Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Khái niệm hợp chất hữu cơ

- Phân loại hợp chất hữu cơ

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ .

 - Phân loại hợp chất hữu cơ

 b. Kĩ năng:

- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu

cơ theo hai loại : hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocachon.

- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận

- Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần %

các nguyên tố

 

doc 8 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3311
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2;
Tên bài giảng: CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON VÀ NHIÊN LIỆU
Bài 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Giáo án số: 43	 Tiết PPCT: 43
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 04/02/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Khái niệm hợp chất hữu cơ
- Phân loại hợp chất hữu cơ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ .
 - Phân loại hợp chất hữu cơ
 b. Kĩ năng:
- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu
cơ theo hai loại : hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocachon.
- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận
- Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ
- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần %
các nguyên tố
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
- Kể tên các chất có trong thành phần các thực phẩm, đồ dùng hình 4.1 dưới đây:
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm ( Gạo, thịt, cá, rau, quả ) Các loại đồ dùng (quần áo, giấy mực ) và ngay trong cơ thể chúng ta.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hợp chất hữu cơ.
20’
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
1.Hợp chất hữu cơ có ở đâu ?
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta như: trong cơ thể sinh vật, trong các loại đồ dùng và ngay trong cơ thể chúng ta.
2.Hợp chất hữu cơ là gì?
 Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. 
3.Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại chính:
+Hiđro cacbon: Phân tử có hai nguyên tố cacbon và hiđro.
Thí dụ: CH4, C2H4, C6H6 
+Dẫn xuất của hiđro cacbon: Ngoài hiđro và cacbon phân tử còn có các nguyên tố khác: oxi, nitơ, clo 
Thí dụ: C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl 
Gv:Giới thiệu cho học sinh các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng có chứa hợp chất hữu cơ.
Gv: Hợp chất hữu cơ có ở đâu ?
Gv: Kết luận
Gv: Tiến hành thí nghiệm : Đốt cháy bông, úp ống nghiệm phía trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót nước vôi trong vào, lắc đều.
Gv: Tương tự khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác như: cồn, nến đều thấy tạo ra CO2
Gv: Hợp chất hữu cơ là gì ?
Gv: Đa số các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ. Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ (như: CO, CO2, H2CO3, Các muối cacbonat kim loại 
Gv: Kết luận
Gv: Viết công thức của một số hiđro cacbon và một số dẫn xuất của hiđro cacbon thành 2 nhóm
Gv: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại chính ?
Gv: Kết luận
Hs: Nhận xét về số lượng hợp chất hữu cơ và tầm quan trọng của nó đối với đời sống.
Hs: 
-Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm ( Gạo, thịt, cá, rau, quả ) Các loại đồ dùng (quần áo, giấy mực ) và ngay trong cơ thể chúng ta.
Hs: Ghi bài
Hs: Nêu hiện tượng : Nước vôi trong vẫn đục
Nhận xét : Bông cháy tạo ra khí CO2.
Hs: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. 
Hs: Ghi bài
Hs: Nhận xét về thành phần phân tử của các chất trong mỗi nhóm
Hs: 
-Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại chính:
+Hiđro cacbon: Phân tử có hai nguyên tố cacbon và hiđro.
Thí dụ: CH4, C2H4, C6H6 
+Dẫn xuất của hiđro cacbon: Ngoài hiđro và cacbon phân tử còn có các nguyên tố khác: oxi, nitơ, clo 
Thí dụ: C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl 
Hs: Ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu Khái niệm về hóa học hữu cơ:
10’
II. Khái niệm về hóa học hữu cơ:
Hoá học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các loại hợp chất hữu cơ
Gv: cho Hs đọc thông tin SGK trang 107
Gv: Các em hãy nêu các ngành sản xuất hóa học thuộc về hóa học hữu cơ ?
Gv: cho Hs đọc thông tin trong SGK
Gv: Yêu cầu học sinh nêu khái niệm về hóa học hữu cơ.
Gv: Kết luận
Hs: Đọc thông tin SGK
Hs: Chế biến dầu mỏ, sản xuất nhựa, chất dẻo, sản xuất thuốc 
Hs: Đọc thông tin trong SGK
Hs: Hoá học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các loại hợp chất hữu cơ
Hs: Ghi bài
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (11’)
Hs: Đọc phần Em có biết ?
Gv: hướng dẫn học sinh giải các bài tập
1. d là câu đúng.
2. c là câu đúng.
3. Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong các chất xếp theo trật tự như sau: 
CH4 > CH3Cl > CH3Cl3
4. C = 40 %, H = 6,67 %, O = 53,33 %
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’
- Về học bài và soạn trước bài 35 “ Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ”	
- Về nhà làm bài tập 5/108
 Hiđro cacbon: C6H6, C4H10
 Dẫn xuất của hiđro cacbon: C6H6O, CH3NO2, C2H3O2Na
 Chất vô cơ: CaCO3, NaNO3, NaHCO3.
- Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ
- Hãy kể tên các chất hữu cơ trong các thực phẩm và vật dụng em sử dụng hàng ngày.
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
 THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 01 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 31 tháng 01 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Giáo án số: 44	 Tiết PPCT: 44
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 06/02/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Đặc điểm câu tạo hợp chất hữu cơ
- Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
- Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất
hữu cơ và ý nghĩa của nó.
 b. Kĩ năng:
- Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân
tử hợp chất hữu cơ
- Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng
của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Mô hình phân tử rỗng
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
Các em đã biết hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. 
- Hợp chất hữu cơ gồm những nguyên tố hóa học nào chủ yếu?
-Vậy hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ như thế nào? Công thức cấu tạo của hợp chất cho biết điều gì? 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chấtt hữu cơ.
19’
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
1. Hóa trị là liên kết giữa các nguyên tử.
- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị (IV), hiđro có hóa trị ( I ), oxi có hoá trị ( II).
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch.
2. Mạch cacbon:
Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
Có 3 loại mạch cacbon: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng
3.Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử:
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Gv: Các em hãy tính hóa trị của nguyên tố cacbon, hiđro, oxi trong các hợp chất CO2, H2O
Gv: Thông báo hóa trị của các nguyên tố này trong hợp chất hữu cơ cũng bằng nhau.
- Nếu dùng mỗi nét gạch để biễu diễn một đơn vị hóa trị của nguyên tố ta có:
Cacbon 
Hiđro - H 
Oxi -O- 
- Nối liền từng cặp các nét gạch hóa trị của hai nguyên tử liên kết với nhau để biễu diễn liên kết giữa chúng
Thí dụ với phân tử CH4:
-Bằng cách tương tự, ta biễu diễn được liên kết giữa các nguyên tử trong những phân tử khác. 
CH3Cl:
CH3OH: 
Gv: Yêu cầu Hs rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử
Gv: Kết luận
Gv: Giới thiệu cacbon. Những nguyên tử cacbon có liên kết được với nhau không ? Ta hãy biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6. Mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử C2H6 liên kết với 3 nguyên tử hiđro và còn lại 1 hóa trị. Với hóa trị còn lại, hai nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành phân tử C2H6 , Cacbon có hóa trị IV
Gv: Trong phân tử C2H6 nguyên tử cacbon có hóa trị bao nhiêu ?
Gv: Bằng cách tương tự, các liên kết trong phân tử C3H8 được biểu diễn như sau:
Gv: Cho Học sinh xem 3 công thức cấu tạo
Mạch thẳng
Mạch nhánh
Mạch vòng
Gv: Có mấy mạch cacbon
Gv: Thế nào là mạch cacbon
Gv: Kết luận
Gv:Yêu cầu học sinh biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6O
Gv: Hai chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Đây là nguyên nhân làm cho rượu etylic có tính chất khác với đi metyl ete.
Gv: Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Gv: Kết luận
Hs: C (IV), O (II), H ( I )
-Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị (IV), hiđro có hóa trị ( I ), oxi có hoá trị ( II).
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch.
Cacbon
Hs: Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch.
Hs: Ghi bài
Hs: Có 3 loại mạch cacbon: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài: 
Hs: 
Viết gọn 
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài: 
Hoạt động 2: Công thức cấu tạo:
8’
II. Công thức cấu tạo:
Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Gv: Yêu cầu Hs nêu ý nghĩa của công thức phân tử và viết công thức C2H6O, CH4
Gv: Viết công thức cấu tạo C2H6O, CH4.
Gv: Nhận xét bổ sung.
Hs: Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử gọi là công thức cấu tạo.
Hs: Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Hs: 
Rượu etylic:
Me tan:
Viết gọn 
CH3-CH2-OH 
Metan
Hs: Ghi bài
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (13’)
Hs: Đọc phần Em có biết ?
Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập
Hs: Thảo luận nhóm để giải.
1.a.Nguyên tử cacbon thừa hóa trị, nguyên tử oxi thiếu hóa trị. Công thức đúng là CH3OH
b.Nguyên tử cacbon thiếu hóa trị, nguyên tử clo thừa hóa trị. Công thức đúng làCH3 CH2Cl
c.Nguyên tử cacbon thừa hóa trị, nguyên tử hiđro thừa hóa trị. Công thức đúng là: CH3 CH3
2.CH3Br, CH4O, CH4, C2H6, C2H5Br: 
- Hướng dẫn học sinh giải tiếp bài tập 3, 4, 5 SGK/112 
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’	
- Em hãy đọc thông tin tìm hiểu về cách làm rượu, giấm, thuốc nhuộm, đường ăn,..
Em hãy tìm hiểu nhà hóa học nào tổng hợp chất hữu cơ đầu tiên đó là ai và hợp chất hữu cơ đó là hợp chất gì? 
-Về học bài và xem trước bài 36: “ Metan”
 THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 01 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 24 tháng 01 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_34_khai_niem_ve_hop_chat_huu_co_va.doc