Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 41: Nhiên liệu - Năm học 2020-2021
BÀI 41: NHIÊN LIỆU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nhiên liệu là những chất cháy đ¬ược, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- Nắm đ¬ựơc cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số loại nhiên liệu thông thường.
- Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,.) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra nhận xét và trình bày được khái niệm nhiên liệu và cách phân loại của nhiên liệu.
- Tìm hiểu tự nhiên:
+ Quan sát hình ảnh, nghiên cứu thông tin rút ra các biện pháp sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
+ Biết đề ra các biện pháp sử dụng nhiên liệu không lảng phí và giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức đã học biết cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả và an toàn.
+ Vận dụng kiến thức đã học giải thích được các tình huống cụ thể trong thực tế.
2.2. Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
+ Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Biết yêu quý các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
- Trung thực: Báo cáo đúng kết quả bài tập mà nhóm đã làm.
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng nhiên liệu hiệu quả và tránh lảng phí vật bằng nhôm khi sử dụng trong đời sống.
Tiết:51 Ngày dạy: 22/03/2021 BÀI 41: NHIÊN LIỆU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. - Nắm đựơc cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số loại nhiên liệu thông thường. - Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên + Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra nhận xét và trình bày được khái niệm nhiên liệu và cách phân loại của nhiên liệu. - Tìm hiểu tự nhiên: + Quan sát hình ảnh, nghiên cứu thông tin rút ra các biện pháp sử dụng nhiên liệu có hiệu quả. + Biết đề ra các biện pháp sử dụng nhiên liệu không lảng phí và giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng kiến thức đã học biết cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả và an toàn. + Vận dụng kiến thức đã học giải thích được các tình huống cụ thể trong thực tế. 2.2. Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. + Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Biết yêu quý các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. - Trung thực: Báo cáo đúng kết quả bài tập mà nhóm đã làm. - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng nhiên liệu hiệu quả và tránh lảng phí vật bằng nhôm khi sử dụng trong đời sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: + Máy tính, ti vi và bảng phụ. + Hình ảnh về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí. + Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú, tò mò mong muốn tìm hiểu các nội dung cơ bản của bài học cần đạt. b) Nội dung: - Học sinh chơi trò chơi do giáo viên tổ chức, tìm chìa khóa của trò chơi. c, Sản phẩm: Học sinh tìm được chìa khó của trò chơi, học sinh ghi bài mới. d) Tổ chức thực hiện: - Cho học sinh chơi trò chơi. - Giải quyết các câu hỏi của trò chơi? - HS suy nghĩ trả lời, HS khác bổ sung GV kết luận và đặt vấn đề vào bài Mỗi ngày không 1 gia đình nào không phải dùng 1 loại chất đốt để đun nấu Có thể có gia đình đun nấu bằng bếp ga bằng bếp than, bếp cũi.. chất đốt còn gọi là nhiên liệu . Nhiên liệu là gì?được phân loại như thế nào?sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả. Bài học hôm nay sẽ trả lời nhưng câu hỏi trên. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Nhiệm vụ 1: Nhiên liệu là gì? a) Mục tiêu: Nắm chắc khái niệm nhiên liệu. b) Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh và nghiên cứu thông tin SGK, trả lời các câu hỏi của giáo viên rút ra được khái niệm nhiên liệu. c) Sản phẩm: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. d) Tổ chức thực hiện: Gv cho học sinh thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi - Các chất đốt dưới đây có đặc điểm gì chung? - Nhiên liệu là gì? - Vậy, khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu không? - HS tiếp nhận, lắng nghe và trả lời - HS trình bày, rút ra kết luận ® HS khác nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và hoàn chỉnh lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhiên liệu đựơc phân loại như thế nào? a) Mục tiêu: Biết cách phân loại nhiên liệu và được đặc điểm và ứng dụng của chúng. b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu thông tin SGK và thông qua các kiến thức đã học, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Cho các nhiên liệu sau, dựa vào trạng thái hãy phân chúng thành các nhóm: Than gầy, gỗ, xăng, rượu, dầu mazut, than mỡ, than non, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, than bùn, khí lò cao, khí than, dầu hỏa. Các loại nhiên liệu Đặc điểm và ứng dụng Nhiên liệu rắn gồm: Nhiên liệu lỏng gồm: Nhiên liệu khí gồm: c) Sản phẩm: - Phiếu trả lời của học sinh. Các loại nhiên liệu Đặc điểm và ứng dụng Nhiên liệu rắn gồm: - Than mỏ: Than gầy Than mỡ Than non Than bùn - Gỗ: - Chứa trên 90% các bon, khi cháy tỏa nhiều nhiệt, dùng làm nhiên liệu trong nhiều ngành công nghiệp. - Chứa ít các bon hơn than gầy, dùng để luyện than cốc - Là loại than trẻ nhất được tạo thành ở các đáy đầm lầy, dùng làm chất đốt và phân bón. - Chủ yếu được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp giấy Nhiên liệu lỏng gồm: Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ( Xăng, dầu hỏa, dầu mazut) và rượu - Dùng chủ yếu cho động cở đốt trong, một phần nhỏ dùng để nấu ăn và thắp sáng. Nhiên liệu khí gồm: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than -Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn và ít gây độc cho môi trường. Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu học sinh thảo luận theo 5 nhóm hoàn thành phiếu học tập. + Hãy phân chia các loại nhiên liệu trên thành các nhóm khác nhau? - HS tiếp nhận, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần - HS nhóm báo cáo kết quả ® HS khác nhận xét và bổ sung - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Nhiệm vụ 3: Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả. b) Nội dung: Học sinh nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh + Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy: thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió... + Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí: chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than, đục lỗ cho than tổ ong, tạo các lỗ thoát gas ở bếp ga nhỏ và nhiều... + Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng: vặn nhỏ bếp ga, đậy bếp khi ủ than, cho củi ít khi đun lửa nhỏ... d) Tổ chức thực hiện: - Tại sao phải sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu? - Tại sao khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn lại gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nhiên liệu? - Nêu các biện pháp cụ thể về đảm bảo sử dụng nhiên liệu có hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường? - Nêu ví dụ? - HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời - HS trình bày, rút ra kết luận ® HS khác nhận xét và bổ sung - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học b) Nội dung: Giáo viên đưa ra câu hỏi, Hs sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành. Câu 1: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng. Câu 2: Những hành động nào sau đây nên hoặc không nên? Vì sao? Không dùng bếp gas nên khóa gas lại. Dùng than củi hơ sưởi trong phòng kín. Khi xăng dầu rẻ nên mua tích trữ để sẵn trong nhà. Dùng nắp đậy kín khi muốn tắt đèn cồn. c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh. Câu 1: Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn so với chất rắn và lỏng vì chất khí dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí nhiều hơn so với chất lỏng và chất rắn. Câu 2: A. Nên vì giúp sử dụng gas không lảng phí và an toàn tránh tình huống gas nổ. B. Không nên vì khi đốt, oxy trong không khí sẽ tiêu hao dần, khí CO hoặc CO2 độc hại sẽ ngày càng tăng. Phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Hai tác động đồng thời này là nguy cơ khiến những người trong phòng kín nhanh chóng rơi vào cái chết “êm dịu C. Không nên vì quá nguy hiểm khi cất giữ nhiên liệu dễ cháy nổ, gây mất an toàn cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, hành vi này còn có thể được coi là đầu cơ hàng hóa nếu có hoạt động mua bán kiếm lời. D. Nên vì khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS làm bài luyện tập: HS tiếp nhận, hoạt động nhóm làm bài tập phiếu học tập HS trình bày kết quả bài làm GV Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập. b) Nội dung: Gv đưa ra câu hỏi, Hs sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành Tình huống 1: Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 mol etilen và axetilen lần lượt là 1400 và 1310 KJ/mol. Vì sao người ta sử dụng axetilen làm nhiên liệu trong đèn xì oxi- axetilen mà không dùng etilen? Tình huống 2: Giáo viên chiếu một sồ hình ảnh yêu cầu học sinh quan sát thấy thực trạng sự tàn phá của môi trường. Em sẻ làm gì trước thực trạng đó? c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện: Hs tiếp nhận thông tin và suy nghĩ trả lời HS trình bày câu trả lời, một số HS khác nhận xét, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá, chốt lại bài học. *Hướng dẫn về nhà: - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Học bài cũ và làm các BT/ sgk - Xem trước bài thực hành
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_41_nhien_lieu_nam_hoc_2020_2021.docx