Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 38 đến 40 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 38 đến 40 - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

HS nêu được:

 - Cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen. Học sinh cần biết do phân tử axetilen có chứa 1 liên kết ba trong đó có hai liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.

- Cách điều chế C2H2 từ CaC2 và CH4

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

HS nêu được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hóa học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng cháy.

- Ứng dụng: làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.

b. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của axetilen.

- Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.

- Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học.

- Tính phần trăm khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.

 

doc 9 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2381
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 38 đến 40 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
Bài 38: AXETILEN
Giáo án số: 47	 Tiết PPCT: 47
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 04/03/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS nêu được:
	- Cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen. Học sinh cần biết do phân tử axetilen có chứa 1 liên kết ba trong đó có hai liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng. 
- Cách điều chế C2H2 từ CaC2 và CH4
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
HS nêu được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng cháy. 
- Ứng dụng: làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.
b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của axetilen.
- Viết phương trình hóa học dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
- Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học.
- Tính phần trăm khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Mô hình phân tử axetilen, tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen.
- Đất đèn, nước, dung dịch brom.
- Bình cầu, phễu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí.
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 3’
Câu 1: - Hãy nêu tính chất vật lí và công thức cấu tạo của etilen. 
Câu 2: - Giải bài tập 2 trong SGK
Axetilen là một hiđro cacbon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vậy axetilen có công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào ?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của axetilen:
6’
Công thức phân tử: C2H2
Phân tử khối: 26
I. Tính chất vật lí:
Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí 
Gv: Gọi học sinh lên viết công thức phân tử và phân tử khối của axetilen.
Gv: Cho Hs quan sát bình chứa khí axetilen.
Gv: Nêu tính chất vật lí axetilen.
Gv: Kết luận
Hs: 
Công thức phân tử: C2H2
Phân tử khối: 26
Hs: Nhận xét: Axetilen là chất khí không màu
Hs: Nêu tính chất vật lí của axetilen.
Hs: Ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công thức phân tử:
6’
II. Cấu tạo phân tử:
- Axetilen có công thức cấu tạo: H-C≡C-H 
 viết gọn HC≡CH 
- Trong liên kết ba có hai liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Gv: Cho học sinh xem mô hình phân tử axetilen
Gv: Cho Hs viềt CTCT
Gv:Từ công thức cấu tạo của axetilen ta thấy: Giữa hai nguyên tử cacbon có 3 liên kết, người ta gọi là liên kết ba. Trong liên kết ba có hai liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Gv: Cấu tạo phân tử axetilen
Gv: Kết luận
Hs: Xem mô hình.
Hs: Axetilen có công thức cấu tạo:
 H-C≡C-H viết gọn HC≡CH 
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
9’
III. Tính chất hóa học:
1. Axetilen có cháy không?
Axetilen cháy với ngọn lửa màu sáng toả nhiều nhiệt.
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không?
- Axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch .
CH≡CH+Br-Br→
 màu da cam
Br-CH=CH-Br
 không màu
- Sản phẩm mới sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa:
Br-CH=CH-Br+Br-Br→
Br2CH- CHBr2
Gv: Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát
Gv: Axetilen cũng là hiđro cacbon vì vậy khi đốt cháy tạo sản phẩm là gì ?
Gv: Cho Hs viết phương trình: 
Gv: Kết luận
Gv:Trong liên kết ba của phân tử axetilen có hai liên kết kém bền. Vì vậy ta dự đoán axetilen sẽ làm mất màu dung dịch brom. Ta làm thí nghiệm như sau:
-Dẫn khí axetilen qua dung dịch brom màu da cam.
Gv: Trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác.
Gv: Kết luận
Hs: Nhận xét: Axetilen cháy với ngọn lửa màu sáng toả nhiều nhiệt.
Hs: Khi cháy tạo thành cacbob đioxit và nước.
Hs: Viết phương trình: 
Hs: Ghi bài
Hs: Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu.
 Nhận xét: Axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch .
Hs: Viết PTHH: 
Hs: Ghi bài
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế axetilen.
7’
IV. Ứng dụng: 
- Axetilen là nguyên liệu để sản xuất poli (vinyl clorua), cao su và nhiều hóa chất khác , nhiên liệu trong công nghiệp.
V. Điều chế:
- Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua phản ứng với nước
PTHH:
Gv: Cho Hs đọc thông tin trong sách khoa.
Gv: Cho Hs nêu ứng dụng
Gv: Kết luận
Gv: Cho học sinh quan sát hình vẽ điều chế axetilen từ đất đèn. 
Gv: Mô tả cách điều chế theo hình vẽ.
Bình đựng NaOH là loại bỏ các tạp chất khí có lẫn với C2H2 như H2S 
Gv: Kết luận
Hs: Đọc thông tin
Hs: Nêu ứng dụng: Axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại, trong công nghiệp , axetilen là nguyên liệu để sản xuất Poli ( vinyl clorua ), cao su, axitaxetic và nhiều hóa chất khác.
Hs: Ghi bài
Hs: Qua sát hình
Hs: Ghi bài
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (12’)
Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập.
HS: Thảo luận nhóm giải các bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
1.Chất có liên kết ba là CH CH và
CH CH CH3
 Chất làm mất màu dung dịch nước brom
CH CH; CH2 CH2 ; CH C CH3
2. a.Thể tích của dung dịch brom 0,1 M cần dùng để tác dụng hết với 0,224 lít khí etilen ở điều kiện tiêu chuẩn là:
PTHH:
CH2 CH2 + Br2 Br CH2 CH2 Br
 1mol 1mol 
 0,01mol 0,01mol
b Thể tích của dung dịch brom 0,1 M cần dùng để tác dụng hết với 0,224 lít khí axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn là:
Số mol Br2 tham gia phản ứng gấp đôi số mol C2H2
3.Viết PTHH.
Theo PTHH cứ 1mol C2H4 phản ứng với 1mol brom
 1mol C2H2 phản ứng với 2 mol brom
Trong 0,1 lít khí chứa số mol C2H4 và C2H2 như nhau.
Vậy số mol brom phản ứng với C2H2 gấp hai lần C2H4 nên thể tích dung dịch brom bị mất màu là 100ml.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 2’
Tìm hiểu qua intener, sách báo,.. về các ứng dụng của đất đèn. 
-Về học bài, soạn bài Benzen.	
- Giải các bài tập còn lại và lại các bài đã học.
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 02 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 28 tháng 02 năm 2021 
Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà khal	 Lê Hoàng Khương
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
	Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Giáo án số: 48	 Tiết PPCT: 48
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 06/03/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Thành phần dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Ích lợi và cách khai thác, sử dụng dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng, một số phương pháp chế biến từ dầu mỏ.
- Ưng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu, nhiên liệu quý trong công nghiệp.
 b. Kĩ năng:
- Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
Dầu mỏ được sử dụng như thế nào là tiết kiệm và bảo vệ môi trường?
Dầu mỏ khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá của VN và nhiều quốc gia khác. Vậy từ dầu mỏ và khí thiên nhiên người ta tách ra được những sản phẩm nào và chúng có ứng dụng gì?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dầu mỏ.
13’
I. Dầu mỏ:
1.Tính chất vật lí:
 Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước
2.Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ.
a. Dầu mỏ có ở dâu ?
-Trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất tạo thành các mỏ dầu.
-Mỏ dầu thường có 3 lớp: Lớp khí ở trên, lớp dầu lỏng có hoà khí ở giữa, ở dưới đáy là một lớp nước mặn.
b.Dầu mỏ được khai thác như thế nào ?
Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng. Đầu tiên dầu tự phun lên, sau đó người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
Các sản phẩm thu được khi chưng cất: Khí đốt, xăng, dầu thắp, dầu diezen, dầu mazut, nhựa đường.
Gv: Cho học sinh quan sát mẫu dầu mỏ.
Gv: Cho nêu tính chất vật lí
Gv: Nhận xét bổ sung.
Gv: Kết luận.
Gv: Các em hãy cho biết dầu mỏ có trên mặt đất, trong lòng đất trong biển hay dưới đáy biển ?
Gv: Yêu cầu Hs nêu đặc điểm của dầu mỏ.
Gv: Kết luận.
Gv: Yêu cầu học sinh nêu cách khai thác dầu mỏ.
Gv: Nhận xét bổ sung.
Gv: Kết luận.
Gv: Khi chế biến dầu mỏ ta thu được những sản phẩm nào ?
Gv: Lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ là rất ít. Vì vậy người ta phải sử dụng phương pháp Crăcking dầu mỏ nhằm thu được lượng xăng lớn hơn.
Khi chưng cất dầu mỏ , các sản phẩm được tách ra ở những khoảng nhiệt độ khác nhau. Quá trình này diễn ra trong tháp chưng cất.
Gv: Nêu sản phẩm chế biết từ dầu mỏ?
Gv: Kết luận.
Hs: Quang sát mẫu vật dầu mỏ.
Hs: Nêu tính chất vật lí.
Hs: Nhận xét.
Hs: Ghi bài.
Hs: Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất.
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài.
Hs: 
 Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng. Đầu tiên dầu tự phun lên, sau đó người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
Hs: Nhận xét.
Hs: Ghi bài.
Hs: Dựa vào sơ đồ trả lời
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét)
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khí thiên nhiên.
8’
II. Khí thiên nhiên:
 Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
Gv: Ngoài dầu mỏ khí thiên nhiên cũng là một nguồn khí hiđro cacbon quan trọng. 
Gv: Em hãy cho biết khí thiên nhiên thường có ở đâu ? 
GV: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì ? 
Gv: Muốn khai thác khí thiên nhiên người ta làm sao?
Gv: Chúng có những ứng dụng như thế nào trong thực tiễn ?
Gv: Kết luận.
Hs: Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất.
Hs: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
Hs: Muốn khai thác khí thiên nhiên người ta khoang xuống mỏ khí, khí sẽ tự phun lên.
Hs: Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
Hs: Ghi bài.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 7’
Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập.
Hs: Thảo luận nhóm giải các bài tập.
1/ Câu đúng là c và e
2/a. Người ta thường chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hoả và các sản phẩm khác.
 b. Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành Crăcking dầu nặng .
 c. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan.
 d. Khí dầu mỏ thành phần gần như khí thiên nhiên.
3/ Các cách làm đúng là b và c vì ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với không khí, cách làm a là sai: vì khi đó dầu loang ra trên mặt nước gây cháy to hơn.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’
Em hãy tìm hiểu về nguồn lợi thu được từ các mỏ dấu ở nước ta.
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 02 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 28 tháng 02 năm 2021 
Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_38_den_40_nam_hoc_2020_2021.doc