Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
a. Kiến thức:
- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
b. Kĩ năng:
- Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Nhận biệt được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
- Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
+ Đinh sắt trong không khí khô (ống nghiệm có lớp CaO ở đáy,đậy nút kín).
+ Đinh sắt ngâm trong nước cất (có dầu nhờn ở trên).
+ Đinh sắt trong nước có tiếp xúc với không khí .
+ Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn.
Quan sát và theo dỏi trong 1 tuần.
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT Môn dạy: Hóa Học Lớp dạy: 9a1; 9a2 Tên bài giảng: Bài 21 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN Giáo án số: 25 Tiết PPCT: 25 Số tiết giảng: 01 Ngày dạy: 03/12/2020 MỤC TIÊU BÀI DẠY: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG a. Kiến thức: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. b. Kĩ năng: - Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Nhận biệt được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. - Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: + Đinh sắt trong không khí khô (ống nghiệm có lớp CaO ở đáy,đậy nút kín). + Đinh sắt ngâm trong nước cất (có dầu nhờn ở trên). + Đinh sắt trong nước có tiếp xúc với không khí . + Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn. Quan sát và theo dỏi trong 1 tuần. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 1’ Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết những đồ vật đó chứa kim loại nào? Lớp màu nâu trên các đồ vật đó gọi là gì? Lớp màu nâu có chứa chất gì? II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC THỜI GIAN NỘI DUNG BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG Của giáo viên Của học sinh Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? 7’ I/ THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? - Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường. - Kim loại bị ăn mòn do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí, đất ) I/ THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? - GV xung quanh ta thấy có rất nhiều đồ vật bằng kim loại, đặc biệt bằng hợp kim sắt bị gỉ không dùng được nữa. ví dụ cầu, vỏ tàu thủy, cửa sổ sắt cho hs dùng tay bẻ miếng gỉ sắt ở cửa sổ, quan sát màu của gỉ sắt, sự thay đổi về ánh kim,tính dẻo. Rút ra nhận xét. - Giải thích nguyên nhân . - GV Trong không khí có khí oxi, trong nước mưa thường có chứa axit yếu do có khí CO2 và 1 số khí khác hòa tan, trong nước biể có hòa tan 1 số muối như: NaCl, MgCl2 những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt tạo thành gỉ sắt. - Hậu quả như thế nào? - Rút ra khái niệm sự ăn mòn kim loại. I/ THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? -HS bẻ miếng gỉ sắt ở cho thấy gỉ sắt có màu nâu, giòn ,xốp, dể bị bẻ gãy, không còn tính chất của kim loại. -HS:Do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường (nước, không khí đất ) -HS: Kim loại bị gỉ dẫn đến kim loại bị phá hủy và đồ vật bị hỏng. -HS: Là sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường. Hoạt động 2: 10’ II/NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? 1/Ảnh hưởng của các chất trong môi trường. - Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. 2/Ảnh hưởng của nhiệt độ. - Khi tăng nhiệt độ sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. II/NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? 1/Ảnh hưởng của các chất trong môi trường. - GV cho cả lớp quan sát 4 ống nghiệm,lấy đinh sắt ra, quan sát đinh sắt và nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận. 2/Ảnh hưởng của nhiệt độ. - GV cho VD : Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để nơi khô ráo. Rút ra nhận xét. II/NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ? 1/Ảnh hưởng của các chất trong môi trường. -HS: Đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước bị gỉ ít, kim loại bị ăn mòn chậm. Đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có hòa tan muối, đinh sắt bị gỉ nhiều hơn chứng tỏ sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. Trong ống nghiệm chỉ có không khí khô hoặc nước cất, đinh sắt vẫn sáng bóng chứng tỏ kim loại không bị ăn mòn. - Kết luận:sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. 2/Ảnh hưởng của nhiệt độ. -HS: Khi tăng nhiệt độ sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. Hoạt động 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN? 7’ III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN? 1/Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. Sơn đồ vật, mạ 1 lớp kim loại khác bên ngoài kim loại cần bảo vệ, tráng men, bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại. 2/Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. - Người ta sản xuất 1 số hợp kim ít bị ăn mòn. III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN? 1/Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. -GV :Từ nội dung1 và 2 và trong thực tế đời sống, nêu biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn mà em biết, giải thích, cho ví dụ. 2/Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. GV:Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lao chùi sạch sẽ sau khi sử dụng như: lau bếp dầu, bếp ga bảo vệ được đồ vật. GV chế tạo thép không gỉ (inox) III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN? 1/Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. -HS: Biện pháp 1.Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường vì ăn mòn kim loại xảy ra do tác dụng của kim loại với các chất trong môi trường. Ví dụ: Sơn đồ vật,mạ 1 lớp kim loại khác bên ngoài kim loại cần bảo vệ, tráng men, bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại. 2/Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. HS: Biện pháp: Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. Ví dụ:cho thêm vào thép 1 số kim loại như Crom,niken cũng làm tăng độ bền của thép với môi trường III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 14’ - Thế nào là sự ăn mòn kim loại? - Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại? - Nêu các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. *Câu trắc nghiệm: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu: a/ Sau khi dùng,rửa sạch,lau khô. b/ Cắt chanh rồi không rửa. c/ Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy. d/ Ngâm trong nước muối một thời gian. - Học bài,làm BT 1,2,3,4/67. IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’ 1.Em hãy tìm hiểu quy trình bảo vệ một số máy móc bằng kim loại trong thực tế. 2. Tìm hiểu tài liệu internet,... và cho biết vỏ tàu biển bằng thép đã được bảo vệ như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả tìm hiểu của mình. -Xem trước bài 22. THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 11 năm 2020 THCS Mỹ Tú, ngày 28 tháng 11 năm 2020 Duyệt TT GVBM Thạch Thị Sà Khal Lê Hoàng Khương
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_21_su_an_mon_kim_loai_va_bao_ve_ki.doc