Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

HS nêu được:

- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iot

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

HS nêu được:

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ

- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân,phản ứng màu của hồ tinh bột và iot

- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất

- Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.

 b. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật .rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ

- Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.

- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ

- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ

 

doc 5 trang Hoàng Giang 5140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
	Bài 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Giáo án số: 62	 Tiết PPCT: 62
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 24/06/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS nêu được:
- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n
- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iot 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
HS nêu được:
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ
- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n
- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân,phản ứng màu của hồ tinh bột và iot
- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất
- Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh..
 b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ
- Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh. 
- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ
- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
- Dụng cụ thí nghiệm: 
- Tinh bột, bông, dd iot.
- Ống nhỏ giọt, ống nghiệm.
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’	
Tinh bột và xenlulo là những gluxit quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy công thức của tinh bột và xenlulozơ như thế nào ? Chúng có tính chất và ứng dụng gì ?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên:
5’
I. Trạng thái tự nhiên:
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa ngô, sắn .
- Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa 
Gv: Cho Hs xem tranh lúa, ngô, bông 
Gv: Tinh bột và xenlulozơ có ở đâu ?
Gv: Nêu trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ?
Gv: Kết luận.
Hs: Quan sát tranh.
Hs: 
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa ngô, sắn .
- Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa 
Hs: Trả lời (Hs khác nhận xét).
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí:
5’
II. Tính chất vật lí:
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột .
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
Gv: Tiến hành thí nghiệm:Lần lượt cho một ít tinh bột , xenlulozơ vào ống nghiệm, thêm nước vào, lắc nhẹ, sau đó đun nóng hai ống nghiệm
Gv: Nêu tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ?
Gv: Kết luận.
Hs: Quan sát trạng thái, màu sắc , sự hòa tan trong nước của tinh bột và xenlulozơ trước và sau khi đun nóng. 
Hs: Nêu tính chất vật lí: 
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 3: Đặc điểm cấu tạo phân tử:
9’
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử:
Công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ:
 -C6H12O5-C6H12O5-C6H12O5- 
Hoặc viết gọn: (-C6H10O5-)n 
-Phân tử tinh bột.
n 1 200 – 6 000 phân tử 
-Phân tử xenlulozơ. 
n 10 000 – 14 000 phân tử
Gv: Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn. Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta biết được phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm -C6H10O5-, liên kết với nhau:
Gv: Cho Hs viết công thức.
Gv: Giải thích ý nghĩa chỉ số n là số mắt xích trong phân tử đồng thời so sánh giá trị n trong tinh bột và xenlulozơ: Số mắt xích trong phân tử tinh bột, n 1 200 – 6 000. Trong phân tử xenlulozơ số mắt xích lớn hơn rất nhiều, thí dụ đối với bông, 
n 10 000 – 14 000.
Gv: Kết luận.
Hs: Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn. Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta biết được phân tử tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm -C6 H10 O5-, liên kết với nhau:
Hs: Viết công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ:
 -C6H12O5-C6H12O5-C6H12O5- 
Hoặc viết gọn: (-C6H10O5-)n 
Hs: Nhận xét về thành phần phân tử, khối lượng phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học:
10’
IV. Tính chất hóa học: 
1. Phản ứng thuỷ phân: 
-Khi đun nóng axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ.
PTHH: 
-Ở nhiệt độ thường, tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ xúc tác của enzim thích hợp.
2.Tác dụng của tinh bột với iot.
Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.
Gv: Yêu cầu Hs nêu quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể người và động vật.
Gv: Khi đun nóng axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ
Gv: Kết luận.
Gv: Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột .Sau đó đun nóng rồi để nguội
Gv: Dựa vào hiện tượng trên, iot được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.
Gv: Kết luận.
Hs:Tinh bột→Mantozơ→Glucozơ
Hs: Khi đun nóng axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ.
PTHH: 
-Ở nhiệt độ thường , tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ xúc tác của enzim thích hợp.
Hs: Ghi bài.
Hs: Nhận xét: thấy xuất hiện màu xanh, đun nóng màu xanh biến mất, để nguội màu xanh lại hiện ra
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 5: Tinh bột và xenlulozơ có ứng dụng gì?
5’
V. Tinh bột và xenlulozơ có ứng dụng gì?
Tinh bột và xenlulozơ đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
Gv: Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp:
Gv: trong thực tế tinh bột được ứng dụng để làm gì ?
Gv: Dựa vào tranh ứng dụng hãy cho biết được ứng dụng để làm gì 
Gv: Kết luận.
Hs: 
- Tinh bột là lương thực quan trọng của con người, tinh bột còn là nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ và rượu etylic.
- Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất giấy, vật liệu trong xây dựng, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi 
Hs: Ghi bài.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 8’
Gv: Hướng dẫn Hs giải các bài tập
1/ Các từ thích hợp là:
a. Tinh bột ; b. Xenlulozơ ; c.Tinh bột
2/ Câu d là câu đúng
3/ Phương pháp nhận biết :
a/ Thí nghiệm 1:-Hoà tan vào nước, chất tan là saccarozơ.
Thí nghiệm 2: -Hai chất còn lại tác dụng với iot , chất nào chuyển sang màu xanh là tinh bột chất còn lại là xenlulozơ.
b/ Thí nghiệm 1: Hoà tan vào nước , chất không tan là tinh bột.
Thí nghiệm 2: Cho hai chất còn lại tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 , chất nào có phản ứng tráng bạc là glucozơ, chất còn lại là saccarozơ.
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’
Tinh bột và xenlulozơ cung cấp những gì quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
-Về học bài và soạn trước bài 53 : “ Protein”	,bài 54 polime.	
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 04 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 18 tháng 04 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_52_tinh_bot_va_xenlulozo_nam_hoc_2.doc