất chí công vô tư.

3. Thái độ:

- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư, phê phán những hành vi thể hiện tính ích kỉ, tự lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.

- Năng lực chuyên biệt:

 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị.

- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.

- Kĩ năng tư duy phế phán.

- Kĩ năng tự nhận thức giá trị

III.CHUẨN BỊ :

- GV : -SGK .SGV GDCD 9.

 -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị .

- HS : Kiến thức, giấy thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định: (1')

2. Kiểm tra bài cũ : (4')

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs và đồ dùng, sách vở bộ môn.

3. Bài mới

 

doc 17 trang maihoap55 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1. Kiến thức:
- Biết thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. 
- Hiểu tác dụng khi con người có được phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- Có những việc làm cụ thể thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ:
- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư, phê phán những hành vi thể hiện tính ích kỉ, tự lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị.
- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Kĩ năng tư duy phế phán.
- Kĩ năng tự nhận thức giá trị 
III.CHUẨN BỊ :
- GV : -SGK .SGV GDCD 9.
 -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị .
- HS : Kiến thức, giấy thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ : (4') 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs và đồ dùng, sách vở bộ môn.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
Gv đưa tình huống:
Loan và Thảo được cô chủ nhiệm giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho Đại hội Chi đội. Theo kế hoạch, trước hôm đại hội, hai bạn phải khớp chương trình với nhau, nhưng vì Thảo đang giận Loan (Loan đã ghi tên Thảo vào sổ theo dõi - Loan là tổ trưởng của Thảo) nên Thảo đã không đến làm việc cùng Loan.Nếu là Loan, em sẽ làm gì trong tình huống ấy ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. 
- tác dụng khi con người có được phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Gv cho hs đọc truyện đọc trong SGK sau đó nêu câu hỏi.
(?) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
(?) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
(?) Qua đó em học tập được điều gì ở họ?
(?)Em hãy tìm thêm những tấm gương thể hiện phẩm chất chí công vô tư mà em biết?
- HS đọc to, diễn cảm .
- Cả lớp theo dõi.
- HS: suy nghĩ, trả lời.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: suy nghĩ, trả lời.
- HS: kể
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư.
Tô Hiến Thành dùng người căn cứ vào năng lực từng người -> Ông là người chí công vô tư, làm việc vì lợi ích chung.
2. Điều mong muốn của Bác Hồ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là một tấm gương sáng, Người đã nhận được sự kính trọng, yêu thương của nhân dân
Gv: Qua phần tìm hiểu trên em hiểu chí công vô tư là gì?
Gv chiếu 2 tình huống1b và 1d trong sgk/ 5 yêu cầu học sinh đọc.
Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận (5’) với yêu cầu sau:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong tình huống? Em chọn cách xử sự nào ? Vì sao?
=>Gv đánh giá kết quả và nhận xét.
(?) Vậy chí công vô tư có những biểu hiện như thế nào?
Gv: Bên cạnh đó còn có những hành vi thiếu chí công vô tư cần phê phán như bao che, nhận hối lộ, tham nhũng...
Gv cho hs tìm những tấm gương, câu chuyện về những con người có phẩm chất chí công vô tư.
- Hs: Dựa vào sgk trả lời.
- HS: Nhắc lại khái niệm 
- HS chia nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS: suy nghĩ, trả lời.
- HS tự rút ra bài học cho bản thân.
II/ NỘI DUNG BÀI HỌC:
1, Chí công vô tư là:
Phẩm chất đạo đức thể hiện sự công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2, Một số biểu hiện:
- công bằng, không thiên vị
- không cả nể, bao che, làm theo lẽ phải.
- không tự tư, tự lợi, xuất phát từ lợi ích chung.
=>thống nhất trong cả lời nói, hành động
* Những tấm gương tiêu biểu như Bác Hồ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi...
 (?) Giả sử Tô Hiến Thành vì tình thân mà tiến cử Vũ Tán Đường thay ông thì việc gì xảy ra?
(?) Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Gv mở rộng và liên hệ thực tế tích hợp lồng ghép thuế. (Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong đó có nghĩa vụ đóng thuế ) 
(?) Có quan điểm cho rằng: “Chỉ có người lín nhất là những người có chức có quyền mới cần phải chí công vô tư còn học sinh nhỏ tuổi chưa cần rèn luyện phẩm chất này”. Quan điểm của em về ý kiến trên? Vì sao?
Gv: Tổng kết các ý kiến.
(?) Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư mỗi người cần phải làm gì?
(?) Bản thân em và các bạn trong lớp đã chí công vô tư trong giải quyết công việc chưa? Nếu còn những tồn tại em hãy dự kiến những biện pháp khắc phục.
Gv: Tiểu kết, chuyển ý.
- HS trình bày suy nghĩ của bản thân, bổ sung.
- HS: suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe hiểu liên hệ nghĩa vụ đóng thuế của gia đình.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày quan điểm.
- HS đưa ra cách rèn luyện
- HS liên hệ bản thân, đưa ra những tồn tại và biện pháp khắc phục giải quyết.
-HS nghe.
3, Ý nghĩa:
- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng...
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
4, Học sinh rèn luyện:
- HS phải tu dưỡng bản thân, biết quý trọng, ủng hộ những người có phẩm chất đạo đức này.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, không bao che những việc làm sai trái, công bằng khi đánh giá người khác.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
 (?) Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác: “Phải để việc công, việc nước, lên trên, lên trước việc tư việc nhà.”
- Gv liên hệ mở rộng thêm cho hs về cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động hai không trong ngành giáo dục.
Gv: Yêu cầu hs làm bài tập 3 sgk / 6 
(?) Hãy nêu một vài ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của những người xung quanh mà em biết?
(?) Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư.
( ?) Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học
Gv: kết luận, tổng kết toàn bài.
- HS trả lời.
- HS nghe và mở rộng thêm kiến thức.
- HS đọc đề bài.
trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ví dụ.
+ Các bạn trong lớp
+ Trong gia đình
+ Trong xã hội 
- HS tìm câu ca dao, tục ngữ 
- HS nhận xét, bổ sung.
- Hs thực hiện
- HS nghe.
III/ BÀI TẬP:
Bài tập 3 / 6: 
- Không đồng tình với các việc làm trên vì tất cả những việc đó không thể hiện chí công vô tư.
Bài tập 4 / 6:
- Lớp trưởng công bằng thưởng phạt nghiêm minh ngay cả đối với những bạn chơi thân với mình khi họ mắc khuyết điểm.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
* Xử lý tình huống
Trang ở trong đội Thanh niên xung kích và được giao nhiệm vụ trực ở cổng trường ghi tên các bạn đi học muộn. Một hôm, trong số các bạn đi học muộn có Quân - em họ của Trang học ở lớp dưới. Nhìn thấy Quân, Trang giục em đi thật nhanh vào bên trong sân trường và không ghi tên em vào sổ trực của mình.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với việc Trang làm không ? Vì sao ?
2/ Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống ấy ? Vì sao em chọn cách xử lí như vậy?
Lời giải:
1/ Em không đồng tình với việc làm của Trang. Mặc dù là em họ, nhưng công việc và nhiệm vụ Trang vẫn phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
2/ Em sẽ ghi tên Quân vào sổ ghi chép sao đỏ. Sau đó, giờ ra chơi em sẽ gọi Quân ra khuyên và giải thích cho Quân hiểu cần phải thực hiện đúng quy định của nhà trường.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Tìm hiểu thêm những con người, những biểu hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
4.Hoạt động nối tiếp:(3’) 
a. Hướng dẫn học bài cũ:
- Học thuộc nội dung bài học.- Làm bài tập VBT
 - Học bài và làm bài tập đầy đủ.
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
- Chuẩn bị trước nội dung bài 2 : Tự chủ
 + Đọc và trả lời câu hỏi trong phần đặt vấn đề.
 + Tìm những tấm gương về người có tính tự chủ.
 + Sưu tầm ca dao, tục ngữ 
RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY:
Bài 2: TỰ CHỦ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự chủ?
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Kĩ năng: 
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
- Các kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiểm soát cảm xúc
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị.
- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Kĩ năng tư duy phế phán.
- Kĩ năng tự nhận thức giá trị 
III.CHUẨN BỊ :
- GV : -SGK .SGV GDCD 9.
 -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị .
- HS : Kiến thức, giấy thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ : (4') 
 (?)Hãy kể một tấm gương có phẩm chất chí công vô tư mà em biết? Qua đó em hiểu phẩm chất đó như thế nào?
3. Giới thiệu bài :(2’)
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
Gv giới thiệu tấm gương Trần Ngọc Tuấn 25 tuổi bị điếc và khuyết tật nhưng vẫn vươn lên số phận để khẳng định bản thân để vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: thế nào là tự chủ?
- biểu hiện của người có tính tự chủ.
- vì sao con người cần phải biết tự chủ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
- GV gọi 2 HS đọc phần đặt vấn đề sau đó phát vấn câu hỏi.
(?) Khi biết con trai bị nghiện ma tuý, nhiễm HIV thái độ của bà Tâm như thế nào.
(?) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình.
(?) Qua đó em thấy bà Tâm là người như thế nào.
Gv kết luận:
(?) Em có nhận xét gì về N? Vì sao N lại trở thành con người như vậy.
(?) Theo em N là người như thế nào.
(?) Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
(?) Giả sử trong lớp em có trường hợp giống như bạn N em sẽ làm gì?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong (5’)
Gv nhận xét thống nhất các ý kiến.
- HS đọc diễn cảm .
- Cả lớp theo dõi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1, Một người mẹ:
Bà Tâm chăm sóc con, giúp đỡ những người có hoàn cảnh như bà =>bà là người có bản lĩnh sống, biết làm chủ bản thân nên vượt qua được nỗi đau để tiếp tục sống có ích.
2. Chuyện của N:
- Không làm chủ bản thân, bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo
=> sa ngã, hư háng... 
 (?) Em hiểu tự chủ là gì? Người tự chủ là người như thế nào?
(?) Vì sao N từ chỗ là con ngoan, trò giỏi lại trở ra hư đốn như vậy? 
- Gv phát phiếu học tập cho hs yêu cầu thảo luận theo nhóm tổ trong (5’) mỗi nhóm một tình huống: 
* Em sẽ làm gì trong các tình huống sau đây:
1, Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng.
2, Bạn rủ em trốn học đi chơi điện tử.
3, Em rất muốn có điện thoại nhưng bố mẹ chưa mua cho.
Gv : tổng kết
(?) Theo em tính tự chủ được biểu hiện ra như thế nào?
(?) Trái với tự chủ là gì?
Gv: đối với những biểu hiện trái với tự chủ chúng ta cần phê phán và tránh xa các biểu hiện đó. Vậy tự chủ có ý nghĩa như thế nào ta cùng tìm hiểu tiếp.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS bổ sung
- HS thảo luận nhóm tổ.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
1, Tự chủ là gì?
- Tự chủ là làm chủ bản thân, người biết tự chủ là người biết làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình.
2, Một số biểu hiện:
- Luôn bình tĩnh, tự tin
- Không nóng vội, hấp tấp
- Không sợ hãi hoặc chán nản, bi quan trước khó khăn
- Biết kiềm chế cảm xúc
- Không bị lôi kéo, rủ rê, biết tự ra quyết định cho mình.
 (?) Vì sao con người cần phải có thái độ ôn tồn từ tốn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
(?) Có ý kiến cho rằng người tự chủ luôn hành động theo ý mình bất chấp tất cả, em đồng ý không? Vì sao?
(?) Trong cuộc sống có tính tự chủ mang lại lợi ích gì? Thiếu tính tự chủ sẽ có hại như thế nào? Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
(?) Ngày nay trong cơ chế thị trường tính tự chủ còn quan trọng và cần thiết không ? vì sao?
(?) Theo em chúng ta cần rèn luyện đức tính này như thế nào?
(?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương thể hiện tính tự chủ mà em biết.
(?) Hãy tự đánh giá về bản thân mình xem đã thực sự tự chủ chưa? Phẩm chấy tự chủ có liên quan đến những phẩm chấy nào đã học
GV mỗi học sinh cần phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động và phải biết tự kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.
-
 HS trả lời
- HS trả lời.
- HS rút ra ý nghĩa.
- HS nhắc lại.
- HS lấy ví dụ minh hoạ.
- HS trả lời.
- HS đưa ra phương pháp rèn luyện.
- HS lấy ví dụ.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nghe.
3, Ý nghĩa:
- Là phẩm chất quý giá của mỗi người.
- Giúp con người sống đúng đắn cư xử có đạo đức, văn hoá.
- Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ, không bị nghiêng ngả trước những áp lực tiêu cực.
4, Học sinh rèn luyện:
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai, đưa tình huống: 
Trên đường đi học về có hai bạn học sinh đi va xe vào nhau. Bạn A đi đúng đường bị xây xát chân tay, xe hư háng nặng còn bạn B thì đi trái đường nhưng không việc gì.
Yêu cầu 2 nhóm ( 2tổ/ nhóm ) xây dựng đoạn kết và phân vai diễn xuất.
+ Nhóm 1 : xử lý theo tính tự chủ.
+ Nhóm 2 : xử lý không có tính tự chủ.
Gv: nhận xét động viên các nhóm =>nhấn mạnh ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
(?) Em hiểu gì về câu ca dao:” Dù ai nói ngả nói nghiêng...”
(?) Yêu cầu hs đọc và làm bài 1 sgk/ 8
(?) Yêu cầu hs đọc và làm bài 3 sgk/ 8
Gv: nhận xét, tổng kết toàn bài.
- HS chia nhóm viết lời thoại phân vai, diễn xuất.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
III. BÀI TẬP:
Bài tập 1/ 8:
-Đồngý: a,b,d,e=>biểu hiện của tính tự chủ.
Bài tập 3/ 8:
Việc làm của Hằng thiếu tự chủ =>khuyên bạn rút kinh nghiệm lên suy nghĩ trước khi làm. 
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay.
Câu hỏi:1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không ? Vì sao ?
2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào ? Vì sao em làm như vậy ?
Lời giải:
1/ Em không đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam. Bởi vì, Nam giải quyết mâu thuẫn không lành mạnh, chỉ vì chút mâu thuẫn mà Nam lại rủ bạn đi đánh nhau
2/ Nếu là Hải, em sẽ từ chối dù Nam là bạn thân. Sau đó, em sẽ giải thích cho Nam hiểu và tìm cách giải quyết mâu thuẫn lành mạnh hơn
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trên cơ sở xem xét mình còn yếu hay thiếu sót ở điểm nào.
4.Hoạt động nối tiếp:(3’) 
a. Hướng dẫn học bài cũ:
- Học bài và làm bài tập đầy đủ.
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
- Chuẩn bị trước nội dung bài 3 "Dân chủ và kỷ luật":
 + Đọc và trả lời câu hỏi.
 + Liên hệ thực tế những việc làm dân chủ, kỉ luật.
VII.RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY:
Bài 3 : DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 
 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị.
- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Kĩ năng tư duy phế phán.
- Kĩ năng tự nhận thức giá trị 
III.CHUẨN BỊ :
- GV : -SGK .SGV GDCD 9.
 -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị .
- HS : Kiến thức, giấy thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ : (4') 
GV yêu cầu HS làm bài 1, 2 VBT
 (?) Bản thân em đã có tính tự chủ chưa? Theo em học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
3. Giới thiệu bài :(2’)
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
Gv đưa ra tình huống
Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng. Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ? Để trả lời cho câu hỏi này, .
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề .
- yêu cầu HS thảo luận nội dung sau:
(?) Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên. Điều đó mang lại cho lớp 9A kết quả gì.
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của ông giám đốc. Việc làm của ông giám đốc đã gây tác hại như thế nào ? Vì sao?
(?) Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì?.
- HS đọc diễn cảm.
- Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo nhóm bàn ( thời gian thảo luận là 5’) 
- Trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời: chuyên quyền độc đoán, => thiếu dân chủ.
- HS liên hệ rút ra bài học.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1, Chuyện ở lớp 9A
 Mọi người đều được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và thống nhất hành động =>Cuối năm lớp 9A được tuyên dương là tập thể xuất sắc.
2, Chuyện ở một công ty
Ông giám đốc gây ra hậu quả là công ty thua lỗ nặng nề do không phát huy được tính dân chủ trong công ty.
 (?) Qua phần tìm hiểu phần đặt vấn đề vậy các em hiểu thế nào là dân chủ và kỷ luật.
(?) Hãy lấy ví dụ thể hiện tính dân chủ trong gia đình, nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em biết.
 Gv chốt lại cho hs 
(?) Vậy dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào. Lấy ví dụ minh hoạ.
(?) Hãy kể một số việc làm của bản thân em thực hiện tốt tính kỉ luật.
Gv kết luận, chuyển ý.
- Gv tích hợp về Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế. Công dân có quyền dân chủ trong việc tham gia, phản ánh, đề nghị về những vấn đề bất hợp lý trong chính sách pháp luật thuế( tính dân chủ)
- Thực hiện nghiêm chính sách thuế cũng là tôn trọng kỉ luật.
- HS nêu khái niệm.
- HS nhắc lại
- HS lấy ví dụ
- HS trình bày theo ý hiểu của bản thân. (HS trình bày 1’)
- HS trả lời.
- HS nghe.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
1, Khái niệm: ( sgk)
- Dân chủ :
- Kỉ luật : 
* Một số biểu hiện:
- Được đóng góp ý kiến 
- Được tham gia 
- Được biết khi việc có liên quan đến mình hoặc tập thể.
2, Mối quan hệ:
- Dân chủ và kỉ luật có mối quam hệ hai chiều thể hiện kỉ luật là điều kiện đảm bảo dân chủ thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
 (?) Làm theo đúng những điều đã quy định có phải là mất tự do, mất dân chủ không ? Vì sao?
(?) Theo em dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
GV thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật sẽ phát huy sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
=>Gv tích hợp thuế.
(?)Trong nội quy học sinh có điều nào nói về dân chủ và kỉ luật không . 
(?) Theo em rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như thế nào.
Gv chốt lại, chuyển ý.
- HStrả lời.
- HS bổ sung.
- HS dựa vào sgk nêu ý nghĩa.
- HS lắng nghe.
- HS nêu tên
- HS nêu cách rèn luyện
3, Ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp.
4, Cách rèn luyện
(sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
 (?) Trong tập thể lớp em đã phát huy quyền dân chủ chưa? Hãy kể tên một số việc làm phát huy quyền dân chủ và thực hiện tốt kỉ luật ở tập thể lớp em. Điều đó mang lại lợi ích gì.
(?) Em hiểu gì về chủ trương của Đảng và nhà nước ta “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.
(?) Hãy kể tên các hoạt động xã hội mang tính dân chủ mà em biết.
GV yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1.
(?) Bản thân em đã thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật chưa? Nêu những biện pháp khắc phục những tồn tại ( nếu có)
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ thực tế trả lời
- HS kể.
- HS đọc và suy nghĩ, trả lời.
- HS nhận xét
- Hs trả lời và đưa ra dự kiến khắc phục.
III.BÀI TẬP:
Bài tập 1:
- Việc làm thể hiện dân chủ: a, c, d. 
-Việc làm thiếu dân chủ: b.
- Việc làm thiếu kỉ luật: e
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Em hãy lên kế hoạch cho bản thân mình để luôn thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
theo các tiêu chí sau:
 - Kế hoạch để hoàn thành bài tập.
 - Thời gian đến lớp, ra về.
 - Học nhóm và các hoạt động tập thể.
 - Trực nhật và lao động công ích...
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
- Tìm hiểu thêm việc thực hiện dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống.
thiếu sót ở điểm nào.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về dân chủ, kỷ luật.
4.Hoạt động nối tiếp:(5’) 
a. Hướng dẫn học bài cũ:
- Học bài và làm bài tập 2, 4 sgk / 11.
 b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
- Chuẩn bị trước nội dung bài 4: "Bảo vệ hoà bình"
 + Sưu tầm tranh ảnh...
 + Sưu tầm tư liệu nói về hậu quả của chiến tranh.
RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY:
Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối thcs và thpt
website: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_1_den_3.doc