Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Năng động, sáng tạo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Năng động, sáng tạo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.

- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.

2. Kỹ năng

Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Thái độ

- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.

II. CÁC NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

- Năng lực: hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

 

doc 7 trang maihoap55 6472
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Năng động, sáng tạo - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12, 13, 14	Ngày soạn: 23/11/2020
Tiết 12, 13, 14	Ngày dạy: 28/11; 5,12/12/2020
CHỦ ĐỀ: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO 
(Tiết 1, 2, 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
2. Kỹ năng
Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II. CÁC NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI 
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
- Năng lực: hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM MONG ĐỢI
A. Khởi động 
- Học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu GV giới thiệu về nhà bác học Ê-đi-xơn; Lê Thái Hoàng Lê Thái Hoàng, học sinh lớp 12A, Trường Đại học sư phạm Hà Nội
- HS làm việc nhóm, lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhóm 1, 2: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn? Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự chủ động sáng tạo của Ê-đi-xơn? Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì?
- Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về việc làm của Lê Thái Hoàng? Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự chủ động sáng tạo của Lê Thái Hoàng ? Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì?
- GV cho học sinh quan sát hình trên máy chiếu về các phát minh của nhà bác học Ê-đi-xơn:
- Em học tập được gì qua việc làm năng động sáng tạo của nhà bác học Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
HS: Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt; Kiên trì chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận: Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động sáng tạo 
* Học sinh trả lời được: 
1. Nhà bác học Ê-đi-xơn: Là người tích cực, chủ động, dám nghĩ, giám làm, say mê nghiên cứu, tìm tòi. 
- Biểu hiện:
+ Đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh lấy ánh sáng tập trung để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. 
- Thành quả: 
+ Cứu sống mẹ 
+ Sau này ông phát minh ra đèn điện, máy nghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện 
+ Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh của loài người.
2. Lê Thái Hoàng: Là một học sinh luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi, chủ động, tích cực trong học tập. 
- Biểu hiện: 
+ Ngoài giờ học trên lớp, Hoàng tự tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn. 
+ Làm các đề toán sưu tầm được ở nhiều loại báo trong và ngoài nước. 
+ Tìm đề toán quốc tế ở thư viện, dịch sang tiếng Việt để giải. 
+ Thức đến một, hai giờ sáng để tìm cách giải bài toán khó. 
- Thành quả: 
+ Năm 1998, Hoàng đạt giải nhì thi toán quốc gia, huy chương đồng thi toán quốc tế lần thứ 39. 
+ Năm 1999, Thái Hoàng đạt huy chương vàng tại cuộc thi Ô-lim-pic Toán châu Á - Thái Bình Dương và huy chương vàng thi toán quốc tế lần thứ 40. 
+ Đem lại vinh quang cho đất nước.
- GV: Gọi học sinh đọc câu truyện sách giáo khoa.
? Em có nhận xét gì về việc làm của giáo sư Lê Thế Trung?
* Cá nhân: 
- Em biết gì về bác sỹ Lê Thế Trung?
(Lê Thế Trung (1928-2018), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).
* Nhóm 1
- Hãy tìm hiểu những chi tiết trong chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
* Nhóm 2, 3 
- Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận như thế nào? Em học tập được gì ở giáo sư Lê Thế Trung ?
? Tìm những ví dụ về cách làm biểu hiện của năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo
VD: Trong gia đình
- Làm kinh tế giỏi, nuôi con ngoan, học tập tốt.
- ỷ lại, lười nhác, làm giàu bất chính.
Trong trường
- Dạy tốt, học tốt, cải tiến phương pháp dạy học.
- Chạy theo thành tích, học vẹt.
Trong lao động.
- Lao động tự giác, chất lượng hàng hóa mẫu mã tốt, giá phù hợp, thái độ phục vụ tốt.
- Làm ẩu, hàng giả.
 * Học sinh trả lời được:
- Những chi tiết chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: Dùng da ếch chữa bỏng; thuốc trị bỏng B76 và nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc trị bỏng đem lại hiệu quả cao.
- Việc làm của bác sỹ được Nhà nước tặng nhiều huân, huy chương và phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Học sinh học tập được ở giáo sư Lê Thế Trung: Em học tập được tinh thần ý chí vươn lên của Giáo sư Lê Thế Trung tinh thần học tập và sự say mê nghiên cứu khoa học của ông là tấm gương sáng để em noi theo và phấn đấu. 
B. Hình thành kiến thức 
- Hoạt động nhóm:
- Học sinh lấy ví dụ chứng minh tính năng động sáng tạo, biểu hiện của tính năng động sáng tạo trong các lĩnh vực: Học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung đã tìm ra:
Hình thức
Năng động, sáng tạo
Không năng động, sáng tạo
Lao động 
Chủ động, dám nghĩ dám làm, tìm ra cái mới, năng xuất, hiệu quả 
Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ, dám làm, né tránh 
Học tập 
Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại, để phát hiện ra cái mới, linh hoạt xử lý các tình huống 
Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên, học vẹt 
Sinh hoạt hàng ngày 
Lạc quan, tin tưởng, có ý thức, vượt khó, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại 
Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước, thiếu nghị lực 
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét kết quả của nhóm trình bày?
- GV đặt các câu hỏi để cá nhân trình bày nội dung sau:
+ Thế nào là năng động, sáng tạo?
+ Nêu biểu hiện của năng động sáng tạo?
+ ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học tập và cuộc sống?
- GV: Tổng kết nội dung chính và ghi bảng.
- GV giới thiệu cho học sinh biết về “thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy” và chú Nguyễn Đức Tâm.
- Di rời nhà cửa như thần đèn trong chuyện cổ tích.
- Cải tiến máy cắt cỏ thành máy cắt lúa trên mọi địa hình.
1. Thế nào là năng động, sáng tạo?
- Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
 2. Ý nghĩa của năng động, sáng tạo
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.
3. Mối quan hệ năng động và sáng tạo: 
Năng động là cơ sở để sáng tạo. Sáng tạo là động lực để năng động.
4. Cách rèn luyện
- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ. 
- Biết vượt qua khó khăn, thử thách. 
- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
C. Luyện tập 
- Hãy nêu những ví dụ biểu hiện năng động, sáng tạo (hoặc lao động chưa năng động, sáng tạo) trong xã hội mà em biết.
- Những biểu hiện năng động, sáng tạo:
+ Chủ động học tập, làm bài tập và có phương pháp học tập sáng tạo.
+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
- Những biểu hiện chưa năng động, sáng tạo:
+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
+ Ngại khó, ngại khổ.
+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
+ Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.
- Bài tập 1: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo hoặc không năng động sáng tạo ? Vì sao?
a. Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập toán hoặc tiếng Anh ra làm.
b. Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu Thắng mạnh dạn hỏi ngay.
c. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói
d. Vì hoàn cảnh quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập.
đ. Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất.
e. Mặc dù trình độ văn hoá không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình.
g. Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm.
h. Khi tìm hiểu bất cứ điều gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.
- HS: Em tán thành với những ý kiến: b, d, e, h.
(b) Thắng say mê học tập, không thỏa mãn với những điều đã biết; (e) và (đ), (h) Ông Thận, ông Lũy và Minh là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới.
+ Nhưng ý kiến còn lại em không tán thành bởi vì đó là những người không thể hiện tính năng động, sáng tạo. Vì họ là những người bị thụ động trong công việc và học tập, làm việc tùy tiện.
- Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo của các bạn học sinh trong lớp trong trường hoặc ở địa phương em?
(Học sinh lấy ví dụ về các anh chị đạt được thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi và thi khoa học kỹ thuật).
Học sinh viết báo cáo.
D. Vận dụng 
1. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có? Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?
Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.
2. Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
3. Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó. (Khó khăn gì? Em cần đến sự giúp đỡ của những ai? Giúp đỡ những gì? Dự kiến thời gian để khắc phục xong khó khăn đó...).
- Gợi ý trả lời
+ Khó khăn em có thể gặp phải: Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý... em phải có kế hoạch học tập hợp lí, cần cù, chịu khó, đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu; hoặc em có tật nói ngọng, nói lắp thì em phải chịu khó luyện nói để khắc phục những khiếm khuyết của mình; hoặc gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế thì em sắp xếp thời gian học tập và giúp đỡ gia đình một cách hợp lí.
Học sinh trả lời được những nội dung: sự năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện.
E. Mở rộng 
* Ca dao tục ngữ nói về năng động, sáng tạo.
- Có khó mới có miếng ăn
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho. 
- Nước lã mà vã nên hồ 
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Rủ nhau đi cấy đi cày 
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu 
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày.
- Nhờ trời mưa gió thuận hoà 
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau 
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê. 
- Cái khó ló cái khôn
- Học một biết mười
- Miệng nói tay làm
- Há miệng chờ sung
- Siêng làm thì có
Siêng học thì hay.
- Học sinh liên hệ:
+ Có năng động sáng tạo
+ Không năng động, sáng tạo 
- Qua các hình trên học sinh tìm ra biểu hiện khác nhau của cách làm việc có năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo.
(Đem lại vinh dự cho bản thân, người lao động và đất nước. Mất hình ảnh của bản thân, doanh nghiệp phá sản, ảnh hưởng đến người lao động).
Tranh biếm họa về thu nhập của người năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo.
So sánh được năng động, sáng tạo không năng động, sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_121314_nang_dong_sang_t.doc