Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Tiết 2 - Bài 2: TỰ CHỦ

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

HS hiểu thế nào là tự chủ; Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ; Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.

2. Kỹ năng:

 HS có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.

3. Thái độ:

Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

4. Năng lực – phẩm chất.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

 GV:Tài liệu và phương tiện:; SGK, SGV, một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ về tự chủ. Bảng phụ. Tài liệu tích hợp GDQPAN, Tài liệu GDKNS cho HS lớp 9.

III.Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc:

- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép.

III- Tiến trình :

1. Tổ chức: 9A.9B. 9C.

2. Kiểm tra: ? Thế nào là chí công vô tư, tìm 5 hành vi thể hiện sự chí công vô tư. ? HS cần rèn luyện phẩm chất CCVT như thế nào? Liên hệ bản thân.

3. Bài mới:

 

docx 166 trang maihoap55 8090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26.8.2019
Ngày dạy: 29.8.2019
Tiết 1 - Bài 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được thế nào là chí công vô tư; Biểu hiện của chí công vô tư; Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. Tích hợp tấm gương đạo đức HCM.
2. Kỹ năng: Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. 
3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư. 
4. Năng lực cần phát triển: 
- Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Hợp tác;
II Chuẩn bị:. 
1. GV: SGK, SGV GDCD 9. Bảng phụ. Câu chuyện, tấm gương về chí công vô tư.
2. HS: Đọc trước bài.
III. Tiến trình: 
1. Tổ chức: 9A.............................9B.............................. 9C.............................
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:Khởi động:Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường nhắc đến sự chí công vô tư như: "Vị quan ấy thật chí công vô tư", " Toà án xét xử thật công bằng"..... Vậy để hiểu về phẩm chất chí công vô tư, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ của GV & HS
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu chuyện trong mục đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi (2')
N1: Em nhận xét gì về cách dùng người của Tô Hiến Thành?
- Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
N2: Việc làm của Tô Hiến Thành thể hiện những đức tính gì?
HS nêu
N3: Mong muốn của Bác là gì?
? Tình cảm của nhân dân ta với Bác ra sao? Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi, thân thiết.
?Tìm những bài văn, câu thơ của các tác giả thể hiện t/c với Bác?
HSTLN & cử đại diện trả lời
GV nhận xét, kết luận
- Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng bà.
(Tố Hữu)
- Bác ơi,tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người.
(Tố Hữu)
- Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi người là Bác
Cả đời người là của nước non.
(Tác giả)
N4: Từ đó em rút ra bài học gì?
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và tuyên dương nhóm làm tốt.
GVKL: CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp thể hiện ở nhiều khía cạnh.
? Em hãy lấy VD về chí công vô tư hoặc không chí công vô tư?
HS nêu, GV gợi ý, gt
VD: 
- Ngân là bạn thân của lớp trưởng Tú nhưng Tú đã sẵn sàng phê bình Nga trước lớp khi Nga mắc lỗi.
- Ông Ba là giám đốc nhà máy, nhưng ông luôn bình đẳng với mọi người ,ai sai ông đều thẳng thắn phê bình góp ý,thưởng phạt nghiêm minh.
? Vậy em hiểu thế nào là chí công vô tư? 
HS nêu, GVKL.
-GV t/c chia lớp và phổ biến luật chơi trò chơi tiếp sức.
-HS chia làm hai đội lần lượt điền vào bảng của mình: Biểu hiện chí công vô tư & thiếu chí công vô tư
=> GV nhận xét, KL
* Lưu ý: Phân biệt giữa chí công vô tư thật sự với giả danh chí công vô tư.
Chí công vô tư
Chưa chí công vô tư
- Lo việc chung trước
- Xét xử công bằng
- Làm việc chung với tinh thần trách nhiệm cao
- Không ăn hối lộ....
- Tham lam, lấy của công làm của tư
- ích kỷ , vụ lợi.
- Giải quyết công việc không công bằng
- ăn hối lộ...
? Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa ntn.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, lấy VD chứng minh và chốt.
? Là HS, em sẽ làm gì để rèn cho mình có phẩm chất chí công vô tư.
- HS trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- Luôn có tinh thần và hành động bảo vệ của công ở khu phố, thôn xóm; bảo vệ giữ gìn tài sản nơi công cộng, ở trường, ở lớp như bàn ghế, bảng, cửa 
GV HD HS làm nhanh bài tập sgk/5,6
HS nêu -> Lớp nhận xét, GV KL
=> KL bài.
Nội dung kiến thức cần đạt
I. Truyện đọc : (SGK/3)
1. Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư: 
- Ông là người công bằng, ko thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
2. Điều mong muốn của Bác Hồ: 
- Mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
- Bài học: Mỗi người học tập, tu dưỡng theo gương Bác để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong muốn của Bác.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Biểu hiện: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải.
Tích hợp tư tưởng HCM: Phong cách sống của Bác. 
3. Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người kính nể.
- Đối với tập thể và XH: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội và đất nước
4. Liên hệ: 
- Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Lên án, phê phán những hành động không chí công vô tư
- Bản thân học tập, rèn luyện để có thói quen giải quyết công việc công bằng.
III. Luyện tập: 
1. Bài 1/5 – sgk
ĐA: d,đ,e
2. Bài 2/5 – sgk
ĐA: Tán thành quan điểm d,đ
D. Hoạt động vận dụng
* BT: Những hv nào sau đây trái với chí công vô tư và tác hại của nó ?
Giải quyết công việc thiên vị.
Tham lam, vụ lợi.
Cố gắng vươn lên, thành đạt bằng tài năng của mình.
Che giấu khuyết điểm cho người thân.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
* Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Đọc câu ca dao em thấy mình cần phải làm gì ?
 “ Trống chùa ai vỗ thì thùng/ Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng ” 
* Học thuộc nội dung bài học trong SGK. + Làm bài tập 4 trang 6.
* Đọc trước bài : Tự chủ và trả lời phần gợi ý câu hỏi phần đặt vấn đề.
- Sưu tầm những tấm gương mà em cho là sống tự chủ.
Ngày soạn: 14.9.2020
Ngày dạy: 17(9A); 19(9B,9C). 9.2020
Tiết 2 - Bài 2: TỰ CHỦ 
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
HS hiểu thế nào là tự chủ; Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ; Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 
2. Kỹ năng:
 HS có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. 
3. Thái độ: 
Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. 
4. Năng lực – phẩm chất.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
 GV:Tài liệu và phương tiện:; SGK, SGV, một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ về tự chủ. Bảng phụ. Tài liệu tích hợp GDQPAN, Tài liệu GDKNS cho HS lớp 9. 
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: 
- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép.
III- Tiến trình : 
1. Tổ chức: 9A................................9B.......................... 9C.....................................
2. Kiểm tra: ? Thế nào là chí công vô tư, tìm 5 hành vi thể hiện sự chí công vô tư. ? HS cần rèn luyện phẩm chất CCVT như thế nào? Liên hệ bản thân.
3. Bài mới: 
HĐ của GV & HS
A.Hoạt động khởi động: 
GV giới thiệu: Ca dao có câu:
"Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"
? Ý nghĩa của câu ca dao đó là gì?
 Câu ca dao khuyên người ta về tính tự chủ. Vậy thế nào là tự chủ, tại sao phải tự chủ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
H Đ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề: 
- GV cho 2 HS đọc phần đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận. 
N1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm là gì? - Nỗi đau của bà Tâm: Con trai nghiện ma tuý và nhiễm HIV/AIDS. Bà đã nén nỗi đau chăm sóc con, giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS
 Trước nỗi bất hạnh đó, bà Tâm đã làm gì? Việc làm của bà thể hiện đức tính gì?
- HS cử đại diện ghi ý kiến của nhóm và cử đại diện trình bày.
N2:Trước đây N là một HS ntn.
- N vốn là một HS ngoan, học khá.
? Những hành vi sai trái sau này của N là gì? Vì sao lại như vậy?
-Giờ đây N nghiện ma tuý, trượt tốt nghiệp, trộm cắp....
- HS cử đại diện ghi ý kiến của nhóm và cử đại diện trình bày.
N3: Qua 2 câu chuyện trên, em rút ra thông điệp gì? 
- HS cử đại diện ghi ý kiến của nhóm và cử đại diện trình bày.
N4? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn sẽ làm gì.
- Nếu lớp em có bạn như N, chúng em sẽ: trước hết gần gũi và chỉ cho bạn thấy cái sai của bạn, sau đó sẽ động viên, giúp đỡ để bạn sửa chữa, trở thành người tốt, hoà hợp với tập thể.
- GV nhận xét bài làm của HS và chốt.
- GVKL: Qua 2 câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy nếu biết tự chủ sẽ có kết quả tốt và ngược lại. Tự chủ là một đức tính hết sức cần thiết của con người. Tích hợp KNS
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học: 
- GV dùng bảng phụ, đưa bài tập tình huống, yêu cầu HS ứng xử.
"Trong tiết kiểm tra môn Sử, do chưa học kỹ bài nên Hoa hơi lúng túng. Hải ngồi bàn trên thì thào "giở sách ra mà coi". Nga ngồi bên cạnh lại nói "nếu ngại giở sách thì chép của tớ đây này".
- Em hãy dự kiến các cách ứng xử của Hoa.
- Nếu là Hoa, em sẽ chọn cách ứng xử nào.
- HS nêu cách ứng xử.
- GV nhận xét.
GV: ứng xử như vậy là em đã làm chủ được bản thân mình. 
? Vậy theo em, thế nào là tự chủ? 
- HS trả lời. - GV chốt
- GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm:
Hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?
a. Thái độ bình tĩnh, tự tin.
b. Bột phát trong giải quyết công việc.
c. Thiếu cân nhắc chín chắn.
d. Kẻ xấu không thể lôi kéo, lợi dụng được
e. Bỏ dở công việc khi gặp khó khăn.
g. Khi gặp việc không vừa ý vẫn điềm đạm, bình tĩnh.
- HS làm bài tập
- GV nhận xét bài làm và chốt về biểu hiện của tự chủ.
? Em hãy nêu những biểu hiện của tự chủ?
- HS trình bày.
Ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỷ luật trong điều kiện xã hội hiện nay
? Theo em, vì sao con người cần phải biết tự chủ? 
- HS trả lời. GV nhận xét và chốt,
? Ngày nay, trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có quan trọng ko? Vì sao.Cho ví dụ minh hoạ.
HS bày tỏ quan điểm cá nhân
GV lấy VD minh hoạ, nx và kết luận
? Là HS, em sẽ rèn luyện tính tự chủ ntn.
- HS đưa ra ý kiến.
- GV khuyến khích HS trả lời và nhận xét.
- GVKL:Nội dung bài học SGK 
Hành động:
- Chăm chỉ học đều các môn. Môn nào yếu phải học nhiều hơn, kế hoạch nghe giảng ở lớp, làm bài tập đầy đủ, ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới với tinh thần chủ động, tự lực rồi hợp tác với các bạn để nắm vững kiến thức.
GVHDhs làm các bài tập trên bảng phụ & trong sgk
C. Hoạt động luyện tập
HS làm bài tập 1/8 – sgk, 3,4/8 
? Tìm những câu danh ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ nói về sự tự chủ.
VD: - Một điều nhịn là chín điều lành. 
- Dĩ hoà vi quý.
- Chín bỏ làm mười. 
- Suy nghĩ ba lần và uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. 
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
=> Kết luận bài. 
Nội dung kiến thức cần đạt
I. Đặt vấn đề: ( SGK/6)
1. Một người mẹ: 
- Vận động mọi người gần gũi và giúp đỡ họ. =>Bà Tâm là người biết làm chủ được tình cảm và hành động của mình.
2. Chuyện của N: 
=>Bởi vì N đã không làm chủ được bản thân mình, bị bạn bè xấu rủ rê hút thuốc, uống bia, đua xe máy....
- Thông điệp: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải làm chủ được bản thân, biết vượt lên khó khăn, không bi quan chán nản.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh( Tích hợp GDPL)
VD: người không biết tự chủ sẽ dẫn đến hành vi vppl.....
2. Biểu hiện : 
- Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; 
- Không nao núng, hoang mang khi khó khăn;
- Biết tự ra QĐ cho mình...
3. Ý nghĩa.
- Là đức tính quý giá.
- Giúp con người cư xử đúng đắn có đạo đức, có văn hoá.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4. Liên hệ: 
- Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và làm.
- Xem xét thái độ, lời nói, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
III. Luyện tập: 
ĐA: a,b,d,e. 
D. Hoạt động vận dụng: 
	4.1. ? Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
 a) Đi học về nhà đói, mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
 b) Bố mẹ đi vắng ở nhà một mình trông em.
 c) Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
 d) Nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các loại giấy tờ.
	4.2. T/C trò chơi tiếp sức: 2 đội (TG: 2ph)
+ Đội 1: Tìm những biểu hiện về tự chủ?
+ Đội 2: Tìm những biểu hiện thiếu tự chủ?
- GV phổ biến luật chơi – HS tham gia.
- HS khác NX, GV nx, chốt. 
- Đội 1 ( Tự chủ ): Không nóng nảy, không vội vàng. Chín chắn, tự tin, ôn hoà, kiềm chế, bình tĩnh, mềm mỏng 
- Đội 2 ( Thiếu tự chủ ): Vội vàng, nóng nảy, sợ hãi, chán nản, không vững vàng, cáu gắt, hoang mang, gây gổ 
=> Làm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin, biết đánh giá, điều chỉnh hv của bản thân
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
* Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính tự chủ .
* Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 4 trang 8
* Chuẩn bị trước bài 3 : Dân chủ và kỉ luật. 
+ Tìm hiểu truyện đọc.
+ Tìm hiểu dân chủ, kỉ luật là gì ?...
Ngày soạn: 9.9.2019
Ngày dạy: 24(9A); 26(9BC).9.2020
Tiết 3 - Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS hiểu thế nào là dân chủ, kỷ luật; Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ, kỷ luật; HS nhận thức ý nghĩa của dân chủ, kỷ luật. HS khuyết tật
* Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng.
2. Kỹ năng: 
 Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Thái độ: 
Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật; phê phán những hành vi thiếu dân chủ, vi phạm kỉ luật trong trường, lớp hoặc cộng đồng địa phương thông qua mottj số hoạt động cụ thê. 
4. Năng lực – phẩm chất.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu cuộc sống
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ về dân chủ, kỷ luật, bảng phụ 
- HS đọc trước bài. 
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: 
- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, LTTH, trò chơi, đóng vai.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV- Tiến trình : 
1. Tổ chức: 9A............................9B.................................; 9C.................................
2. Kiểm tra: ? Thế nào là tự chủ? Kể tấm gương tự chủ?
? Tự chủ có ý nghĩa gì đối với mỗi người? Tìm ca dao, tục ngữ ... về tự chủ?
3. Bài mới: 
HĐ của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
A. Hoạt động khởi động: 
- GV cho HS diễn tình huống: Anh thường xuyên đi học muộn. Là bạn của Anh, em sẽ làm gì?
 - Cho HS nhận xét – GV dẫn vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề: 
GV nêu ví dụ thực tế về dân chủ, kỉ luật hướng dẫn HS tự đọc, nghiên cứu. Chuyện ở lớp 9A
? Vào đầu năm học lớp 9A đã làm những việc gì ?
HS TL & nêu
- Triệu tập cán bộ lớp
- Họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Các bạn sôi nổi thảo luận vấn đề chung.
- Thành lập đội thanh niên cờ đỏ.
- Tình nguyện tham gia các hoạt động.
? Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn lớp 9A ? 
-> Mọi thành viên trong lớp đều được tham gia đóng góp ý kiến vào công việc chung của lớp => Tính dân chủ.
? Sau khi bàn kế hoạch xong, các bạn lớp 9A đã làm gì?
- Lớp cử người kiểm tra, nhắc nhở các bạn t/h kế hoạch chung => Tính kỉ luật.
? Lớp 9A đạt được kết quả như thế nào?
-> Tập thể lớp xuất sắc toàn diện.
TH2: Theo dõi phiên chất vấn của Đại biểu quốc hội đối với các vị lãnh đạo trong kì họp Quốc hội của nước ta , em thấy chủ yếu đề cập những nội dung nào? 
HDSTLN -> nêu
Tình hình đất nước, thể hiện tính dân chủ, kỉ luật....
? Từ những câu chuyện trên, em rút ra KL gì? 
- HS cùng tranh luận, đưa ra ý kiến
- GV chốt lại.
 KL: Nếu phát huy dân chủ kết hợp với kỷ luật tốt thì sẽ đem lại kết quả công việc tốt. Nếu thiếu dân chủ, quá xiết chặt kỷ luật thì sẽ có hậu quả xấu
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học: 
? Em hiểu ntn là dân chủ?
HS nêu -> Gv nhận xét, kết luận. 
? Thế nào là kỷ luật? 
HS nêu -> Gv nhận xét, kết luận. 
? Có bạn cho rằng năm nào cũng học nội quy nhà trường vào đầu năm học rất mất thời gian. Theo em, ý nghĩ của bạn đúng hay sai? Vì sao? 
Trong nội quy có dân chủ và kỉ luật. Em hãy nêu một số điều có nội dung dân chủ và một số điều có nội dung kỉ luật?
Cho VD minh hoạ.
- HS trả lời -> - GV nhận xét và chốt.
* HS khuyết tật: Quan tâm hs khó khăn trong lớp -> dân chủ, kỉ luật, yêu thương.
*Tích hợp GDANQP dân chủ đảm bảo chấp hành tốt kỉ luật của đất nước.
? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật? 
HS nêu->GV chốt KL
Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng
HS lấy VD để chứng minh dân chủ phải có kỉ luật trong điều kiện xã hội hiện nay. 
? Dân chủ và kỷ luật có tác dụng gì?
HS nêu -> Gv nhận xét, kết luận. 
? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ, kỉ luật?
? Là HS, em thấy cần làm gì để rèn luyện tính dân chủ và kỷ luật? 
HS liên hệ và nêu. 
? Mọi công dân nói chung phải làm gì để rèn luyện dân chủ và kỷ luật? 
- GVKL: Mọi người cần tự giác rèn luyện tính dân chủ và kỷ luật. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
C. Hoạt động luyện tập: 
GVHDHS làm nhanh các bài tập 
? Tìm câu tục ngữ, ca dao về dân chủ và kỷ luật.
VD: - Đất có lề, quê có thói
Nước có vua, chùa có bụt
? Trong gia đình em có dân chủ và kỷ luật không, biểu hiện ntn?
HS nêu => GV nhận xét, kết luận.
I. Đặt vấn đề.
* Phát huy tính dân chủ kỷ luật: 
II. Nội dung bài học: 
1. Khái niệm:
- Dân chủ : HS tự đọc SGK. 
- Kỷ luật là tuân theo quy định của cộng đồng, hành động thống nhất để đạt hiệu quả cao.
- VD: Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
Cử tri góp ý kiến với đại biểu quốc hội.
Tuân thủ đứng nội quy học sinh.
2. Mối quan hệ:
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ đảm bảo tính kỉ luật.
3. Ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả về mọi mặt.
4. Liên hệ: 
- HS: Vâng lời bố mẹ, thực hiện nội quy học sinh, tham gia ý kiến xây dựng tập thể lớp....
Luôn luôn tự giác chấp hành kỉ luật của nhà trường: đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, trước khi đi học và về nhà phải chào bố mẹ, trong lớp tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến nhưng không làm mất trật tự lớp học...
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông: không đi xe đạp hàng hai, ba... không vượt đèn đỏ, luôn đi bên phải lề đường.
- Mọi công dân: chủ động công việc, ứng cử, bầu cử, đóng thuế, tham gia lao động công ích...
III. Bài tập: 
Muốn tròn thì phải có khuôn
Muốn vuông thì phải có thước.
- Nhập gia tuỳ tục
- Bề trên ở chẳng kỷ cương
Để cho bề dưới lập đường mây mưa.
- Trên ăn vụng dưới bốc càn.
D. Hoạt động vận dụng. 
 Câu 1: Hành vi nào sau đây có tính dân chủ ?
1. Bàn bạc ý kiến xây dựng tập thể lớp.
2. Một số cử tri không tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
3. Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương.
Câu 2: Lớp em ý thức tổ chức kỉ luật chưa tốt. Nếu là lớp trưởng em sẽ làm gì?
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. 
* Tìm hiểu và học tập những tấm gương sống có kỉ luật ở trường, lớp em.
* Học thuộc nội dung bài học. 
* Tìm hiểu về một cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoặc trên thế giới ( thời gian, địa điểm, quy mô, tính chât, hậu quả)
* Tìm hiểu mục đích và hoạt động của một số tổ chức bảo vệ hòa bình ở Việt Nam và trên TG( Hiệp hội nghiên cứu hòa bình quốc tế, Liên đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do, Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam)
* Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về một số hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên TG
Ngày soạn: 17.9. 2019
Ngày dạy: 20.9. 2019 
Tiết 4 - Bài 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; 
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình; 
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới; 
- Nêu được biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. 
2. Kỹ năng: 
- Tìm hiểu được mục đích và hoạt động của một số tổ chức bảo vệ hòa bình ở Việt Nam và trên TG
- Làm được sản phẩm tuyên truyền mọi người chung tay xây dựng làm cho thế giới hòa bình, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau;
3. Thái độ: 
- Thể hiện được thái độ hòa bình; phê phán bạo lực thông qua việc xử lý một số tình huống cụ thể.
- Giáo dục HS yêu hoà bình; căm ghét và lên án chiến tranh phi nghĩa.
4. Năng lực – phẩm chất.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, yêu quê hương, đất nước.
* Tích hợp tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh – Bài 5. 
II: Chuẩn bị:
 SGK, SGV, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh...Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh.
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: 
- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở- vấn đáp, LTTH.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não
IV- Tiến trình : 
1. Tổ chức: 9A...........................9B..................................;9C..............................
2. Kiểm tra: ? Thế nào là dân chủ và kỷ luật? Tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỷ luật? ? Tìm những câu tục ngữ nói về dân chủ và kỷ luật?
3. Bài mới:
HĐ của GV & HS
A. Hoạt động khởi động: GV đưa thông tin về tình hình thế giới hiện nay( Tranh ảnh, mẩu tin thời sự liên quan tới vấn đề hòa bình)
? Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên.
- Mong ước lớn nhất của toàn nhân loại là hoà bình. Chúng ta cùng học bài hôm nay để hiểu hơn nữa về hoà bình& Bảo vệ hòa bình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HĐ 1: Tìm hểu phần đặt vấn đề: 
- GV yêu cầu HS tự đọc thông tin SGK.
- HS thảo luận theo nhóm. 
N1: Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người và trẻ em nói riêng?
GV:CTTG thứ nhất(1914-1945) có 8-9 triệu người chết, hàng triệu người bị thương, trong đó là hàng trăm nghìn người là phụ nữ và trẻ em vô tội kinh tế châu Âu bị đình đốn, đất đai bị bỏ hoang, nhà máy, đường giao thông bị phá hoại 
N2: ? Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc thông tin trên? 
 ? Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
HS TL & cử đại diện trả lời -> Nhóm còn lại nhận xét, bổ xung
=> GV kết luận. 
N3: Loài người cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
N4: Thế giới hiện nay vấn đề hoà bình diễn ra ntn? Em hãy chứng minh bằng thực tế?
- HS thảo luận, cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
? Em rút ra bài học gì?
- HS suy nghĩ, cảm nhận và trình bày.
- GV nhận xét và chốt.
* Con người cần nhận thức được giá trị của hoà bình ; có hành động thiết thực xây dựng mqh bình đẳng, thân thiện, tôn trọng giữa các dân tộc.
* Thế giới hiện nay tuy đã hoà bình nhưng chưa thật sự ổn định. Ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ.
+ Khủng bố.
+ Bom nguyên tử, hạt nhân. (Nga và Mỹ liên tục cho ra đời những trái bom có sức công phá lớn)
+ Đảo chính quân sự ở Thái Lan.
+ Chiến tranh cục bộ ở Afganistan, Li bi...
* Sẵn sàng đấu tranh, hi sinh để giữ gìn cuộc sống ấm no, không lơ là cảnh giác, chuyển đối đầu sang đối thoại.
- GVKL: Chiến tranh luôn luôn đau thương, tang tóc. Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại. Mỗi người hãy biết căm ghét chiến tranh và bảo vệ hoà bình đặc biệt trong tình hình hiện nay.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học: 
? Em phân biệt chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa? 
GV lấy ví dụ để phân tích. 
- Chiến tranh xâm lược, phá hoại hoà bình là chiến tranh phi nghĩa.
- Chiến tranh chính nghĩa: tiến hành kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập, hoà bình.
=> Kết luận.
? Em hiểu thế nào là hoà bình? 
HS nêu-> GV nhận xét, kết luận
GV HD HS đọc câu chuyện : “ Cánh cửa hòa bình” (tài liệu Bác Hồ/ trang 19)
?Bác Hồ & thủ tướng Ấn Độ có điểm gì chung? 
HS nghiên cứu trả lời ( là những người bạn thân cùng yêu chuộng hòa bình, luôn đấu tranh cho hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc )
?Tại sao Bác lại nói với TT Ấn Độ : Đây là cánh cửa hòa bình 
? Bảo vệ hòa bình là phải làm gì? Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? Cho VD.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện các yêu cầu. ( Tích hợp tư tưởng HCM tinh thần bảo vệ hòa bình)
VD: Giải Nobel về hoà bình. (1 nữ nhà văn Pra-ha được nhận giải này với cuốn sách "Hãy vứt súng đi")
VD: Đón đại biểu nước ngoài đến thăm và làm việc tại VN, đến thăm các nước khác, ...
? Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình? 
HS nêu-> Gv nhận xét. 
? VN & TG đang có những HĐ ntn về BVHB, chống chiến tranh? Điều đó có ý nghĩa gì? 
HS nêu
? Trong cuộc sống hàng ngày, sống hòa bình được biểu hiện ntn? 
HS liên hệ &nêu. 
- Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm cho họ, biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn..,.
? Em hãy trình bày tranh ảnh đã sưu tầm được về các hoạt động thể hiện việc bảo vệ hoà bình của nước ta?
HS nêu=> GV nhận xét, kết luận. 
Tình huống: Giả sử Tâm là học sinh cao to trong lớp em. Cậu ta thường xuyên cùng nhóm bạn đi gây gổ với các bạn lớp khác. Em hãy đưa ra lời khuyên cho Tâm.
HS nêu => Lớp nhận xét, GV Kl
C. Hoạt động luyện tập 
GVHDHS làm bài tập 
HS nêu -> GV nhận xét, đánh giá 
=> KL bài. 
Nội dung kiến thức cần đạt
I. Đặt vấn đề: ( sgk/ 12 )
*Cảm nhận: Sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hoà bình, sự cần thiết phải ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình. Vì chỉ có hoà bình mới đem lại cuộc sống bình yên cho con người.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm :
- Hoà bình là không có chiến tranh, hay xung đột vũ trang, là mqh hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng & hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người. Hoà bình là khát vọng của nhân loại.
2 . Bảo vệ hoà bình: 
- Là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; 
- Là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột...
- Không để sảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 
* Vì: - HB đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người. 
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, là nguy cơ đối với nhiều quốc gia , nhiều khu vực trên TG. 
3.Ý nghĩa: các HĐBVHBCT 
-Hợp tác chống chiến tranh khủng bố, hạt nhân 
- Gìn giữ hòa bình 
4. Liên hệ: 
- Sống hòa đồng với mọi người..
- Tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác .
Một số hoạt động cụ thể:
- Đi bộ vì hoà bình.
- Vẽ tranh vì hoà bình.
- Viết thư cho bạn bè quốc tế UPU.
- Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, quyên góp giúp đỡ các gia đình này.
- Hành động vì trẻ em.
III. Bài tập: 
1. Bài 1/16 – sgk ĐA: a,b,d,e,h,i. 
D. Hoạt động vận dụng Nhắc lại NDBH. TL cặp đôi: 2 phút
? Tìm những hành vi biểu hiện lòng yêu chuộng hòa bình và chưa yêu hòa bình ?
 Đội 1 Đội 2
Yêu hoà bình
Chưa yêu hoà bình
- Đoàn kết các dân tộc chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc.
- Biểu tình chống chiến tranh.
- Vẽ tranh vì hoà bình
- Thờ ơ trước hành động xâm chiếm đất nước.
- Hành động gây mâu thuần giữa các dân tộc
- Bôi nhọ đât nước.
- Không tham gia bảo vệ hoà bình.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* Viết một đoạn văn bày tỏ cảm xúc của em về nền hòa bình em đang được hưởng.
* Tìm hiểu những clíp nói về tình hình xung đột vũ trang, căng thẳng trên thế giới và bày tỏ quan điểm của em.
* Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập 2, 4 tr19. ( vẽ một bức tranh về hòa bình ) 
- HS tự xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động vì hòa bình (theo đơn vị tổ )
* Chuẩn bị bài 4, phần tiếp theo : - Vì sao phải bảo vệ hòa bình .
+ Nhân dân ta đã làm gì để thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình của mình?
+ Trách nhiệm của nhân loại ?
* Tìm hiểu chủ đề: Hợp tác và tình hữu nghị giữa các dân tộc Bài 5+6
Ngày soạn: 24.9.2019
Ngày dạy: 27.9.2019
Tiết 5 - Bài 5 + Bài 6 :
CHỦ ĐỀ: HỢP TÁC VÀ TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
- Hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển; Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế; - - Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta; 
*Tích hợp GDBVMT ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế. Tích hợp GD KNS bài 10.
2. Kỹ năng: 
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc; Tham gia các HĐ hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 
 - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Thái độ:
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng & Nhà nước về hợp tác quốc tế. 
4. Năng lực - phẩm chất:
- Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, SGV, SGA. Hình ảnh thể hiện tình hữu nghị, quan hệ hợp tác giữa VN và các nước trên t hế giới, tranh ảnh, báo, thơ ca câu chuyện về quan hệ hợp tác giữa các nước.... Bảng phụ. Tài liệu GDKNS cho HS lớp 9.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài 5, bài 6. Sưu tầm tranh ảnh về tình hữu nghị và hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới. 
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: 
- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở- vấn đáp, LTTH.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não
IV- Tiến trình : 
1. Tổ chức: 9A..........................9B............................... 9C..............................
2. Kiểm tra: ? Thế nào là một đất nước hoà bình? Tại sao phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
3. Bài mới: 
HĐ của GV & HS
A. Hoạt động khởi động: 
GV cho HS hát bài "Trái đất này là của chúng em" và dẫn vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề: 
- GV cho HS đọc và quan sát ảnh SGK.
? Từ số liệu và ảnh trên, em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị và hợp tác ntn.
? Nêu VD về mqh giữa nước ta với nước khác mà em biết? 
- HS trả lời câu hỏi, bổ sung cho nhau
? Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình....với các nước khác? 
HS nêu. Gv nhận xét. 
- GV gợi ý, nhận xét và chốt lại: Quan hệ hữu nghị tạo ra nhiều cơ hội để chúng ta phát triển kinh tế .
Nhấn mạnh những thành công của VN trong quan hệ với các nước trên thế giới.
- GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.docx