Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

 PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ

A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điềù chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề Quan hệ với cọng đồng, đất nước, nhân loại.

- Chủ đề được xây dựng trên cơ sở từ kiến thức thuộc phạm trù đạo đức liên quan đến xu thế hiện nay là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về nhiều mặt SGK GDCD 9 (NXB GD Việt Nam) dựa trên cuốn Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD, kiến thức lấy từ:

+ Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. (SGK GDCD 9)

+ Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển.

+Tài liệu tham khảo :Tài liệu chuẩn KTKN, SGV GDCD 9, SGK giáo dục công dân 9.

+ Bài tập tình huống công dân 9

 +Tranh ảnh, thông tin liên quan đến chủ đề.

- Chủ đề được xây dựng trên cơ sở các tiết có nét tương đồng về nội dung kiến thức các bài. Các tiết này đều hướng tới mục tiêu cho học sinh hiểu về sống hợp tác hội nhập là xu thế chung của thế giới hiện nay và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đồng thời cho học sinh phát triển năng lực hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người xung quanh tiến tới họp tác với bạn bè trong và ngoài nước.

 

doc 16 trang maihoap55 21341
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề : QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI
 PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ 
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ 
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điềù chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề Quan hệ với cọng đồng, đất nước, nhân loại..
- Chủ đề được xây dựng trên cơ sở từ kiến thức thuộc phạm trù đạo đức liên quan đến xu thế hiện nay là xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về nhiều mặt SGK GDCD 9 (NXB GD Việt Nam) dựa trên cuốn Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD, kiến thức lấy từ:
+ Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. (SGK GDCD 9)
+ Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển.
+Tài liệu tham khảo :Tài liệu chuẩn KTKN, SGV GDCD 9, SGK giáo dục công dân 9.
+ Bài tập tình huống công dân 9
 +Tranh ảnh, thông tin liên quan đến chủ đề.
- Chủ đề được xây dựng trên cơ sở các tiết có nét tương đồng về nội dung kiến thức các bài. Các tiết này đều hướng tới mục tiêu cho học sinh hiểu về sống hợp tác hội nhập là xu thế chung của thế giới hiện nay và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đồng thời cho học sinh phát triển năng lực hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người xung quanh tiến tới họp tác với bạn bè trong và ngoài nước.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN 
Tuần
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
5
5
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
6
6
Hợp tác cùng phát triển - Tổng kết chủ đề.
7
7
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU CHUNG
- Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, sống hội nhập, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
 	- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
 - Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
 II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu
- Nêu được khái niệm Tình hữu nghị giữa các dân tộc, hợp tác cùng phát triển.
- Trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết phải xây dựng tình hữu nghị và hợp tác với các tổ chức, các quốc gia trên thế giới trong các lĩnh vực.
- Phân tích được các điều kiện thuận lợi và những khó khăn của nước ta hiện nay trong quá trình quan hệ ngoại giao cũng như hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
 2. Về kĩ năng
-Kỹ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị.
- Kỹ năng tư duy phê phán.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hoạt đông hòa bình hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới.
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những thái độ hành vi việc làm thiếu hợp tác.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa nước ta và các nước khác trên thế giới.
- Kỹ năng hợp tác.
 3. Về thái độ: giáo dục cho học sinh: 
- Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
- Tuyên truyền, vận động mọi người ủng h chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị, hợp tác quốc tế.
4. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác với bạn bè, thầy cô, những người xung quanh.
- Năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống, học tập.
- Năng lực giao tiếp ứng xử và sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giải quyết vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
C. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.
+ Thiết kể giáo án, bài giảng điện tử. 
+Các phương tiện dạy học:Video clips, tranh ảnh, tình huống, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh: 
+ Đọc trước và chuẩn bị các bài trong SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề; 
Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Tuần 5- Tiết PPCT 5 Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN 
TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Ngày soạn : 30/9/2020
Ngày dạy 
Lớp 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Kể được quan hệ hữu nghị giữa nước ta với một số nước .Ví dụ: Quan hệ Việt –Lào, quan hệ Việt Nam – Cu Ba..
 2. Về kĩ năng	
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Rèn luyện kĩ năng sống.
3. Vê thái độ
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
 4. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, Sách TLC KT KN, GA, tranh ảnh, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh: SGK, vở , sưu tầm tranh ảnh, tài liệu 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
 ?Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình?
 ? Em hãy tìm 3 hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân cả nước cũng như nhân dân thế giới tiến hành?
 2. Giảng kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
HS: Hát bài “Trái đất này là của chúng em”
GV: Nhận xét, đặt câu hỏi
? Nội dung bài hát thể hiện điều gì?
HS: Trả lời (Kêu gọi tình đoàn kết, gắn bó hoà bình của loài người trên Trái đất)
GV: Nhận xét, vào bài
“Để bảo vệ hoà bình trên thế giới, các dân tộc trên thế giới cần xây dựng mối quan hệ hữu nghị với nhau”. Vì sao phải làm như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài 5
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
Nêu vấn đề để HS hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
GV đưa thông tin:.
GV cung cấp thông tin cập nhật mới cho hs biết.
Tính đến nay, VN là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ.
Tính đến` tháng 8 năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 185 quốc gia, đã trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao với hơn 70 quốc gia trên thế giới.
 (Nguồn Bộ Ngoại giao)
- GV: Quan sát thông tin trên em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?.
- HS quan sát Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới
GV: Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết? Tác dụng của nó với sự phát triển đất nước?.
+ VD: Mối quan hệ VN - ASEAN, VN - CuBa 
+ Tác dụng: Mở rộng đoàn kết, phát triển đất nước 
Trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông vào đầu tháng 5/2014. Các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng đã làm gì để VN giữ vững chủ quyền biển đảo TQ?
Gv: Vậy thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ?
GV yêu cầu hs liên hệ và mở rộng.
I- Nội dung bài học
1.Khái niệm:
 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Ví dụ: Quan hệ Việt – Lào. Quan hệ Việt Nam – Cam-pu-chia Vn – Cu-ba ...
Tìm hiểu ý nghĩa , sự cần thiết của việc xây dựng tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
Nêu vấn đề và động não, HS thấy lợi ích mqh tình hữu nghị giữa các dân tộc hiện nay.
?Em biết gì về xu thế chung của thế giới hiện nay? -Hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
?Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, tình hữu nghị VN với các nước thể hiện ntn?
- Các nước trong khối XHCN giúp đỡ VN rất nhiều: vũ khí, lương thực, thực phẩm
?Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 100 nước trên thế giới, có nhiều tổ chức hữu nghị song phương và đa phương. Vậy điều đó có lợi ích gì?
 - Tạo điều kiện chúng ta phát triển nhiều mặt, các nước hiểu về VN, VN hiểu về họ tạo bầu không khí hoà bình, tránh mâu thuẫn, căng thẳng.
Thảo luận: 3 phút.
1.Trong xu thế hội nhập, nếu một đất nước không thiết lập quan hệ ngoại giao, không hòa nhập thì đất nước ấy sẽ như thế nào?
2. Quan hệ hữu nghị có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và toàn nhân loại? Cho ví dụ.
HS: Thảo luận và phát biểu, nhận xét.
GV Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh về tầm quan trọng của tình hữu nghị sẽ tạo cơ hội hợp tác cho các nước, sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở bài 6.
GV: ? Để thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta có chính sách gì?
HS: Đọc đoạn trích Văn kiện ĐH X của Đảng và Điều 14 Hiến Pháp năm 1992 và trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại
GV: Đặt câu hỏi
? Vì sao Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các nước?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét,chốt lại
 * Mục đích:
 + Làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
 + Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới với Việt Nam
HS: Thảo luận bài tập 3 sách tình huống, cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét, cho HS quan sát thêm một số hình ảnh thể hiện tình hữu nghị của thanh thiếu nhi Việt Nam với thanh thiếu nhi các nước.
GV: ? HS cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị với các nước khác trên thế giới?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại - Thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong và ngoài nước.
- Có thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự tôn trọng, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
- Tích cực tham gia giao lưu với người nước ngoài, viết thư quốc tế UPU.
2.Ý nghĩa:
 Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Trách nhiệm của công dân – học sinh
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài qua thái đô, cử chỉ,..
- Tôn trọng, thân thiện với mọi người.
3. Củng cố bài giảng
HS: Nội dung bài học.
 Bài tập 1:Nêu việc làm tốt và chưa tốt thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày.
- HS trình bày
- GV nhận xét, uốn nắn (nếu có).
GV: Nhận xét, kết luận .
 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
HS: Học bài và làm bài tập 3, 4 SGK
Chuẩn bị :.+ Chính sách của Đảng và nhà nước ta ?
D. RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 6- Tiết 6 
BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN (tiết 1) 
Ngày soạn : 30/9/2020
Ngày dạy 
Lớp 
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
2. Vê kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
- Rèn luyện kĩ năng sống
 3. Về thái độ: 
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
4. Năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
 B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, Sách TLC KT KN, GA, tranh ảnh, máy chiếu (nếu có)
2. Học sinh: SGK, vở, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu 
 C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
? Em hiểu tình hữu nghị giũa các dân tộc trên thế giới là gì? Vì sao cần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
? Em sẽ làm gì khi một người khách nước ngoài hỏi thăm đường? Học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Cho VD cụ thể.
 2. Giảng kiến thức mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Đặt câu hỏi
? Những vấn đề nào được xem là vấn đề nóng bỏng trên thế giới hiện nay? 
HS: Trả lời (Chiến tranh, bệnh hiểm nghèo, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường )
GV: Nhận xét, vào bài
“Để giải quyết các vấn đề trên, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các nước. Vì sao phải làm như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài 6”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động :Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
* GV cho HS theo dõi phần thông tin :
Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, trong đó có 2 đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược và 11 đối tác toàn diện. Trong quan hệ chính trị - ngoại giao với các đối tác, mức độ hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau ngày càng được nâng cao. Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư không ngừng phát triển nhanh chóng với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ . Việt Nam hiện là thành viên chính thức của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ là những nguồn lực quan trọng đưa nền kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển, từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới.
 ( Nguồn tin từ Bộ ngoại giao)
? Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì?
? Kể tên một số tổ chức quốc tế mà VN là thành viên. Em có nhận xét gì về sự hợp tác đó?
? Bức ảnh về trung tướng phi công Phạm Tuân nói lên điều gì?
 ?Bức tranh cầu Mỹ Thuận nói lên điều gì?
 ? Bức tranh các bác sỹ đang làm phẫu thuật nói lên ý nghĩa gì?
HS trình bày
? Những thông tin, hình ảnh trên cho thấy sự hợp tac đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác.
GV cho HS quan sát Bản đồ Quan hệ quốc tế VN với các nước trên thế giới
? Vậy hợp tác là gì? Lấy một vài ví dụ chứng minh. 
HS: Trình bày về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam khi gia nhập các tổ chức ASEAN, ASEM ?
GV? Hợp tác cần phải dựa trên cơ sở nào?
Gv củng cố, nhấn mạnh thêm về nguyên tắc hợp tác.
** Đàm thoại tìm hiểu ý nghĩa của hợp tác.
? Quan hệ hợp tác với nước ngoài sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? 
Hs: Hợp tác giúp chúng ta về: vốn, trình độ quản lý; khoa học công nghệ .
? Qua đó em hãy cho biết vì sao cần phải hợp tác quốc tế?
Hs trả lời.
? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên địa bàn tỉnh em?
- GV bổ sung
?Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới?
- Nhận biết được tiến bộ văn minh của nhân loại: ti vi, điện thoại, máy tính,..
- Bổ sung thêm về nhận thức lí luận và thực tiễn.
- Tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
GV chốt vấn đề.
Hoạt động 3. Luyện tập
- GV nêu câu hỏi: 
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Học tập là việc của từng người, phải tự cố gắng.
b. Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn.
c. Không nên ỷ lại vào người khác.
d. Lịch sự, văn minh với khách nước ngoài.
e. Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội.
f. Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.
- GV gọi HS trả lời nhanh nhất lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
? Theo em để việc hợp tác được bền vững yếu tố nào là quan trọng nhất.
- HS nêu
- GV nhận xét.
Nội dung bài học
Khái niệm:
 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
Ví dụ; Việt Nam hợp tác với Liên Bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác với Ô- xtrây-lia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 
- Nguyên tắc: Bình đẳng, cùng có lợi, không phương hại đến lợi ích của người khác.
2. Vì sao phải hợp tác quốc tế;
- Cùng nhau giải quết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tệ nạn xã hội, khủng bố, chiến tranh 
- Đem lại hoà bình, ấm no cho nhân loại.
3. Củng cố bài giảng:
Thế nào là hợp tác? Vì sao phải hợp tác quốc tế?
HS: Làm bài tập 1 SGK
GV: Nhận xét.
 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập 1
- Tìm hiểu chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về hợp tác.
- Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em. ( huyện hoặc tỉnh)
D. RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 7- Tiết 7 
BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN (tiết 2)
	TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 
 Ngày soạn : 30/9/2020
Ngày dạy 
Lớp 
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 1. Về kiến thức: 
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
 2. Vê kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
- Rèn luyện kĩ năng sống
 3. Về thái độ: 
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
4. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước
 B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, Sách TLC KT KN, GA, tranh ảnh, máy chiếu (nếu có)
2. Học sinh: SGK, vở , sưu tầm tranh ảnh, tài liệu 
 C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
 ? Thế nào là hợp tác, nguyên tắc của hợp tác? Cho VD?
 ? Vì sao cần hợp tác. Em hãy lấy Vd chứng minh vai trò của hợp tác.
 2. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta.
GV: Nêu vấn đề
Xu thế đối thoại, hợp tác là xu thế chung của thế giới hiện nay. Vấn đề hợp tác mở ra cơ hội cho những nước nghèo, nước đang phát triển như Việt Nam có điều kiện thoát nghèo, trở thành nước đang phát triển hoặc gia nhập vào các nước phát triển. Tuy nhiên, khi hợp tác, chúng ta cần phải có những nguyên tắc hợp tác. Điều này được quy định trong các văn bản pháp luật và thể hiện trong hiến pháp của nhà nước ta điều 12, Hp 2013.
Gv chiếu Điều 12 của Hiến pháp 2013.
Hiến pháp năm 2013- Điều 12 trong Chương I : “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Thảo luận lớp: Đảng và nhà nước ta đề ra những nguyên tắc nào?
HS: Thảo luận. Đại diện trình bày.
GV nhận xét và chốt 4 nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta.
Hoạt động5 : Liên hệ bản thân
GV: Theo em, HS có cần sự hợp tác với người khác hay không? Cho ví dụ chứng minh
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét và nhấn mạnh “Hs cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong học tập, lao động, hoạt động tập thể.
Hoạt động 3. Luyện tập
Bài tập: Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp Hòa và Dũng thảo luận và hợp tác với nhau để làm bài thật nhanh. Hòa làm bài 1, 2 . Dũng làm bài 3, 4 sau đó trao đổi để khỏi mất thời gian . Theo em việc làm của Hòa và Dũng có phải là sự hợp tác không? Vì sao ?
NỘI DUNG
I. Nội dung bài học
 3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
 - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhau
 - Không can thiệp vào nội bộ của nhau
 - Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực
 - Bình đẳng, cùng có lợi
 - Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình
 - Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
4. Cách rèn luyện
Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động , hoạt động tập thể.
Củng cố bài giảng. tổng kết chủ đề
GV tổ chức một số hoạt động để tổng kết chủ đề
GV chiếu bài tập trên máy chiếu:
Bài tập 1: chọn phương án đúng trong các câu sau. 
Trong thời gian nhanh nhất, học sinh nghe và giành quyền trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra bằng cách giơ tay.
- Học sinh trả lời, các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận (Đ- S)
Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác.
 Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?
A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Trung. C. Tiếng Việt. D. Tiếng Anh.
3. FAO là tổ chức có tên gọi là?
A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới.
4. APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
5 Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?
A. 185 nước. B. 175 nước. C. Hơn 175 nước. D. Hơn 200 nước.
6. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?
A. Ông Phạm Bình Minh. B. Ông Bùi Thanh Sơn.
C. Ông Trương Tấn Sang. D. Ông Phùng Xuân Nhạ.
 7. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Phan Châu Trinh
C. Cao Bá Quát. D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bài tập 2. Kể tên một số bài hát, bài thơ thể hiện tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới? 
Trình bày một bài hát, bài thơ trong chủ đề này mà nhóm em thích nhất sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của bài hát ( bài thơ đó)
Hướng dẫn học tập về nhà: 
- Xây dựng kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước: Tên hoạt động, nội dung, biện pháp hoạt động, thời gian, địa điểm tiến hành, người phụ trách, người tham gia. (bài vào tiết GDCD tuần sau).
- Tích cực hợp tác với các bạn trong lớp để cùng hoàn thành báo tường chào mừng ngày 20.11.
- Tham gia viết thư UPU lần thứ 50 trong thời gian tới.
HS: Học bài và làm bài tập còn lại SGK
 ÔN BÀI TIẾT SAU KT GIỮA KÌ
D. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chu_de_quan_he_voi_cong_dong.doc