Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 2: Tự chủ - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Thu Phương
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Về kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác
b. Kĩ năng sống: tìm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, ra quyết định.
3.Về thái độ:
- Tôn trọng những người có ý thức tự chủ
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
4. Về phẩm chất, năng lực: Phẩm chất trung thực, trách nhiệm. Năng lực tự học, tự tìm kiếm thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp
* Tích hợp:
- GD đạo đức:
+ Tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, chịu trách nhiệm, khoan dung.
+ Biêt tôn trọng, yêu thương, khoan dung, nhân ái với những người thân ( hoặc bạn bè.) vì không tự chủ được hành vi của mình mà gây ra hậu quả đáng tiêc.
+ Biêt rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
+ Biêt chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, bài tập tình huống.
- Học sinh: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận; giảng giải; sơ đồ tư duy
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kể chuyện, động não
Ngày soạn: 11.9.2020 Tiết thứ: 2 Ngày dạy Lớp dạy 9A1 9A2 Bài 2: TỰ CHỦ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự chủ. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 2. Về kĩ năng: a. Kĩ năng bài học: - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. - Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác b. Kĩ năng sống: tìm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, ra quyết định. 3.Về thái độ: - Tôn trọng những người có ý thức tự chủ - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. 4. Về phẩm chất, năng lực: Phẩm chất trung thực, trách nhiệm. Năng lực tự học, tự tìm kiếm thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp * Tích hợp: - GD đạo đức: + Tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, chịu trách nhiệm, khoan dung. + Biêt tôn trọng, yêu thương, khoan dung, nhân ái với những người thân ( hoặc bạn bè...) vì không tự chủ được hành vi của mình mà gây ra hậu quả đáng tiêc. + Biêt rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động. + Biêt chịu trách nhiệm về hành vi của mình. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, bài tập tình huống. - Học sinh: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận; giảng giải; sơ đồ tư duy 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kể chuyện, động não IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1.Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu 1: Em hiểu thế nào là chí công vô tư ? Nêu ví dụ về chí công vô tư trong cuộc sống ? Gợi ý trả lời: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích cá chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - Ví dụ: dựa trên sự trả lời của hs để đánh giá 3. Giảng bài mới Giới thiệu bài: (2 phút) GV: Đưa ra câu truyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện trên nói về đức tính gì của thầy? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét chuyển nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc - Mục tiêu: Qua tìm hiểu chuyện đọc HS hiểu được thế nào là tự chủ. - Rèn luyện phẩm chất, NL: Phẩm chất trách nhiệm. Năng lực nhận thức các vấn đề đạo đức, công dân ( cụ thể là NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự nhận thức, NL đảm nhận trách nhiệm) - Thời gian: 10 phút - Cách tiến hành: GV: Gọi HS đọc truyện HS: Đọc GV: Nhận xét giọng đọc và chia làm hai nhóm tương ứng tìm hiểu hai câu chuyện HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời. - Nhóm 1: ? Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào? - Con trai bị nghiện ma túy và bị nhiễm HIV/AIDS. - Bà chôn chặt nỗi đau để chăm sóc con, bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV khác, bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ gần giũi chăm sóc họ. ? Bà Tâm đã làm được gì trước nỗi bất hạnh đó? - Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình. ? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì ? Nhóm 2: ? Trước đây N là HS có ưu điểm gì? - N là HS ngoan và học khá ? Những hành vi sai trái của N sau này là gì? - N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia đua xe máy, N trốn học, thi trượt tốt nghiệp, N bị nghiện, trộm cắp.. ? Vì sao N lại có kết cục xấu như vậy? - Vì: N không làm chủ được tình cảm bản thân và hành vi của mình gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội. GV: Nhận xét đặt câu hỏi ? Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét câu trả lời của nhóm chuyển nội dung bài học. * Kết luận: - Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ. Còn N đã không làm chủ được bản thân trước sự cám dỗ. - Phải có tính tự chủ như bà Tâm để không phải sai lầm như N. ? Thế nào là tự chủ ? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - Mục tiêu :HS hình thành ý thức chấp hành PL. Nêu được biểu hiện của người có đức tính tự chủ - Rèn luyện phẩm chất, năng lực: Phẩm chất trách nhiệm, trung thực. NL nhận thức, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL trách nhiệm của HS. - Thời gian: 15 phút - Cách tiến hành: ? Theo em người có tính tự chủ sẽ tuân theo pháp luật như thế nào ? - Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của pháp luật. - Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ để trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng pháp luật - Biết làm chủ bản thân, không được làm trái pháp luật. - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành pháp luật. GV: Đặt câu hỏi chia làm 2 nhóm lớn. HS: Thảo luận cử đại diện trả lời ? Nêu biểu hiện trái tự chủ ? * Thảo luận: - Biểu hiện trái: Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn, sa ngã cám dỗ bị lợi dụng, thiếu cân nhắc ? Nêu biểu hiện của người có tính tự chủ ? - Làm chủ suy nghĩ hành động, tình cảm. - Tự tin bình tình Kết luận: ? Qua tìm hiểu chuyện trong phần đặt vấn đề em hãy cho biết tự chủ có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân của mỗi người ? Gv đưa ra cậu chuyện pháp luật về trùm ma túy Nguyễn Văn Thuận bị bắt tại Sơn La trong tháng 7/2018 để thấy được vì thiếu tự chủ nên lao vào con đường phi pháp...cầm đầu đường dây ma túy 2700 bánh heroin bị thu giữ tại Quảng Ninh năm 2013. ? Theo em HS cần rèn luyện như thế nào ? *Tích hợp giáo dục đạo đức: + Biết tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, chịu trách nhiệm, khoan dung với người thân. + Biết rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩa trước khi hành động. + Biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình. *Kết luận: Nhận xét kết luận đưa ra câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đánh giá và ứng xử trước những tình huống liên quan đến vấn đề tự chủ. - Rèn luyện phẩm chất, NL: Phẩm chất trách nhiệm. NL giải quyết vấn đề; NL tư duy phê phán, NL trách nhiệm, NL sáng tạo, NL hợp tác. - Thời gian: 6 phút - Cách thực hiện GV: Đưa ra bài tập trên phiếu học tập HS: Trả lời cá nhân Bài tập 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao? A, Tự chủ là biết kiềm chế bản thân. B, Không nên nóng nảy vội vàng. C, Người tự chủ luôn hành động theo ý mình. D, Cần biết điều chỉnh hành vi thái độ. Bài tập 1: Đáp án: a, b, d Thể hiện sự tự chủ Bài tập 2: Một bạn trong lớp đặt điều, nói không đúng về em. Trong tình hướng này em sẽ ứng xử như thế nào? * Kết luận: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học I. Đặt vấn đề Truyện đọc + “Một người mẹ” + “Chuyện của N” II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Tự chủ: Là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ luôn làm chủ những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh tự tin biết tự điều chỉnh hành vi của mình. 2. Ý nghĩa : - Là một đức tính quý giá - Nhờ có tính tự chủ con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Giúp chúng ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách cám dỗ. 3. Cách rèn luyện: - Tập suy nghĩ trước khi hành động. - Sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ lời nói, hành động của mình đúng hay sai kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa. III. Luyện tập Bài tập :1 Đáp án: a, b, d Thể hiện sự tự chủ 4. Củng cố (4 phút): * Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: GV cung cấp thông tin: HS đọc thông tin Nhận xét, đánh giá Ngày 18-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa” với những lời tha thiết: “Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được Độc lập, Tự do... Vừa đây, Việt Minh lại triệu tập Việt Nam Quốc dân đại biểu Đại hội bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam để lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiên quyết đấu tranh kỳ cho nước được độc lập... Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ Lâm thời của ta lúc này. Hãy đoàn kết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nước. Như vậy thì Tổ quốc ta nhất định mau được độc lập, dân tộc ta nhất định mau được tự do. Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. - Đem sức ta mà giải phóng cho ta. - Trong kháng chiến, nước ta nhờ sự giúp đỡ của các nước trên thế giới, nhưng Hồ Chí Minh đã nói: “ Sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. - Hồ Chí Minh nói: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào đó” - Qua nội dung bài học Tự chủ, em tiếp nhận được những kiến thức nào? - HS trả lời GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung. 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2’): - Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK - Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về tự chủ - Đọc trước bài 3” Dân chủ và kỉ luật” + Đọc kĩ phần đặt vấn đề và nội dung bài học, trả lời câu hỏi trong bài + Mỗi tổ chuẩn bị tình huống và trao đổi giữa các nhóm liên quan vấn đề dân chủ kỉ luật ở lớp em. IV. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_2_tu_chu_nam_hoc_2020_20.docx