Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Ngô Thị Quế

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Ngô Thị Quế

TIẾT 2- BÀI 2

TỰ CHỦ

I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này học sinh cần đạt:

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là tính tự chủ.

- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.

- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.

2. Kĩ năng

- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng

- Kĩ năng kiên định.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

III. Các phương pháp kĩ thuật có thể sử dụng trong bài

- Thảo luận nhóm/lớp

- Xử lí tình huống

- Động não

- Kĩ thuật bày tỏ thái độ

IV. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV, SBT GDCD lớp 9.

- Các câu chuyện, gương về đức tính tự chủ.

V. Tiến trình các hoạt động dạy và học

A. Hoạt động khởi động

? Kể một câu truyện hay về một tấm guơng thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh mà em biết( trình bày kết quả dự án chuẩn bị ở nhà )

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Giới thiệu tấm gương thày giáo N.N.Ký là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận làm chủ bản thân, số phận, cuộc sống, tương lai của mình.

 

doc 240 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Ngô Thị Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 31/8/2021
 Ngày giảng: /9/2021
Tiết 1 - Bài 1:
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần đạt:
1. Kiến thức
	- Nêu được thế nào là chí công vô tư.
- Nêu được biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. 
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2. Kĩ năng
- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ
- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
II. Các kĩ năng được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng của bản thân về chí công vô tư, ý nghĩa của chí công vô tư đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, về vấn đề chống tham nhũng.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư.
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư.
III. Các phương pháp dạy học có thể sử dụng
- Động não
- Phân tích trường hợp điển hình
- Thảo luận nhóm
- Dự án
- Trình bày một phút
IV. Phương tiện dạy học
	- SGK, sách GV GDCD lớp 9.
	- Ca dao, tục ngữ, chuyện kể nói về phẩm chất chí công vô tư.
V. Tiến trình các hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
?Em hiểu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?
 “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
 Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
 Thiếu một mùa, thì không thành trời,
 Thiếu một phương, thì không thành đất.
 Thiếu một đức, thì không thành người” 
- HS: ( phẩm chất cần có của mỗi con người giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người .)
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
Gv nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống và dẫn dắt vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu thế nào là chí công vô tư
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là chí công vô tư
- Rèn KNS: trình bày suy nghĩ của bản thân
Cách tiến hành
GV cử 2 HS đọc 2 câu chuyện SGK 
 GV chia HS thành 3 nhóm Thảo luận 
Nhóm 1:
Câu 1:
 Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? 
Câu 2
Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
Câu 3: 
Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì ?
Nhóm 2:
Câu 1:Mong muốn của Bác Hồ là gì?
Câu 2: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì
Câu 3: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?
Suy nghĩ của bản thân em?
Nhóm 3:
Câu 1:Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ
tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của
đức tính gì?
Câu 2: Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành
và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân
và mọi người?
- HS: Cử một em làm nhóm trưởng ghi ý kiến
của nhóm.
- GV: Cho các nhóm trình bày.
- HS: Trình bày ý kiến của nhóm 
- HS: Nhận xét ý kiến các nhóm.
- GV: Nhận xét và kết luận. 
 - GV: Kết luận chuyển ý.
 Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống. 
? Thế nào là chí công vô tư?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét kết luận
? Biểu hiện của chí công vô tư ? 
1) Thế nào là chí công vô tư?
Câu 1:
- Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
Câu 2: Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
Câu 3: Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
Nhóm 2:
Câu 1: Mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
Câu 2: Mục đích sống của Bác Hồ là “làm cho ích quốc, lợi dân”.
Câu 3: Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiết.
Bản thân em luôn tự hào là con, cháu của Bác Hồ. Sẽ không có ngôn từ nào để ca ngợi, để biết ơn, để kể hết được tình cảm của em và các bạn.
Nhóm 3:
Câu 1: Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
Câu 2: Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ.
* Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
* Biểu hiện của chí công vô tư: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
Hoạt động 2 
Tìm hiểu ý nghĩa của chí công vô tư
 Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của chí công vô tư
- Rèn KNS: tư duy phê phán
Cách tiến hành
? Ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư 
Đối với sự phát triển của cá nhân ?
Đối với tập thể, xã hội ? 
HS trả lời
2) Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
- Đối với sự phát triển của cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
- Đối với tập thể, xã hội: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt động 3
Hướng dẫn thực hành
 Mục tiêu: HS biết biểu hiện của chí công vô tư trong cuộc sống hành ngày, đồng tình ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những việc làm thiếu chí công vô tư.
- Rèn KNS: tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, tìm kiếm và xử lí thông tin
Cách tiến hành
- HS: Trả lời nhanh
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét kết luận.
3) Bài tập
Bài tập 2
- Tán thành quan điểm d, đ.
- Không a,b,c
Bài tập 3
 Phản đối các việc làm trên.
C. Hoạt động luyện tập
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 
? Đọc, giải thích câu ca dao 
“Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
(phê phán những việc làm vì lợi ích cá nhân, tham lam, vị kỉ, lấy của chung làm của riêng)
- GV: Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.
GV: cho HS làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt.
Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm.
Bài 1. 
- d,e: chí công vô tư. Vì Lan và Nga giải quyết công việc xuất phát vì lợi ích chung
- a,b,c,đ : không .
Bài 2.
- Tán thành: d,đ
- Không tán thành: a,b,c.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk
->Giáo viên chốt kiến thức 
D. Hoạt động vận dụng
- Hãy kể những biểu hiện chí công vô tư và không chí công vô tư của em, bạn em và những người xung quanh. Đề xuất cách rèn luyện để có chí công vô tư
- HS luôn có thái độ đồng tình, ủng hộ cách cư xử, giải quyết công việc một cách công bằng không thiên vị; đồng thời phê phán những hành vi vụ lợi cá nhân, không công bằng, khách quan trong giải quyết công việc
- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
Hướng dẫn về nhà
- Tìm một số tấm gương về chí công vô tư, chưa chí công vô tư: 
+ Truyện kể thái sư T.T.Độ ( vợ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung)
+ Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng tham ô tài sản nhà nước.
- Đọc các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư. 
- HS thực hiện theo phương pháp đề án và báo cáo vào tiết học sau
- Chuẩn bị bài 2 Tự chủ 
Tư liệu tham khảo: 
Đọc truyện: Bác soi sáng cho tôi con đường đi lên phía trước - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sụng dành cho học sinh (Lớp 9)
“ Chúng ta không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng” - Hồ Chí Minh
Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà ( Hồ Chí Minh) 
Tục ngữ: Công minh chính trực
Thẳng như mực tàu
Cầm cân nảy mực
Công tâm bất vụ lợi
Cây ngay không sợ chết đứng
Cụng ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay
 RÚT KINH NGHIỆM
 Ngµy so¹n: 3/9/2021
 Ngµy gi¶ng: /9/2021
TIẾT 2- BÀI 2
TỰ CHỦ 
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là tính tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Kĩ năng
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt
3. Thái độ
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng
Kĩ năng kiên định.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
III. Các phương pháp kĩ thuật có thể sử dụng trong bài
Thảo luận nhóm/lớp
Xử lí tình huống
Động não
Kĩ thuật bày tỏ thái độ
IV. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV, SBT GDCD lớp 9.
- Các câu chuyện, gương về đức tính tự chủ.
V. Tiến trình các hoạt động dạy và học
A. Hoạt động khởi động
? Kể một câu truyện hay về một tấm guơng thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh mà em biết( trình bày kết quả dự án chuẩn bị ở nhà )
- Học sinh: Trao đổi 
- Giáo viên: quan sát
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
Giới thiệu tấm gương thày giáo N.N.Ký là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận làm chủ bản thân, số phận, cuộc sống, tương lai của mình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
Thảo luận tìm hiểu thế nào là tự chủ
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là tự chủ.
- Rèn KNS : Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng 
Cách tiến hành
GV: Gọi 2 HS đọc 2 câu truyện SGK
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Chia lớp thành 3 nhóm. Thời gian thảo luận 3’
Nhóm 1:
Câu 1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
Câu 2: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
Câu 3: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2
Câu 1: Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì?
Câu 2: Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
Câu 3: Vì sao N lại có một kết cục xấu như vậy ? 
Nhóm 3
Câu 1: Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N, em rút ra bài học gì?
Câu 2: Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí như thế nào?
 HS: Cử đại diện nhóm và thư kí.
 HS: Nhóm trưởng trình bày 
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét phần trả lời của từng nhóm và
kết luận 
 Nhóm 1:
Câu 1: Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS.
Câu 2: Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV/AIDS khác.
- Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ.
Câu 3: Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
Nhóm 2:
Câu 1: N là học sinh ngoan và học khá.
Câu 2: - N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy.
- N trốn học, thi trượt tốt nghiệp.
- N bị nghiện, trộm cắp
Câu 3: N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nhóm 3:
Câu 1: Bà Tâm là người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
Câu 2: -Trách nhiệm của chúng em là động viên, gần gũi, giúp đỡ, các bạn hoà hợp với lớp, với cộng đồng để họ trở thành người tốt.
- Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải
sai lầm như N. 
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì? 
HS : Người biết làm chủ bản thân là người biết
tự chủ.
? Vậy thế nào là tự chủ ?
? Biểu hiện của người có tính tự chủ ?
 HS: Trả lời 
- Biểu hiện của người có tính tự chủ : biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi gặp khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự đưa ra quyết định cho mình
- GV: Cho hs xử lí tình huống, giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ.
? Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau:
+ Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học.
+ Gặp bài Toán khó trong giờ kiểm tra.
+ Bị bạn bè nghi oan.
- HS: Bày tỏ ý kiến cá nhân.
- HS: Cả lớp góp ý, trao đổi.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
1) Thế nào là tự chủ ?
Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân
Hoạt động 2
Thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của tự chủ
 Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của tự chủ
- Rèn KNS : Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng tự nhận thức
Cách tiến hành
? Vì sao con người cần phải biết tự chủ ? 
Ngày nay, trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao? Ví dụ minh hoạ?
2) Ý nghĩa của tự chủ
- Tự chủ là một đức tính quý giá.
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
Hoạt động 3
Thảo luận về biện pháp rèn luyện tính tự chủ
Mục tiêu: HS xác định được biện pháp rèn luyện tính tự chủ đối với HS
- Rèn KNS: Kĩ năng kiên định, KN ra quyết
định
 Cỏch tiến hành
- GV: Tổ chức cho HS tham gia thảo luận để
giúp HS biết liên hệ với thực tế đời sống hàng
ngày về tính tự chủ.
Tình huống có thể gặp ở nhà (nêu cách ứng xử phù hợp):
a) Tình huống 1: Đi học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
b) Tình huống 2: Em trai đòi mẹ mua nhiều đồ chơi, quần áo làm mẹ bực mình.
c) Nhiều bài tập Toán quá khó, em giải mãi vẫn không ra kết quả.
3) HS Rèn luyện tính tự chủ như thế nào ?
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
3. Thực hành / luyện tập
Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: 
+ HS củng cố về kiến thức đã học
+ HS biết thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân
- Rèn KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng, kĩ năng thể hiện sự tự tin.
 Cỏch tiến hành
GV: Cho HS làm bài tập 1, SGK trang 8.
GV: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bài tập 2: Giải thích câu ca dao:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
4) Bài tập
1. Đáp án đúng: a, b, d, e. 
2. Đáp án: Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.
Hoạt động 5 
Xử lí tình huống và đóng vai
 Mục tiêu: HS biết cách ứng xử thể hiện kĩ năng ra quyết định, kiên định, kiểm soát cảm xúc, kĩ năng thể hiện sự tự tin trong một tình huống cụ thể.
- Rèn KNS : kĩ năng ra quyết định, kiên định, kiểm soát cảm xúc, kĩ năng thể hiện sự tự tin.
 Cách tiến hành
Gv chia lớp thành 3 nhóm 
Nhóm 1: tình huống 1 Trên đường đi học, tình
cờ N gặp lại K , một người bạn cùng lớp hồi
lớp 8, nay đã bỏ học. K rủ N bỏ học vào quán
chơi điện tử, K sẽ chi tiền. N từ chối nhưng K
cứ dụ dỗ, chèo kéo.
N sẽ.
Nhóm 2: tình huống 2
Nhân dịp sinh nhật, H được bố mua tặng một
chiếc máy nghe nhạc xinh xắn. H rất thích và
mang đến lớp. Nhưng trong giờ ra chơi, L 
một bạn ngồi cùng bàn sơ ý làm rơi mạnh
chiếc máy xuống sàn, khiến H rất sót ruột. L
vội lấy máy lên và xin lỗi H
H sẽ..
Nhóm 3: tình huống 3 
An là một HS hiền lành, học giỏi trong lớp. Do
An không đồng ý cho Long chép bài trong giờ
kiểm tra Toán, nên bị Long nói xấu và lôi kéo
một số bạn trong lớp, trong đó có Huy tẩy
chay
Huy sẽ.
HS thảo luận và đóng vai theo nhóm.
Các nhóm lần lượt thể hiện tình huống
Lớp trao đổi thảo luận
Gv nhận xét và kết luận
Tình huống 1: 
N nên khéo léo từ chối bằng được, không nên
nghỉ học để đi chơi điện tử, dù không phải trả
tiền.
Tình huống 2:
 H nên kiềm chế, không nên có thái độ giận
dữ, mắng mỏ L vì bạn chỉ sơ ý làm rơi.
Tình huống 3: 
Huy nên khuyên ngăn Long và không hùa theo
bạn tẩy chay An
C. Hoạt động luyện tập
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2?
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS
Bài 1. Đáp án: Đồng ý với: a,b,d,e.
Bài 2. Gải thích câu ca dao : 
 “Dù ai nói ngả nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
D. Hoạt động vận dụng
- Giải thích câu ca dao cuối bài (con người có quyết tâm thì dù người khác có ngăn trở cũng vẫn vững vàng, kiên định), liên hệ với bản thân về tự chủ( HS trải nghiệm với các tình huống giả định và đưa ra cách giải quết)
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tự chủ.
- Lập kế hoạch rèn luyện của bản thân
* Tư liệu tham khảo: 
Đọc truyện: “Tài ứng khẩu của Bác” - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sông dành cho học sinh (Lớp 9)
Tục ngữ, ca dao nói về tính tự chủ
" Dù ai nói ngã nói nghiêng 
Lòng ta vẫn giữ như kiền 3 chân " . 
" Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo "
- Đèn nhà ai nấy sáng 
- Một tấc không đi ,một li không dời 
- Chẳng đặng thì đừng 
- Có công mài sắt ,có ngày nên kim 
- “Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên”
- Ăn có chừng, chơi có độ
- Ăn có nhai, nói có nghĩ
Câu chuyện “ Bỏ thuốc lá của Bác Hồ”
Hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Bác như Bác thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của Hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói:
- Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.
Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Pênixilin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:
 “Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa Xuân”
(Theo 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
 RÚT KINH NGHIỆM
 Ngµy so¹n: 14/9/2021
 Ngµy gi¶ng: /9/2021
TIẾT 3 - BÀI 3:
DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Biểu hiện của dân chủ, kỉ luật.
- Ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và xã hội.
2. Kĩ năng
- Biết giao tiếp, ứng xử và thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật.
- Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội về tính dân chủ và tính
kỉ luật.
- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, các hoạt động (gia đình, nhà trường và xã hội).
- Học tập, noi gương những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật. Biết góp ý, phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng trình bày suy nghĩ 
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não
- Thảo luận nhóm
IV. Phương tiện dạy học
- SGK, sách GV GDCD lớp 9.
- Các sự kiện, tình huống thể hiện rõ thế nào là dân chủ và không dân chủ; kỉ luật tốt và không tôn trọng kỉ luật trong nhà trường, xã hội.
- Bảng phụ
V. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt đông khởi động
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
Đại hội chi đoàn lớp 9A đã diễn ra tốt đẹp. Tất cả Đoàn viên chi đoàn đã tham gia xây dựng, bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đoàn năm học mới. Đại hội cũng đã bầu ra được một Ban chấp hành chi đoàn gồm các bạn học tốt, ngoan ngoãn, có ý thức xây dựng tập thể để lãnh đạo chi đoàn trở thành đơn vị xuất sắc của trường.
- GV: Em cho biết, vì sao Đại hội chi đoàn lớp 9A lại thành công như vậy?
- HS: Tập thể chi đoàn đã phát huy tính dân chủ. Các đoàn viên có ý thức kỉ luật tham gia đầy đủ.
- GV: Để hiểu hơn về tính dân chủ và kỉ luật, chúng ta học bài hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Thảo luận tìm hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật
 Mục tiêu: HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Rèn KNS: trình bày suy nghĩ/ý tưởng
Cách tiến hành
- GV: Tổ chức cho HS đàm thoại, trao đổi về 2
tình huống SGK.
- HS: Làm việc cá nhân.
Câu 1:
? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên?
GV: Chia bảng thành 2 phần
HS: Điền ý kiến cá nhân vào 2 cột.
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 GV: Nhận xét, đánh giá. 
Dân chủ
Thiếu d
n chủ
- Sôi nổi thảo luận.
- Đề xuất chi tiêu cụ thể.
- Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung.
- Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể.
- Thành lập "Đội thanh niên cờ đỏ".
- Công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc.
- Sức khỏe công nhân giảm sút.
- Công nhân kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu.
Câu 2:
? Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào?
- HS: Trả lời cá nhân
- HS: Cả lớp trao đổi.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: ? Từ các nhận xét trên về việc làm của lớp 9A và của ông giám đốc em rút ra bài học gì?
- HS: Trao đổi.
- GV: Nhận xét và kết luận.
Câu 3: 
Ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền.
 Bài học:
Phát huy tính dân chủ, kỉ luật của thầy giáo và tập thể lớp 9A và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây nên hậu quả xấu cho công ty.? Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là tính kỉ luật ?
1) Thế nào là dân chủ, kỉ luật ?
* Dân chủ là: 
- Mọi người làm chủ công việc.
- Mọi người được biết, được cùng tham gia.
- Mọi người góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát.
* Kỉ luật là:
- Tuân theo quy định của cộng đồng.
- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
Hoạt động 2
Thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
- Rèn KNS: tư duy phê phán với những cá nhân thiếu dân chủ, kỉ luật
 Cách tiến hành
Câu 1: Dân chủ, kỉ luật thể hiện như thế nào?
Câu 2: Tác dụng của dân chủ và kỉ luật?
Câu 3 :Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải
có dân chủ, kỉ luật ?
- HS: Cử đại diện nhóm trình bày.
- HS: Cả lớp góp ý kiến.
- GV: Góp ý, bổ sung ý kiến.
GV: Dân chủ nhưng phải có kỷ luật, dân chủ trong khuôn khổ, theo quy định của Pháp luật như vậy thỡ xó hội mới cú trật tự kỷ cương
2) Ý nghĩa
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
- Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt.
Hoạt động 3
Thảo luận về trách nhiệm của công dân học sinh
 Mục tiêu: HS xác định những việc cần làm để rèn luyện tính kỉ luật và phát huy dân chủ
 Cách tiến hành
? Công dân rèn luyện dân chủ, kỉ luật như thế
nào?
? HS cần thực hiện dân chủ và kỉ luật như thế nào? 
HS trao đổi theo bàn.
HS trình bày ý kiến
GV nhận xét, kết luận bài học
3) Trách nhiệm của công dân, HS
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
- Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy dân chủ, kỉ luật.
- Học sinh phải vâng lời bố mẹ, thực hiện quy định của trường, lớp, tham gia dân chủ, có ý thức kỉ luật của một công dân.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến
Câu 1: Nêu các hoạt động xã hội thể hiện tính
dân chủ mà em được biết ?
Câu2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần
đến dân chủ.
Chỉ có trong nhà trường mới cần
đến dân chủ.
Mọi người cần phải có kỉ luật.
Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định, 
thống nhất các hoạt động.
- HS: Tự do trả lời cá nhân.
- HS: Cả lớp tham gia đóng góp ý kiến.
- GV: Gợi ý cho HS và nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV: Sau khi HS cả lớp trả lời xong 3 câu hỏi, có thể chỉ định từng em một trả lời nhanh.
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Kết luận và chuyển ý.
- GV: Cho HS làm bài tập bằng phiếu học tập đã
chuẩn bị.
- HS: Làm bài tập 1, SGK trang 11.
- HS: Cả lớp đóng góp ý kiến.
- GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao đúng, sai.
- GV: Đưa ra đáp án đúng.
4) Bài tập 
Đáp án:
- Hoạt động thể hiện dân chủ: a, c, đ
- Thiếu dân chủ: b
- Thiếu kỉ luật: d
C. Hoạt động luyện tập
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 
- GV: cho hs khái quát nội dung bài học? Thế nào là dân chủ,kỷ luật? nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
- HS: tb cá nhân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
D. Hoạt động vận dụng
? Em hãy nêu một tấm gương có tính dân chủ và kỷ luật? Liên hệ với bản thân về việc thực hiện tính dân chủ, kỉ luật. Dự kiến kq nếu thực hiện tốt
? Tìm một số câu ca dao tục ngữ?
- Học sinh :cá nhân
- Giáo viên: Quan sát
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Tích hợp ANQP: Tìm ví dụ để chứng minh dân chủ phải có tính kỷ luật trong điều kiện xã hội hiện nay
- HS thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ 
- Hoàn thành bài tập mà cô giáo đó hướng dẫn
- Soạn bài tiếp theo “Bảo vệ hoà bình”
* Tư liệu tham khảo: 
Đọc truyện: “Không ai được động vào” - Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sông dành cho học sinh (Lớp 9)
Ca dao, tục ngữ
- Đói tự do hơn no luồn cúi. 
- Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay. 
- Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu. 
- Không có gì quý hơn độc lập tự do. 
( Tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh giành tự do độc lập cho Tổ quốc, đã thành chân lí của thời đại Hồ Chí Minh ) 
- Thà làm chim sẻ trên cành 
Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng. 
Kỉ luật: 
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước. 
- Đất có lề, quê có thói. 
- Nước có vua, chùa có bụt. 
- Ở quen thói, nói quen sáo. 
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn. 
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn. 
- Bề trên ở chẳng kỉ cương 
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 
- Dột từ nóc dột xuống. 
- Nhà dột tại nóc. 
- Đục từ đầu sông đục xuống. 
- Tôn ti trật tự.
 Chuyện kể về Bác Hồ
 GƯƠNG MẪU TÔN TRỌNG LUẬT LỆ
Hằng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “ Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.Một hôm, chúng tôi theo Bác đến một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bổng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, Chúng tôi bàn, cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến yêu cầu công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác . Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi: “ Các chú không được làm như thế! Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên
 Ngày soạn: 21/9/2021
 Ngày giảng: /9/2021
TIẾT 4- BÀI 4	 
 BẢO VỆ HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- HS hiểu được hoà bình là khát vọng của nhân loại.
- Hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người.
- Hậu quả, tác hại của chiến tranh.
- Trách nhiệm bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.
2. Kĩ năng.
- Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
3. Thái độ.
- Quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh mình.
- Biết yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
- Góp phần nhỏ tuỳ theo sức của mình để bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp 
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai
- Dự án
IV. Phương tiện dạy học
- SGK, sách GV GDCD lớp 9.
- Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình.
- Ví dụ về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Máy chiếu
V. Hoạt động dạy học
Kiểm tra 15
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Chí công vô tư
Khái niệm chí công vô tư
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
2. Dân chủ và kỉ luật
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích dân chủ và kỉ luật là sức mạnh. Trách niệm của học sinh
Số

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc