Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 53: Protein - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 53: Protein - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Hs nêu được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein

- Tính chất hóa học của protein ( loại đơn giản): phản ứng thủy phân, phản ứng phân hủy, phản ứng đông tụ , phản ứng màu .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

Hs nêu được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân thủy khi đun nóng mạnh.

 b. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật .rút ra nhận xét về tính chất

- Viết được sơ đồ phản ứng thủy phân protein.

- Phân biệt protein (len lông cừu, tơ tằm )với chất khác ( tơ ngon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử

 

doc 8 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 53: Protein - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	 Lớp dạy: 9a1; 9a2 
Tên bài giảng: 
Bài 53: PROTEIN
Giáo án số: 63	 Tiết PPCT: 63
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 29/04/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Hs nêu được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein 
- Tính chất hóa học của protein ( loại đơn giản): phản ứng thủy phân, phản ứng phân hủy, phản ứng đông tụ , phản ứng màu .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
Hs nêu được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim, bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân thủy khi đun nóng mạnh.
 b. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhận xét về tính chất
- Viết được sơ đồ phản ứng thủy phân protein.
- Phân biệt protein (len lông cừu, tơ tằm )với chất khác ( tơ ngon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh: 
- Dụng cụ thí nghiệm: 
 - Protein, axit, bazơ,...
 - Ống nhỏ giọt, ống nghiệm.
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, biểu bảng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đọc tên tranh ảnh
Bước 2: Nhận xét và giải thích
Bước 3: Khái quát đưa ra xu hướng, đặc điểm chung của đối tượng được thể hiện trên tranh ảnh.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 4’	
Câu 1: - Tinh bột và xenlulozơ có ở đâu? 
Câu 2: - Tinh bột và xenlulozơ có tính chất vật lí và ứng dụng như thế nào?
Protein là những chất hữu cơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Vậy công thức của protein như thế nào? Chúng có tính chất và ứng dụng gì ?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên:
5’
I. Trạng thái tự nhiên:
 Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: Trứng, thịt, máu, sữa, , tóc, sừng, móng, rễ, thân, lá, quả, hạt, 
Gv: Cho Hs đọc thông tinSGK trang 159
Gv: Protein có ở đâu?
Gv: Kết luận.
Hs: Đọc thông tin SGK.
Hs: Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: Trứng, thịt, máu, sữa, , tóc, sừng, móng, rễ, thân, lá, quả, hạt, 
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Thành phần và cấu tạo phân tử.
7’
II. Thành phần và cấu tạo phân tử.
1. Thành phần nguyên tố:
 Thành phần nguyên tố chủ yếu của pro tein gồm những nguyên tố là cacbon, hiđro,oxi, nitơ và một số lượng nhỏ lưu huỳnh,phot pho, kim loại,.
2. Cấu tạo phân tử:
 Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “mắc xích” trong phân tử protein.
amino axit là axit amino axetic. H2N- CH2 - COOH
Gv:Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein gồm những nguyên tố nào?
Gv: Kết luận.
Gv: Cho Hs nghiên cứu SGK
Gv: Protein có phân tử khối như thế nào?
Gv: protein có công thức cấu tạo như thế nào?
Gv: Trong phân tử protein có bao nhiêu aminoaxit?
Gv: Kết luận.
Hs: Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein gồm những nguyên tố là cacbon, hiđro, oxi, nitơ và một số lượng nhỏ lưu huỳnh, phot pho, kim loại,.
Hs: Ghi bài.
Hs: Đọc SGK.
Hs: Protein có phân tử khối có phân tử rất lớn, từ vài vạn đến vài triệu đơn vị cac bon và có cấu tạo rất phức tạp.
Hs: Amino axit là axit amino axetic. H2N- CH2 - COOH
Hs: Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “mắc xích” trong phân tử protein.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 3: Tính chất của protein.
11’
III. Tính chất:
1. Phản ứng thuỷ phân:
Khi đun nóng protein trong dd axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra sản phẩm hỗn hợp amino axit.
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt:
 Khi đun nóng mạnh protein và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi có mùi khét.
3. Sự đông tụ:
Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic lòng trắng trứng bị kết tủa.
Gv: Khi đun nóng protein trong dd axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra sản phẩm gì?
Gv: Kết luận.
Gv: Cho Hs làm thí nghiệm đốt tóc hoặc sừng, lông gà, .
GV: em có nhận xét gì khi đốt tóc về mùi ,..
Gv: Vậy khi đun nóng mạnh protein và không có nước thì phản ứng xảy ra như thế nào?
Gv: Kết luận.
Gv: Làm thí nghiệm cho một ít lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm
Ống thứ 1 cho thêm một ít nước lắc nhẹ rồi đun nóng.
Ống thứ 2 cho thêm một ít rượu và lắc nhẹ.
Ngoài ra một số protein khác cũng bị kết tủa khi đun nóng.
Gv: Kết luận.
Hs: Khi đun nóng protein trong dd axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thuỷ phân sinh ra sản phẩm hỗn hợp amino axit.
Hs: Ghi bài.
Hs: Làm thí nghiệm.
Hs: Tóc cháy có mùi khét.
Hs: Khi đun nóng mạnh protein và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi có mùi khét.
Hs: Ghi bài.
Hs: quan sát hiện tượng và nhận xét.
-Hiện tượng:
Xuất hiện kết tủa trong hai ống nghiệm.
Nhận xét: 
Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic lòng trắng trứng bị kết tủa.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 4: Ứng dụng của protein.
5’
IV. Ứng dụng:
 Ứng dụng chính của protein là làm thức ăn, ngoài ra protein còn có những ứng dụng kháctrong công nghiệp dệt(len,tơ tằm), da, mĩ nghệ( sừng, ngà), 
Gv: Protein ứng dụng để làm gì?
Gv: Kết luận.
Hs: Ứng dụng chính của protein là làm thức ăn, ngoài ra protein còn có những ứng dụng kháctrong công nghiệp dệt(len,tơ tằm), da, mĩ nghệ( sừng, ngà), 
Hs: Ghi bài.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 6’
- Nêu thành phần cấu tạo phân tử protein
- Nêu tính chất của protein.
- Nêu ứng dụng của protein.
- Hs làm bài tập 1,2 SGK trang 160
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’
Em hãy tìm hiểu nếu dùng nhiều protein gây ra những tác hại gì cho cơ thể con người.
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 04 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 24 tháng 04 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương
 Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
Bi 54. POLIME.
Giáo án số: 64	 Tiết PPCT: 64
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 01/05/2021
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nêu được định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, phân loại polime ( polime thiên nhiên và polime tổng hợp)
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
- Nêu được định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp)
 b. Kĩ năng:
- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE,PVC,...từ các monome.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phụ: 
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 6’	
Câu 1: Em hãy nêu công thức chung của tinh bột và xenlulozơ và đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ. 
Câu 2: Em hãy viết phản ứng thủy phân của tinh bột và xenlulozơ.
Polime là chất hữu cơ có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế. Vậy polime là gì? Nó có cấu tạo và tính chất như thế nào?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thin nhin,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản 
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Khái niệm polime:
7’
I. Khái niệm polime:
1. Polime là gì?
Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên.
Gv: Cho Hs đọc thông tin SGK trang 161
Gv: Giới thiệu polietilen 
(- CH2 - CH2 -)n, tinh bột và xen lulozơ 
( -C6H10O5 -)n đều có phân tử rất lớn và do nhiều mắc xích kết hợp với nhau tạo nên. Người ta gọi chúng là các polime.
Gv: Vậy polime là gì?
Gv: Kết luận.
Hs: Đọc thông tin.
HS: theo dõi
Hs: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 2: Phân loại polime:
10’
2. Phân loại polime:
Có 2 loại chính polime tự nhiên và polime tổng hợp.
-Polime tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên như tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,.
-Polime tổng hợp: Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản như Polietilen,poli( vinyl clorua), tơ nilon, caosu buna,..
Gv: Đưa bảng phân loại của polime
Gv:Dựa vào nguồn gốc polime chia làm mấy loại chính?
Gv: polime tự nhiên có nguồn gốc từ đâu?
GV: Polime tổng hợp có nguồn gốc từ đâu?
Gv: Kết luận.
POLIME THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,..vv 
POLIME TỔNG HỢP
Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản
Thí dụ: polietilen, poli(vinylclorua), tơ nilon, cao su buna,..vv..
POLIME
Hs: Theo dõi
Hs: Có 2 loại chính polime tự nhiên và polime tổng hợp.
Hs: Có sẵn trong tự nhiên thí dụ như tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,.
Hs: Do con người tổng hợp từ các chất đơn giản. Thí dụ: Polietilen,poli( vinyl clorua), tơ nilon, caosu buna,..
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 3: Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?
7’
2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?
a. Cấu tạo:
 Phân tử polime thiên nhiên hay tổng hợp đều được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.
Gv: Cho Hs nghiên cứu SGK trang 161.
Gv: Dựa vào bảng giớí thiệu mắt xích của etilen, cách viết công thức chung 
Gv: Cho Hs hòan thành bảng
Polime
Công thức chung
Mắt xích
Polietilen
Tinh bột,
xen lulozơ
Poli
(vinylclorua)
Gv: Nhận xét và sửa sai cho Hs.
Gv: Polime có cấu tạo như thế nào?
Gv: Kết luận.
Hs: Đọc thông tin
Hs: quan sát mắt xích của etilen: -CH2-CH2-
Công thức chung: (-CH2-CH2-)n
Hs: Hòan thành bảng theo mẫu
Polime
Công thức chung
Mắt xích
Polietilen
(-CH2-CH2-)n
 -CH2-CH2-
Tinh bột,
xen lulozơ
(-C6 H10O5-)n
-C6 H10O5-
Poli
(vinylclorua)
( )n
Hs: quan sát và sửa sai
Hs: Phân tử polime thiên nhiên hay tổng hợp đều được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.
Hs: Ghi bài.
Hoạt động 4: Tính chất
5’
b. Tính chất
 Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc trong các dung môi thường. Một số polime tan được trong axeton ( thí dụ xenluloit – nhựa bóng bàn), xăng(thí dụ cao su thô).,,,
Gv: Cho Hs quan sát các loại mạch của polime ( hình 5.15)
Gv: Polime có mấy loại mạch chủ yếu?
GV: Giới thiệu thêm về cấu tạo của các loại mạch polime.
Gv: Cho Hs quan sát các mẫu polime.
Gv: Các polime thường ở trạng thái nào?
Gv: Polime có những tính chất vật lí nào khác?
Gv: Kết luận.
Gv: Các em về đọc thêm phần II
Hs: Quan sát
Hs: Polime có 3 loại mạch chủ yếu: mạch thẳng ,mạch nhánh, mạch vòng.
Hs: Lắng nghe.
Hs: Quan sát
Hs: Các polime thường ở trạng thái rắn, không bay hơi
Hs: Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc trong các dung môi thường. Một số polime tan được trong axeton ( thí dụ xenluloit – nhựa bóng bàn), xăng(thí dụ cao su thô).,
Hs: Ghi bài.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 9’
- Hãy nêu khái niệm về polime.
- Hãy nêu phân loại của polime.
BT1/SGK trang 165: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau.
câu d đúng
- Hãy nêu cấu tạo của polime.
- Hãy nêu tính chất của polime.
BT2/ SGK trang 165: Hãy điền từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống
a/ rắn
b/ không tan
c/ thiên nhiên , tổng hợp.
d/ tổng hợp, thiên nhiên 
Gv: Cho Hs thảo luận 5 phút làm bài tập 3 SGK trang 165
- Phân tử Polime có cấu tạo mạch thẳng : polietilen, poli(vinylclorua), xenlulozơ.
- Phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh: tinh bột( amilopectin).
- Các em về nhà học bài, soạn trước bài học còn lại tiết sau.	
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’
	Em hãy tìm hiểu polime trong đời sống và sản xuất có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
C. RÚT KINH NGHIỆM
Về nội dung, thời gian và phương pháp
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 04 năm 2021 THCS Mỹ Tú, ngày 24 tháng 04 năm 2021
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_53_protein_nam_hoc_2020_2021_truon.doc