Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thu Thủy

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyên thống tốt đẹp của dân tộc.

- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 2. Về kĩ năng

- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 3. Về thái độ

- Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Thuyết trình

- Đàm thoại

- Động não

- Thảo luận nhóm

III. Tài liệu và phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 9.

- Truyện đọc, truyện kể.

- Tình huống.

- Hình ảnh.

IV. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu 1: Thế nào là hợp tác? Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào?

Câu 2: Vì sao cần phải hợp tác giữa các quốc gia? Đảng và Nhà nước ta có chính sách gì về việc tăng cường hợp tác quốc tế?

 3. Dạy bài mới

 3.1. Giới thiệu bài mới (3 phút)

- GV: Đọc cho HS nghe câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tỗ mùng mười tháng ba”.

- GV: Câu ca dao trên nói lên điều gì?

- HS: Nói về sự biết ơn của nhân dân ta đối với những người có công xây dựng nên đất nước Việt Nam.

- GV: Đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà thế hệ trẻ ngày nay chúng ta cần phải kế thừa và phát huy. Vậy chúng ta kế thừa và phát huy các truyền thống dân tộc như thế nào, nó có ý nghĩa gì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1).

 

docx 6 trang maihoap55 9810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 - Tiết 7
Ngày soạn: 19/10/2019	 Ngày dạy: 
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyên thống tốt đẹp của dân tộc.
- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2. Về kĩ năng
- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 3. Về thái độ
- Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Thuyết trình
- Đàm thoại
- Động não
- Thảo luận nhóm
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 9.
- Truyện đọc, truyện kể.
- Tình huống.
- Hình ảnh.
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1: Thế nào là hợp tác? Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào?
Câu 2: Vì sao cần phải hợp tác giữa các quốc gia? Đảng và Nhà nước ta có chính sách gì về việc tăng cường hợp tác quốc tế?
 3. Dạy bài mới
 3.1. Giới thiệu bài mới (3 phút)
- GV: Đọc cho HS nghe câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tỗ mùng mười tháng ba”.
- GV: Câu ca dao trên nói lên điều gì?
- HS: Nói về sự biết ơn của nhân dân ta đối với những người có công xây dựng nên đất nước Việt Nam.
- GV: Đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà thế hệ trẻ ngày nay chúng ta cần phải kế thừa và phát huy. Vậy chúng ta kế thừa và phát huy các truyền thống dân tộc như thế nào, nó có ý nghĩa gì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 1).
 3.2. Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề(10 phút)
GV: Cho HS đọc 2 mẫu truyện trong SGK.
GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK:
a. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
b. Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
c. Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.
d. Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV: nhận xét, chuyển ý.
- HS đọc truyện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
I. Đặt vấn đề
 1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta
 2. Chuyện về một người thầy
a. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khắn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Thực tiễn đã chứng minh điều đó: 
+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng; Bà Triệu; Trần Hưng Đạo; Lê Lợi; Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.
+ Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trân, của cán bộ công chức, những người phụ nữ, người cha, người mẹ, của nam nữ công nhân, nông dân, của tầng lớp thanh thiếu niên ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
b. Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ. 
- Cách cư xử đó thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
c. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, lao động .
- Các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách cư xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam).
- Các truyền thống về nghệ thuật (nghệ thuật chèo, tuồng, các làn điệu dân ca ).
- Những nghề truyền thống (đúc đồng, thêu, dệt )
d. Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (15 phút)
GV: Cho HS xem một số hình ảnh.
GV: Em hãy mô tả việc làm được thể trong mỗi bức tranh.
GV: Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV: nhận xét, kết luận.
Câu hỏi dành cho HS khuyết tật:
? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam mà em biết.
GV: Có phải chúng ta nên kế thừa và phát huy tất cả các truyền thống của dân tộc không? Vì sao?
GV: Nhận xét.
GV: Em hãy phân biệt “phong tục” và “hủ tục”.
GV: Cho HS thảo luận:
+ Nhóm 1+2: Nêu những truyền thống mang ý nghĩa tích cực.
+ Nhóm 3+4: Nêu những truyền thống mang ý nghĩa tiêu cực.
GV: Nhận xét.
Câu hỏi dành cho hs khuyết tật:
? Những giá trị truyền thống mang ý nghĩa tiêu cực chúng ta cần làm gì?
GV: Em hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của quê hương em?
GV: Em thấy những truyền thống ấy có cần được kế thừa và phát huy không?
GV: Nhận xét.
- HS xem ảnh.
- HS trả lời.
+ Hình 1: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Hình 2: Phát gạo cho người nghèo. Thể hiện truyền thống tương thân tương thân tương ái.
+ Hình 3: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Không gian văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên.
+ Hình 4: Áo dài. Trang phục truyền thống của người Việt Nam.
- HS trả lời.
- Tôn sư trọng đạo, biết ơn, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm, lao động cần cù 
- Không. Vì bên cạnh những truyền thống tốt đẹp thì còn có những phong tục, hủ tục lạc hậu, cần phải bỏ đi như: trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan, tục lệ ma chay cúng bái, nếp sống tùy tiện coi thường pháp luật 
- Phong tục: Là những thói quen, nếp sống tốt đẹp, các truyền thống quý báu của dân tộc cần được kế thừa và phát huy.
- Hủ tục: Là những thói quen, quan niệm sống lạc hậu, không phù hợp với xã hội hiện nay và cần đấu tranh để bài trừ.
- HS thảo luận và trình bày:
+ Yếu tố tích cực: truyền thống yêu nước, đoàn kết, biết ơn, tôn sư trọng đạo, phong tục tập quán lành mạnh 
+ Yếu tố tiêu cực: tập quán lạc hậu, suy nghĩ lối sống tùy tiện, coi thường pháp luật, tư tưởng địa phương hẹp hòi, tục lệ ma chay, cúng bái 
- Học sinh trả lời.
- Hoc sinh trả lời.
- Hoc sinh trả lời.
II. Nội dung bài học
 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 2. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tố đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo ; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng. chèo, các làn điệu dân ca ).
Hoạt động 3: Luyện tập (5phút)
GV: Cho HS làm bài tập 1 trong SGK.
- HS trả lời.
III. Bài tập
BT1:
+ Những thái độ và hành vi thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: a, c, e, h, i, l.
+ Giải thích: Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống.
4. Củng cố (5phút)
- Gv hệ thống lại nội dung bài học.
5. Dặn dò (1phút)
- Về nhà học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 2).
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_7_ke_thua_va_phat_huy_tr.docx