Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trần Quốc Việt

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trần Quốc Việt

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8 , rèn luyện kĩ năng viết phưng trình phản ứng , kĩ năng lập công thức .

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo pheo phương trình hoá học , các khái niệm về dung dịch , độ tan , nồng độ dung dịch.

- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho các em kĩ năng viết phương trình phản ứng kĩ năng lập công thức.

- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về dung dịch.

3. Thái độ:

- Hướng dẫn các em tư duy: tổng hợp. Từ các kiến thức cơ bản đã học giúp các em có cách hệ thống hợp lý. Giúp các em có thể nhớ lâu kiến thức đã học.

4. Năng lực, phẩm chất:

Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán

Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Phương tiện: SGK,SGV, GA, Kiến thức cơ bản lớp 8.

2. Học Sinh:

 Ôn lại kiến thức lớp 8

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, PP nêu giải quyết vấn đề, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, khăn phủ bàn

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1 Hoạt động trải nghiệm, kết nối

- Mục tiêu:

 Huy động kiến thức đã biết của HS về các công thức đã học và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS

2. Hoạt động hình thành kiến thức

 

docx 8 trang maihoap55 4670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 1+2 - Năm học 2020-2021 - Trần Quốc Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1 
Ngày soạn : 05 / 09/ 2020
Ngày dạy: 07 /09/2020
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8 , rèn luyện kĩ năng viết phưng trình phản ứng , kĩ năng lập công thức .
- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo pheo phương trình hoá học , các khái niệm về dung dịch , độ tan , nồng độ dung dịch.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho các em kĩ năng viết phương trình phản ứng kĩ năng lập công thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về dung dịch.
3. Thái độ:
- Hướng dẫn các em tư duy: tổng hợp. Từ các kiến thức cơ bản đã học giúp các em có cách hệ thống hợp lý. Giúp các em có thể nhớ lâu kiến thức đã học.
4. Năng lực, phẩm chất: 
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực nghiên cứu, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán
Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: SGK,SGV, GA, Kiến thức cơ bản lớp 8.
2. Học Sinh:
 Ôn lại kiến thức lớp 8
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, PP nêu giải quyết vấn đề, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, khăn phủ bàn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1 Hoạt động trải nghiệm, kết nối 
- Mục tiêu:
 Huy động kiến thức đã biết của HS về các công thức đã học và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại phần lý thuyết
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV: Y/c hs nhắc lại công thức chung của oxit, bazơ, muối.
HS: Trả lời
GV: Y/c nhắc lại kí hiệu , hoá trị của một số nguyên tố , CTHH của một số gốc axit.
- Quy tắc hoá trị của hợp chất 2 nguyên tố .
- Lập CT oxit của các kim loại: Al , Mg , K
HS : Làm nhanh , trả lời 
GV : Y/c hs đưa ra công thức tính số mol theo khối lượng và thể tích(đktc)
- Đưa ra công thức tính tỉ khối của chất khí .
- Nhắc lại công thức tính C% , CM. Giải thích các đại lượng.
Hoạt động 2 : Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản
Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
GV : Đưa ra đề bài tập trên bảng phụ 
Bài tập 1 :Tính thành phần % của các ngyên tố có trong NH4NO3 
GV: Y/c hs nhắc lại các bước làm chính 
HS : 1 hs lên bảng làm bài , các hs khác làm bài vào vở
GV: Gọi hs khác nhận xét và chốt kt
Bài tập 2: Hoàn thành các PTPƯ sau và chỉ rõ đâu là PƯHH, phân huỷ, thế, oxy hoá khử.
a. P + O2 ?
b. KClO3 ?
c. Zn + ? ? + H2
d. CuO + ? Cu + ?
e. P2O5 + ? H3PO4
f. CaO + ? Ca(OH)2
g. ? + ? H2O
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Bài tập 3 : Hoà tan 2,8 g bột sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ.
a. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng
c. Tính nồng độ mol của dd sau phản ứng
 GV: Y/c hs nhắc lại dạng bài tập
HS: Đây là dạng bài tập tính theo phương trình có sử dụng nồng độ
GV: Y/c hs nêu các bước làm dạng bài tập .Cho hs làm từng phần theo hệ thống câu hỏi gợi ý:
Đổi số liệu , viết PTHH
Thiết lập tỉ lệ số mol và tính toán
Sau phản ứng trong dd chứa chất tan nào?
HS: hoạt động cá nhân làm bài tập
 1 hs lên bảng làm bài 
GV: Gọi hs khác nhận xét và chốt kt
I .Ôn tập cáckiến thức cơ bản ở lớp 8.
1. Công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ
+ oxit : RxOy + Axit : HnA
+ Bazơ : M(OH)m + Muối : MnAm
2.Quy tắc hoá trị
Trong hợp chất AxBy
Ta có : x.a = y.b
3.Công thức thường dùng 
m = n .M
M = m/n
a. n = m/M 
 n = V/ 22,4 --> V = n . 22,4
b. dA/H2 = MA / MH2 = MA/2
dA/kk = MA / 29
A – phải là chất khí , thể hơi
c. 
II. Các dạng bài tập cơ bản ở lớp 8
1.Bài tập tính theo CTHH
Bài tập 1 :
 M NH4NO3 = 80g
%N = 28. 100% / 80 = 35 %
%H = 4.100% / 80 = 5 %
%O = 100% - (35%+ 5%) = 60%
2 . Bài tập chọn chất cho phản ứng
Bài tập 2:
a. 4P + 5O2 2P2O5
b. 2KClO3 2KCl + 3O2
c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
d. CuO + H2 Cu + H2O
e. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
f. CaO + H2O Ca(OH)2
g. 2H2 + O2 2H2O
- PƯ phân huỷ: b
- PƯ HH: a,e,f,g
- PƯ thế: c
- PƯ oxy hoá khử: d
3.Bài tập tính theo PTHH
Bài làm : 
a.PT : Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Ta có : nFe = 2,8/56 =0,05 (mol)
Theo PT : nH2 = nFe = 0,05 (mol)
vậy VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 (l)
b.
Theo PT : nHCl = 2 nFe = 0,1(mol)
Vậy VHCl = 0,1/2 = 0,05 (l)
c.DD sau phản ứng chứa muối FeCl2
Theo PT : nFeCl2 = nFe = 0,05 (mol)
Vdd sau phản ứng = VHCl 0,05 (l)
--> CM FeCl2 = 0,05 / 0,05 = 1 (M)
3. Hoạt động luyện tập, củng cố
+ Nêu phương pháp giải dạng toán tính theo phương trình hoá học ?.
+ Nêu phương pháp giải dạng toán tính theo phương trình hoá học trường hợp có chất dư chất phản ứng hết .?
Viết PTHH thực hiện dãy chuyển đổi sau:
a) Natri → natri oxit → natri hiđroxit 
b) Sắt → oxit sắt từ → sắt.
4. Hoạt động vận dụng:
Cho 6,72lit SO3 (đktc) vào nước thu được 200gam dd axit H2SO4. Xác định nồng độ % của dung dịch axit thu được sau phản ứng.
 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
+ Đọc trước bài 1: Tính chất hoá học của oxit,khái quát về sự phân loại 
oxit lớp 9 .
+ Làm bài tập : Cho 13,7 gam Ba vào nước ta thu được 160 gam dd Ba(OH)2. Tính nồng độ % của dung dịch mới sau phản ứng.
* RÚT KINH NGHIỆM :
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1
Tiết 2 
Ngày soạn : 05/ 09/2020
Ngày dạy: 08/09/2020
CHỦ ĐỀ: OXIT
Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT,
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
- Học sinh được gợi lại kiến thức đã học ở lớp 8 về: định nghĩa oxit, công thức và gọi tên oxit. Tính chất hóa học của nước.
- Nêu được khái quát về sự phân loại oxit trên cơ sở mới căn cứ vào tính chất hóa học của oxit.
- Nêu được các tính chất hóa học của oxit, viết được phương trình hóa học minh họa cho các tính chất.
 2. Kĩ năng
- Kỹ năng phán đoán, đề xuất thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, quan sát, nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của oxit.
- Viết PTHH, tính theo phương trình hóa học.
- Nhận biết các chất.
- Vận dụng, tìm tòi mở rộng kiến thức để ứng dụng trong thực tiễn, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
 3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
- Yêu thích môn học .
4. Năng lực 
 	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên (GV)
Dụng cụ
+ Cốc thủy tinh, ống hút nhỏ giọt, đũa thủy tinh, phễu quả lê, kẹp gỗ, thìa xúc hóa chất.
+ Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá thí nghiệm, ống thủy tinh hình chữ L.
Hóa chất 
+ Bột CuO, dung dịch HCl, dung dịch phenolphtalein, quỳ tím.
+ Bột CaO, nước, axit HCl.
+ Khí SO2, quỳ tím, dung dịch Ca(OH)2.
Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Cho các chất có công thức: Al2O3, CaO, CO, NO2, FeO, P2O5, SO2, CuO, N2O, ZnO. Phân loại và gọi tên các hợp chất trên?
2.a. Qua quan sát cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm em hãy dự đoán tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit? 
b. Viết các PTHH xảy ra trong các phản ứng sau(nếu có) 
P2O5 + H2O → 
CaO + H2O → 
CuO + H2O → 
SO2 + NaOH →
CO2 + Ca(OH)2 →
CuO + HCl	 →
CaO	 + H2SO4 	→
FeO	 + CO2	 →
CO2	+ Ca(OH)2	 →
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi bài tập sau:
Câu 1. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl
B. MgO; CaO; CuO; FeO
C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4
D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO
Câu 2. 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:
A. 0,02 mol HCl
B. 0,1 mol HCl
C. 0,05 mol HCl
D. 0,01 mol HCl
Câu 3: Cho các oxit sau: CaO, CuO, SO2 oxit nào có thể tác dụng được với: 
Nước 
Axit HCl
Ca(OH)2
Viết các PTHH. 
Câu 4: có những chất sau: H2O, NaOH, Na2O, SO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau?
Câu 5: oxit nào dưới đây được làm chất hút ẩm trong PTN?
 A. SO2 B. SO3 C. N2O5 D. P2O5
Câu 6: Khử hoàn toàn 6,4 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 tạo ra 1,8 g H2O.Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là:
 A. 4,5g B. 4,8g C.,9 g D. 5,2g 
2. Học sinh (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: chương 4: oxi – không khí- oxit (lớp 8)
- Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định lớp.
B. Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại khái niệm về Oxít, axít, bazơ, muối ?
C. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
	Nội dung HĐ: Củng cố lại định nghĩa, công thức hóa học, phân loại (cũ) và tên gọi của oxit, tính chất hóa học của nước đã học ở lớp 8. Tìm hiểu về tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit (căn cứ vào tính chất hóa học)
B1: GV phát phiếu học tập cho các nhóm
B2: Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi và làm thí nghiệm 
B3: Các nhóm báo cáo kết quả bằng cách trình bày phiếu học tập
B4: GV đánh giá nhận xét các nhóm
Nội dung phiếu học tập số 1
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động tìm hiểu mục I:Tính chất hóa học của oxit(15 phút):
Mục tiêu: Học sinh nắm được tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit. Viết phương trình hóa học minh họa cho các tính chất
Hoạt động tìm hiểu mục II: Khái quát về sự phân loại oxit(5 phút)
Mục tiêu: học sinh nắm được:
- Khái quát về sự phân loại oxit trên cơ sở căn cứ vào tính chất hóa học của oxit
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 
Hoạt động tìm hiểu mục I:Tính chất hóa học của oxit(15 phút):
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
B2: HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập 
B3: Các nhóm báo cáo kết quả
B4: GV đánh giá nhận xét các nhóm học sinh
Hoạt động tìm hiểu mục II: Khái quát về sự phân loại oxit(5 phút)
B1: GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) 
Trả lời câu hỏi: Có mấy loại oxit là những loại nào? Lấy VD
B2: HS nghiên cứu thông tin SGK phần II, trả lời các câu hỏi
B3: HS báo cáo kết quả theo cá nhân
B4: GV đánh giá nhận xét
I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ.
a. Tác dụng với nước.
CaO + H2O Ca(OH)2
KL: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
VD: 
Na2O + H2O 2NaOH
K2O + H2O g 2KOH
BaO + H2O Ba(OH)2
b. Tác dụng với axit.
CuO + 2HCl CuCl2+H2O
CaO + 2HCl CaCl2+H2O
KL: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước.
c.Tác dụng với oxit axit.
CaO + CO2 CaCO3
 BaO + CO2 BaCO3
 KL: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo muối.
II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT.
1. Oxit bazơ
2. Oxit axit
3. Oxit trung tính
4. Oxit lưỡng tính
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu:
	- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học, phân loại của oxit.
	- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề 1 cách sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học
. 
B1: GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
B2: HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
B3: HS các nhóm báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét đánh giá
Nội dung phiếu học tập số 2
Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút)
Mục tiêu 
	HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
B1: GV đưa ra các câu hỏi 
 Trong quá trình sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Sơn Động và các lò nung vôi công nghiệp có tạo ra một số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S.
a) Nếu các khí này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường thì có ảnh hưởng gì đối với môi trường sống xung quanh?
b) Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dung dịch nước vôi trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích.
B2: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
B3: Các nhóm học sinh báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét đánh giá 
Các khí thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường: mưa axit, hiệu ứng nhà kính...
Dung dịch nước vôi trong vì các khía thải chủ yếu thuộc oxit axit.
* Rút kinh nghiệm bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_12_nam_hoc_2020_2021_tran_quoc_vi.docx