Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Minh Tân

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Minh Tân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.

- Giải thích được vì sao cần bảo vệ hoà bình?

- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.

- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.

- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý các hành vi bạo lực gia đình; lên án phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Không vi phạm quy định của pháp luật phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực không đúng với pháp luật

 

doc 8 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5161
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4- Tiết 4
Ngày soạn: 5/09/2021
Bài 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ hoà bình?
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.
- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý các hành vi bạo lực gia đình; lên án phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Không vi phạm quy định của pháp luật phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực không đúng với pháp luật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:	
A.Khởi động
a. Mục tiêu: 
- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề, việc làm của thanh niên trong việc bảo vệ hòa bìnhl trong thời kì CNH- HĐH đất nước.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
b. Nội dung: HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng
c. Sản phẩm: 
-Học sinh hát và nêu cảm nhận.
- HS phát biểu được chủ đề 
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-GV: Cho HS nghe bài hát " Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng
? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trao đổi 
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Lời bài hát là lời nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên với trách nhiệm xây dựng và đóng góp, bảo vệ Tổ Quốc
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học 
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?(10’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình
 b. Nội dung: 
- Hs đọc và tìm hiểu “đặt vấn đề” ,nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình 
c. Sản phẩm: 
-Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: GV chia lớp thành nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
->Hs đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trên máy chiếu.
->Trả lời câu hỏi
? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem các bức ảnh trên?
? Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho con người?
? Chiến tranh đã gây hậu qủa gì cho trẻ em?
? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
- B3: HS: báo cáo
-> Sự tàn khốc của chiến tranh. Giá trị của hoà bình. Sự cần thiết phải đẩy lùi, ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
+ Chiến tranh TG I làm 10 triệu người chết 
+ Chiến tranh TG II làm 60 triệu người chết.
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Gv: Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại. Đó là bảo vệ hoà bình chống chiến tranh. Học sinh chúng ta cần hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh, thế nào là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chính nghĩa.
? Thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình ?
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS: báo cáo
- HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
GV: Tích hợp GDQP (Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.Thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hoà bình là làm mọi việc để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ hoà bình và trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
 a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Vì sao phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
 b. Nội dung: 
- Hs đọc và tìm hiểu Vì sao phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
c. Sản phẩm: 
-Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
? Nêu sự đối lập của hòa bình và chiến tranh?
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
-B3: HS: báo cáo
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Hoà bình
Chiến tranh
Đem lại cuộc sống bình yên, tự do.
Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Là khát vọng của loài người.
Gây đau thương, chết chóc.
Đói nghèo, bệnh 
tật, không được học hành, thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá. 
Là thảm hoạ của loài người.
? Lòng yêu hoà bình được thể hiện như thế nào? Vì sao phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh?
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS: báo cáo
- HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
 2. Vì sao phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
 phải bảo vệ hòa bình là vì:
+ Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.
+ Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
- Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hoà bình.
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Ý nghĩa của các hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. 
 b. Nội dung: 
- Ý nghĩa của các hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. 
c. Sản phẩm: 
-Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: GV cho lớp thực hiện các yêu cầu sau:
? Em hãy phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa?
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
- B3: HS: báo cáo
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Chiến tranh chính nghĩa
Chiến tranh phi nghĩa
Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.
Bảo vệ độc lập tự do.
Bảo vệ hoà bình.
Gây chiến tranh giết người, cướp của.
Xâm lược đất nước khác.
Phá hoại hoà bình.
? Nêu các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới?
? Ý nghĩa của các hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hòa bình?
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS: báo cáo
- HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá 
 3. Ý nghĩa của các hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. 
-> Hoạt động gìn giữ hoà bình ở Trung đông.
- Các hoạt động đi bộ vì hoà bình, mít tinh, biểu tình, vẽ tranh, viết thư, tặng quà...
-> Ý nghĩa: Giữ gìn hoà bình, chống chiến tranh, làm giảm các mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia; đảm bảo trật tự an ninh xã hội; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người.
Hoạt động 4: Tìm hiếu các biểu hiện của cuộc sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Biểu hiện của cuộc sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
 b. Nội dung: 
Biểu hiện của cuộc sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày
c. Sản phẩm: 
-Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Gv yêu cầu HS làm bài tập 1, (sgk)
Đáp án; a,b,d,e,h,i
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
- B3: HS: báo cáo
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
? Nêu biểu hiện sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày?
? Để bảo vệ hoà bình chúng ta cần làm gì?
? Là HS em sẽ làm gì để góp phần chống chiến tranh bảo vệ hoà bình trên thế giới
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS: báo cáo
- Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ;
- Biết thừa nhận những điểm khác với mình;
- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn;
- Biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của người khác;
- Sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt, kì thị với người khác;
- Biết tôn trọng người khác, tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc khác.
Biện pháp:
- Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
- Thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- Ủng hộ và tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột....
- HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
 4. Biểu hiện của cuộc sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ;
- Biết thừa nhận những điểm khác với mình;
- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn;
- Biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của người khác;
- Sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt, kì thị với người khác;
- Biết tôn trọng người khác, tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc khác.
* Trách nhiệm của học sinh:
- Luôn thể hiện lối sống hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Tham gia các hoạt động chống chiến tranh bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Có thái độ yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
C.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
b. Nội dung: 
- Làm bài tập trong bài tập 2, 3SGK).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2,3?
- Học sinh tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS
1 . Bài tập2/16
- Tán thành: a, c: Con người sinh ra ai cũng có quyền sống trong hoà bình và được hưởng niềm vui vì đó là 1 quyền của con người do vây ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không của riêng ai
 - Không tán thành: b: Nước nhỏ cũng có thể ngăn chặn được chiến tranh nếu họ có lòng yêu hoà bình,l òng yêu nước và có tinh thần hợp tác (VD dân tộc VN ta)
 3. Bài tập 3/10
 - Đi bộ vì hoà bình, vẽ tranh vì hoà bình, viết thư cho bạn bè quốc tế,ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, kêu gọi mọi người hành động vì trẻ em
*Báo cáo kết quả: - HS: tb cá nhân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
? Bản thân em và các bạn có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hoà bình?
 Hoạt độ
g
Nên
Ko nên
- Đi bộ vì hoà bình.
- Vẽ tranh vì hoà bình.
- Viết thư cho bạn bè qtế.
- Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam
- Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
- Ko thgia vào các hoạt động tập thể mà chỉ chú ý vào công việc của mình.
- Ko muốn giao lưu với bạn bè qtế vì ko muốn bị ảnh hưởng những thói xấu.
X
X
X
X
X
X
X
III. Luyện tập
 1 . Bài tập2/16
 - Tán thành: a, c: Con người sinh ra ai cũng có quyền sống trong hoà bình và được hưởng niềm vui vì đó là 1 quyền của con người do vây ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không của riêng ai
 - Không tán thành: b: Nước nhỏ cũng có thể ngăn chặn được chiến tranh nếu họ có lòng yêu hoà bình,l òng yêu nước và có tinh thần hợp tác (VD dân tộc VN ta)
 3. Bài tập 3/10
 - Đi bộ vì hoà bình, vẽ tranh vì hoà bình, viết thư cho bạn bè quốc tế,ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, kêu gọi mọi người hành động vì trẻ em
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
? Đọc yêu cầu đề bài ?
 Hùng là 1 hs cao to trong lớp . Cậu ta hay tổ chức nhóm bạn sanh gây gổ với lớp khác . Có hôm Hùng đánh 1 bạn bị chảy máu mũi, thầy hiệu trưởng phải gọi Hùng lên văn phòng làm bản kiểm điểm, các thầy cô giáo rất lấy làm phiền lòng, còn các bạn thì dần xa lánh Hùng .
 ? Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng ?
 ? Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng ? 
? Gv đọc cho hs tư liệu về sự ra đời của : Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới .
 ? Em haỹ nêu ý nghĩa của việc ra đời Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới ?
 ? Em hãy tình hiểu về những việc làm của Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :cá nhân
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS
 ( Sách bài tập)
 - Hùng là 1 hs có ý thức kém, thích gây gổ khiêu khích, không hoà đồng với các bạn ....
 - Nếu em là bạn cùng lớp em sẽ gặp Hùng có lời khuyên với bạn, rủ bạn tham gia vào các hoạt động hữu ích của lớp...
 (Sách bài tập)
 - Ý nghĩa : Tập hợp các lực lượng yêu hoà bình ở tất cả các nước để cấm vũ khí giết người, ngăn chặt chạy đua vũ tranh...
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
,hướng dẫn học tập ở nhà(2’)
- Học thuộc nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập sgk.vở bài tập	
- Chuẩn bị bài mới: bài 5 “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. 
Sưu tầm các câu chuyện,tranh ảnh,báo chí,các hoạt động vì hoà bình - HS thực hiện tốt ATGT 
Ký duyệt tuần 4
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_4_bao_ve_hoa_binh_nam_ho.doc