Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Huyền

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Huyền

Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức:- Hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Những biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải. - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

2. Kĩ năng: - HS phân biệt được các hành vi thể hiện sư tôn trọng lẽ phải, không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.

- R/luyện thói quen tự k/ tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

* KNS:

-K/ năng t/bày suy nghĩ ,ý tưởng về những b/hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải .

-Kĩ năng p/ tích ,so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải

-Kĩ năng ứng xử, giao tiếp ;kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng ,bảo vệ lẽ phải

3. Thái độ: - Biết tôn trọng lẽ phải, hoc tập những gương tốt trong xã hội .

 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

4- Định hướng năng lực phát triển : Năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề ,năng lực tư duy ,năng lực hợp tác

II. Chuẩn bị :

GV: - Chuyện, thơ, tục ngữ, cao dao, danh ngôn.

HS: -SGK, sưu tầm tấm gương về tôn trọng lẽ phải

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp đóng vai,thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thảo luận, động não.

IV. Tiến trình tổ chức dạy và học :

V.Tổ chức dạy học:

A.Khởi động

1.Ổn định

2- Hoạt động khởi động tạo tình huống học tập :

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4.Phương án kiểm tra đánh giá :

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

5.Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-1.GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ: Nói phải củ cải cũng nghe

? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì ?

* Thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh suy nghĩ

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

Gv nhận xét chốt: nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ửng hộ. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao.

2.GV cho HS theo dõi tiểu phẩm.

Phân vai: Lớp trưởng và 4 tổ trưởng

 (LT): ngày lễ bế giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu mặc đồng phục , đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt.Có ai ý kiến về vấn đề này ?

(Tổ 1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp.

(Tổ 2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò , để cho nó hiện đại và mốt.

 (Tổ 4): Mình không đồng ý. Chúng ta cần phải mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng.

Lớp trưởng: Vừa rồi chúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong ngày lễ Khai gảng

GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì ?

HS bày tỏ quan điểm cá nhân.

GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện được tính của bạn. Chúng ta học bài mới hôm nay.

 

doc 122 trang maihoap55 3450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, tiết 1 
Ngày soạn : 3/9/2020
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức:- Hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Những biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải. - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
2. Kĩ năng: - HS phân biệt được các hành vi thể hiện sư tôn trọng lẽ phải, không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
- R/luyện thói quen tự k/ tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
* KNS: 
-K/ năng t/bày suy nghĩ ,ý tưởng về những b/hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải .
-Kĩ năng p/ tích ,so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải 
-Kĩ năng ứng xử, giao tiếp ;kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng ,bảo vệ lẽ phải 
3. Thái độ: - Biết tôn trọng lẽ phải, hoc tập những gương tốt trong xã hội . 
 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
4- Định hướng năng lực phát triển : Năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề ,năng lực tư duy ,năng lực hợp tác 
II. Chuẩn bị :
GV: - Chuyện, thơ, tục ngữ, cao dao, danh ngôn.
HS: -SGK, sưu tầm tấm gương về tôn trọng lẽ phải
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp đóng vai,thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thảo luận, động não...
IV. Tiến trình tổ chức dạy và học :
V.Tổ chức dạy học:
A.Khởi động
1.Ổn định
2- Hoạt động khởi động tạo tình huống học tập :
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.	
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung
3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
4.Phương án kiểm tra đánh giá :
Học sinh tự đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5.Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-1.GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ: Nói phải củ cải cũng nghe
? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì ?
* Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh suy nghĩ
* Báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả
Gv nhận xét chốt: nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ửng hộ. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao...
2.GV cho HS theo dõi tiểu phẩm.
Phân vai: Lớp trưởng và 4 tổ trưởng
 (LT): ngày lễ bế giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu mặc đồng phục , đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt.Có ai ý kiến về vấn đề này ?
(Tổ 1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp.
(Tổ 2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò , để cho nó hiện đại và mốt.
 (Tổ 4): Mình không đồng ý. Chúng ta cần phải mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng.
Lớp trưởng: Vừa rồi chúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong ngày lễ Khai gảng
GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì ? 
HS bày tỏ quan điểm cá nhân.
GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện được tính của bạn. Chúng ta học bài mới hôm nay. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG MỤC ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt lẽ phải, làm theo lẽ phải phê phán cái sai trái trong truyện và trong tình huống
2.Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- Học sinh tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho hs quan sát trên máy chiếu 3 mục 123
? Đọc câu chuyện và các tình huống trong mục ĐVĐ
 1. Nhận xét việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
 2. Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao ? 
Gv nhận xét: .Xung quanh chóng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải.
Câu 1: Những viêc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo ?
(- Ăn hối lộ của nhà giàu.
- Ức hiếp dân nghèo.
- Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”.)
Câu 2: Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ? ( - Xin tha cho tri huyện.)
Câu 3: Nhận xét viêc lam của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
- Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. 
- Cách chức Tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang, đồng loã việc xấu.
- Dũng cảm, trung thực, dám đ/tranh với những sai trái.
Câu 4: Viêc làm của quan Tuần phủ thể hiện đức tính gì 
(Bảo vệ chân lí, tông trọng lẽ phải.)
HĐ 2: LIÊN HỆ VỚI NỘI DUNG ĐẶT VẤN ĐỀ:
GV: Cho HS chia nhóm thảo luận.
HS: Chia thành 3 nhóm (cách chia do GV).
Tình huống 1: Trong các cuôc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối.Nếu thây ý kiến đó đúng thì em sử sự thế nào ?
Tình huống 2:Nếu biết bạn mình quay cóp trong giơ kiểm tra, em sẽ làm gì ?
Tình huông 3:Theo em trong các tình huống 1và 2, hành động thế nào được coi là phù hợp va đúng đắn ?
GV: H/dẫn các nhóm thảo luận: ghi ý kiến vào giấy 
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày.
GV: Mời HS các nhóm khác bổ sung nhận xét trước lớp.
GV: Nhận xét, kết luận các ý kiến.
Nhóm 1: Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng và hợp lý.
Nhóm 2: Trong t/hợp này em thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và p/tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không được làm như vậy.
Nhóm 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai. 
HĐ 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải
2. Phương thức thực hiện : Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động 
-Phiếu học tập nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- Học sinh tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
 Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành ba nhóm 
- Phát phiếu học tập ghi ba câu hỏi
1. Em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải?
2. Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?
 * Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
- Các nhóm báo cáo 
* Đánh giá kết quả
GV nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng
GV: Qua nội dung đã phân tích chúng ta tìm hiểu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
HS: Trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1:Thế nào là lẽ phải ?
Câu 2:Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
Câu 3:Như thế nào là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ?
Câu 4: Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ?
GV: Chốt lại nội dung.
GV: Lưu ý 2 khái niệm “lẽ phải” và “tôn trọng lẽ phải”
HS: ghi bài vào vở.
HĐ4: LIÊN HỆ HÀNH VI BIỂU HIỆN TÔN TRỌNG LẼ PHẢI:
GV: Phát phiếu học tập cho HS.
HS: Nhận phiếu học tập, chuẩn bị trong th/ gian 2 phút.
Câu hỏi:
-Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?
-Tìm những biểu hiện của h/vi không tôn trọng lẽ phải ?
GV:Mời 2 HS lên bảng (mỗi em một phần bảng)
HS: Cả lớp điền vào phiếu.
GV: Hết thời gian nhận xét kết quả của 2 HS và thu một số phiếu mà các HS làm nhanh nhất. 
Câu 1:
- Chấp hành nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập.
- Phê phán việc làm sai trái.
- Nghe ý kiến của bạn p/tích, đánh giá ý kiến hợp lý.
- Tôn trọng các qui định mà nhà trường đề ra.
Câu 2:
- Làm trái qui định của pháp luật.
- Vi phạm nội qui cơ quan, trường học.
- Thích làm việc gì thì làmcủa mình.
- Không muốn mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều ấy.
.- Không dám đưa ra ý kiến 
GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến HS.
GV Kết luận: Trong cuôc sống xung quanh chúng ta có nhiều hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Mỗi HS chúng ta cần học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phảỉ
I/ Đặt vấn đề :
II/ Nội dung bài học:
1/Thế nào là lẽ phải ?
 Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
2/Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
 Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
* Biểu hiện : Thái độ, lời nói và hành động, ủng hộ bảo vệ điều đúng đắn của con người.
3/Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải ?
- Giúp con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
C.Luyện tập: 
1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs:
? làm bài tập trong SGK vào phiếu học tập
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: 
- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng III. Bài tập
Bài tập 1.(4)
Trả lời
Em lựa chọn cách giải quyết:
(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
2. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án 
Trả lời
Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
3( 5-sgk)
Trả lời
Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
4. Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Trả lời
Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
5. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
Trả lời
- Thật vàng, không sợ lửa.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
Danh ngôn
“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"
6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?
Trả lời
- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập
*GV đưa ra ý kiến cho HS tranh luận (có thể phần này GV tổ chức trò chơi “nhanh mắt nhanh tay”)
GV: Đưa ra những ý kiến sau:
* Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng.
* Ý kiến của thầy cô luôn luôn đúng mình phải nghe theo.
* Hoài nghi ý kiến của mọi người, không tin vào điều tốt đẹp trong cuộc sống.
2) Đọc nhanh một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
3) Giải thích câu: “Gió chiều nào theo chiều ấy”. 
HS: Tự liên hệ bản thân. => GV kết luận bài.
 Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều mối quan hệ khác nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt qui định chung của gia đình, nhà trường và cộng đồng, thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
D.Hoạt động vận dụng , mở rộng
1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
2. Phương thức thực hiện: hoạt động , nhóm, sắm vai
3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs :Dự kiến cách ứng xử của em trong tình huống sau: Ngày chủ nhật em ra chợ thì gặp cô giáo đã dạy em hồi lớp 1
Sưu tầm những câu chuyện câu ca dao tục ngữ kể về những tấm gương tôn trọng người khác
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô
*Báo cáo kết quả: 
-Gv yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống và cách ứng xử
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
*Hướng dẫn HS về nhà:
-Học và nắm chắc nội dung bài học
-Làm bài tập vào vở
-Tìm hiểu trước bài 2: Liêm Khiết	
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 2, tiết 2 Ngày soạn :10/9/2020
Bài 2:
LIÊM KHIẾT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là liêm khiết. - Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
- Biết phân biệt hành vi trái ngược với liêm khiết
2. Kĩ năng:
- HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết. 
-Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam làm giàu bất chính 
*KNS : 
-Kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết 
-Kĩ năng p/ tích ,so sánh những b/ hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết 
-Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện không liêm khiết 
3. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết.
- Phê phán hành vi ltham ô ,tham nhũng trong cuộc sống.
4- Định hướng năng lực phát triển : Năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề ,năng lực tư duy ,năng lực hợp tác 
II. Chuẩn bị : 
GV:
- Các câu chuyện tấm gương. - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết.
- Các loại báo liên quan đến pháp luật. 
HS: SGK, sưu tầm những mẫu chuyện về liêm khiết
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
- Khích thích tư duy,nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải, đàm thoại,thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình tổ chức dạy và học :
V.Tổ chức dạy học
A.Khởi động
1.Ôn định
2- Hoạt động khởi động tạo tình huống học tập
 * Mục tiêu: 
- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về liêm khiết và tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức này.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cộng đồng
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV: Treo bảng phụ:
1.“Đói cho sạch, rách cho thơm”.
 2. “Bần tiện bất năng dâm 
 Phú quý bất năng di
 Uy vũ bất năng khuất »
.? HS đọc các câu nói.
? Ý nghĩa của các câu nói trên là gì? ? Em rút ra được bài học gì từ câu nói đó?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trao đổi 
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Giữ được phẩm chất trong sáng, không bị hoàn cảnh làm cho ảnh hưởng 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học 
Từ x¬a đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho đư¬ợc sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức :
Hoạt động thầy trò
Nội dung 
HĐ 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Mục tiêu: HS hiểu được những vấn đề về liêm khiết trong một số tình huống cụ thể.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV : Gọi học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề.
GV : tổ chức HS thảo luận nhóm
Chia lớp thành 4 nhóm TL 4 câu hỏi sau :
Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có những việc làm gì? Hành động đó thể hiện đức tính gì?
Câu 2. Hãy nêu những hành động của Dư¬ơng Chấn . Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Câu 3. Hành động của Bác Hồ đ-ược đánh giá như¬ thế nào ? 
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về những cách xử sự trên ? Theo em những cách xử sự trên có điểm gì giống nhau ? Vì sao?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm
+ Câu 1: Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế.
- Không giữ bản quyền sáng chế cho mình ,sẵn sàng sống túng thiếu.
- Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi
- Không nhận món quà của tổng thông
- Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
+ Câu 2: 
- Từ chối vàng bạc Vư¬ơng Mật mang đến biếu.
- Ông nói tiến cử ng¬ười làm việc tốt chứ không cần vàng.
- Đức tính thanh cao, vô t¬ư không vụ lợi.
+ Câu 3: 
- Cụ sống như¬ những người Việt Nam bình thư¬ờng
- Kh¬ước từ nhà cửa, quân phục ,huân huy chương
- Cụ là ngư¬ời Việt Nam trong sạch và liêm khiết.
+Câu 4: 
1- Nhận xét tình huống .
- Bà Mari Quy-ri không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
- Hành động của Dương Chấn thể hiện đức tính thanh cao, vô tư¬ không vụ lợi.
- Bác Hồ là ng¬ười Việt Nam trong sạch và liêm khiết.
2- Bài học .
- Những cách xử sự đó là những tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
- Những cách xử sự đó nói nên lối sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư có trách nhiệm, không đòi hỏi vật chất
Đặt câu hỏi chung cho toàn lớp:
?Em có suy nghĩ gì về các cách xử sự trên ?
-Các cách xử sự của bà Ma-Ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ là các tấm gương sáng để các em kính phục, học tập và noi theo
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là liêm khiết, ý nghĩa và cách rèn luyện.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
? Em hiểu thế nào là liêm khiết? Biểu hiện của Liêm khiết trong cs?
? ý nghĩa của đức tính liêm khiết?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
?Có ý kiến cho rằng chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải rèn luyện tính liêm khiết, vì những người này mới có điều kiện, cơ hội để tham ô, nhận hối lộ; còn những người bình thường thì không cần rèn luyện đức tính này.Em có tán thành ý kiến đố không? Vì sao?
(Không tán thành ý kiến đó, vì liêm khiết là lối sống trong sạch, thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc; ở mọi người, mọi lứa tuổi; từ việc nhỏ đến việc lớn
GV: Hướng dẫn HS phát biểu, nhận xét, bổ sung để giúp học sinh khắc sau khái niệm, ý nghĩa của đức tính liêm khiết.
- Chốt lại ý chính kết luận* Đánh giá kết quả
Gv nhận xét kết luận: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai chế diễu người khác. Khi họ khác mình về hình thức hoặc sở thích, phải biết cư xử có văn hóa đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
I/ Đặt vấn đề( Hướng dẫn HS tự học)
II/ Nội dung bài học:
1/Thế nào là liêm khiết?
-Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi không nhỏ nhen, ích kỷ.
2/Ý nghĩa của đức tính liêm khiết ?
-Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
3/Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân: 
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- Đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết.
C.Luyện tập:
1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.
 Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề
2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng
3. Sản phẩm hoạt động: vở HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên 
? Kể một câu chuyện hoặc một vài tình huống trong cs thể hiện sự liêm khiết mà em biết ? 
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI, KỂ CHUYỆN TIẾP SỨC
Cách chơi như sau:
Mỗi HS viết 1 câu, bạn khác nối tiếp câu khác. Cứ như vậy cho đến khi kể xong, GV viết lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh .
Hoạt động GV: Chọn trước tên của câu chuyện.
Truyện: “Lưỡng quốc trạng nguyên”
Mạc Đĩnh Chi (1284 – 1361) quê ở Lam Khê, thuộc tỉnh Hải Dương, là dòng dõi khoa bảng lâu đời, đỗ trạng nguyên, là quan to trong triều nhưng gia cảnh vẫn rất thanh bần. Có lần nhà vua sai người đang đêm mang vàng bạc đến để cửa nhà ông, cốt thử lòng ông. Sáng hôm sau vào chầu, ông đem số vàng bạc đó bỏ vào kho. Nhà vua giả vờ ngạc nhiên nói rằng: số của ấy là của trời cho cớ sao không nhận? Ông tâu rằng: của cải không phải do mồ hôi công sức ông làm ra thì ông sẽ không nhận và xin nạp vào công quĩ.
Năm 1308, ông được cử đi sứ ở Trung Quốc. Có thể nói trong sự nghiệp giao bàn này, ông đã để lại nhiều giai thoại được người đời nhắc đến như một bài học về sự thông minh, mần tiệp hiếm có. Chính vì thế mà vua quan nhà Minh đã phải phong ông là : “Lưỡng quốc trạng nguyên” (Phỏng theo truyện làng nho
NXB văn hóa 1999)
- Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :cá nhân
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
GV kết luận toàn bài:
Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người. Liêm khiết rất càn cho mỗi người và cho xã hội. Sẽ tốt đẹp biết bao khi mọi người biết sống thanh cao, trong sáng, có trách nhiệm với mình, với mọi người biết đem sức xây dựng cuộc sống cho mình, gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nhân dân ta rất coi trọng liêm khiết, chê bai ghét bỏ những ke trộm cắp, tham nhũng. HS chúng ta phải biết tôn trọng, học tập, noi gương những người có đức tính liêm khiết.
 D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu
 HS nâng cao khả năng đánh giá, nhận xét được thế nào là việc làm thể hiện sự liêm khiết 
 Hình thành NL đánh giá, NL tư duy phê phán
* Cách tiến hành
- S¬ưu tầm ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện nói về sự liêm khiết
 HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời. 
*Hướng dẫn HS về nhà:
-Học và nắm chắc nội dung bài học
-Làm bài tập vào vở
-Tìm hiểu trước bài 2: Tôn trọng người khác
* Rút kinh nghiệm :
Tuần 3, tiết 3 
 Ngày soạn : 17/9/2020
Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác; sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải tự biết tôn trọng bản thân.
- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
2. Kĩ năng: 
- Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Có h/ vi rèn luyện thói quen tự KT đánh giá và điều chỉnh h/ vi của mình cho phù hợp
KNS: -Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác.
-Kĩ năng phân tích ,so sánh ,những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác .
-K/năng ra q/định kiểm soát cảm xúc ,k/năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác 
3. Thái độ :
- Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
- Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi nơi mọi lúc.
4- Định hướng năng lực phát triển : Năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề ,năng lực tư duy ,năng lực hợp tác 
II. Chuẩn bị :
GV: - Chuyện đọc, dẫn chứng thơ, tục ngữ, ca dao
HS: SGK, bảng phụ, bút dạ...
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Kết hợp giảng giải, đàm thoại. - Nêu gương tốt.
 - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức dạy và học :
V.Tổ chúc dạy hoc:
A.Khởi động
1.Ổn định
 Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung
3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
4.Phương án kiểm tra đánh giá :
Học sinh tự đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5.Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV viết lên bảng phụ câu ca dao
Điền từ vào dấu . Hoàn thành câu ca dao sau 
 .. chẳng mất tiền mua
 mà nói cho vừa lòng nhau
? Cha ông ta muốn khuyên nhủ con cháu điều gì qua câu ca dao trên?
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi nói năng sao cho phù hợp và vừa lòng, biết tôn trọng người khác
* Đánh giá kết quả
GV: Kể mẩu chuyện ngắn sau:
“ Sau 20 năm lưu lạc, người em đã tìm được người anh trai của mình. Người em lớn lên trong một gia đình tư sản (Chủ một hãng thuốc lớn của thành phố). Người anh là một nông dân nghèo khổ phải nuôi 5 con và 1 mẹ già. Tìm được mẹ và anh, người em không thể tin được anh mình ngày 2 bữa cháo loãng, con cái gầy gò đói rách.Chia tay anh trở về thành phố, người em cho anh 1 khoản tiền nhưng người anh không nhận và nói rằng “ 20 năm anh đi tìm em là để được gặp em chứ không vì số tiền này của em”. Người em ôm chầm lấy anh mà khóc .Từ trong sâu thẳm trái tim người em càng thương và kính trọng anh trai của mình.
GV: Các em có suy nghĩ gì về việc làm của người anh trai qua câu chuyện cảm động trên ?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
* Tạo tình huống học tập .
 ? Khi gặp người lớn tuổi, em sẽ làm gì?
 - HS t/h xong - HS khác NX, GV NX dẫn vào bài mới:
 Gv : Lời nói là sản phẩm ngôn ngữ đánh dấu sự tiến hóa văn minh của con người. Cân nhắc, suy nghĩ trước khi nói sao cho phù hợp vừa lòng người nghe là thể hiện sự tôn trọng người khác. Trongcuộc sống sinh hoạt học tập lao động hàng ngày chúng ta có nhiều mối quan hệ với rất nhiều người xung quanh ta. Nếu chúng ta biết tôn trọng người khác thì cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng của người khác với mình Vậy thế nào là Có câu người với người sống để yêu nhau, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng người khác. Vậy thế nào là tôn trọng người khác, ý nghĩa và cách rèn luyện ntn thì cô và các em vào bài hôm nay.
B.Hoạt động hình thành kiến thức :
Hoạt động thầy trò
Nội dung 
Hoạt động 1
HS THẢO LUẬN MỤC ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt nhận xét những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác , học tập và làm theo tấm gương tốt
2.Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- Học sinh tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho hs quan sát trên máy chiếu 3 mục 123
? Đọc câu chuyện và cấc tình huống trong mục ĐVĐ
 1. Nhận xétcách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?
 2. Theo em trong những hành vi đó hành vi nào đáng để chúng ta học tập hành vi nào đáng để chúng ta phê phán? Vì sao?
* Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm báo cáo 
* Đánh giá kết quả
Nhóm 1: 
1, N/xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai.
- Mai là HS giỏi 7 năm liền, nhưng không kiêu căng, coi thường người khác.
- Lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội qui.
2, Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào?
- Mai được mọi người tôn trọng, quí mến.
Nhóm 2:
1,N/ xét về tư cách cư xử của một số bạnđối với Hải.
- Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì em là da đen.
2, Suy nghĩ của Hải như thế nào?
- Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha.
3, Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
- Hải biết tôn trọng cha mình.
Nhóm 3:
1, Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
- Quân và Hùng đọc chuyện, cười trong giờ học văn.
2, Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
- Quân và hùng thiếu tôn trọng người khác
Nhóm trưởng ghi câu hỏi vào giấy to.Còn lại của nhóm ghi câu hỏi vào giấy nháp và thảo luận.
Cử đại diện lên trình bày
Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nhận xét chốt lại ý chính. 
Gv nhận xét kết luận: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai chế diễu người khác. Khi họ khác mình về hình thức hoặc sở thích, phải biết cư xử có văn hóa đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái. chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, hkông chê bai, chế diễu người khác. Khi họ khác mình về hình thức hoặc sở th

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc