Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hoá học của kim loại - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hoá học của kim loại - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Biết được:

– Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại.

– Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

Biết được:

– Tính chất vật lí của kim loại.

– Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.

– Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Aℓ, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.

b. Kĩ năng:

– Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại.

– Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.

– Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

 

doc 10 trang Hoàng Giang 02/06/2022 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chủ đề: Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hoá học của kim loại - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: CHỦ ĐỀ. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI - DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
Giáo án số: 	 Tiết PPCT: 19,20,21 
Số tiết giảng: 
Ngày dạy: 11/11/2020
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Biết được:
– Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại.
– Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
Biết được:
– Tính chất vật lí của kim loại.
– Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.
– Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Aℓ, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Kĩ năng:
– Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại.
– Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
– Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Hóa chất: Fe, Oxi ( điều chế), Zn, H2SO4l, Cu, AgNO3, dung dịch CuSO4, ddFeSO4, ddAgNO3, ddHCl, ddphenolphtalein, nước cất, mẫu Na, đinh sắt, dây(lá) đồng, dây bạc.
Dụng cụ: Ca nhôm, giấy gói bánh kẹp, đoạn dây nhôm nhỏ, một mẫu than gỗ. Ống nghiệm, đèn cồn, lọ thủy tinh,..mỗi lớp 6 ống nghiệm nhỏ, 4 ống nhỏ giọt, 2 cái cốc 
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 2’
Hãy nêu một số tính chất vật lí của kim loại mà em biết, đồng thời đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: TÍNH DẺO
10’
I/ TÍNH DẺO
Kim loại có tính dẻo (kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau). Do có tính dẻo nên kim loại được kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. 
II. TÍNH DẪN ĐIỆN (đọc thêm)
III. TÍNH DẪN NHIỆT
(đọc thêm)
 Chúng ta sẽ tÌm hiểu tính chất vật lý của kim loại.
I/ TÍNH DẺO
GV: Yêu cầu học sinh uốn cong 1 đoạn dây kẽm, cho học sinh quan sát giấy gói bánh kẹo bằng Ag,
GV cho hs rút ra kết luận về tính dẻo của kim loại và nêu ứng dụng.
II. TÍNH DẪN ĐIỆN (đọc thêm)
III. TÍNH DẪN NHIỆT
(đọc thêm)
-HS:Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên .
HS: Kim loại có tính dẻo (kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau). Do có tính dẻo nên kim loại được kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. 
Hoạt động 2: AÙNH KIM
7’
II/ ÁNH KIM 
Kim loại có ánh kim.
Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
IV/ ÁNH KIM 
GV yêu cầu HS quan sát vẻ sáng của bề mặt kim loại: Đồ trang sức, vỏ hộp sữa, đinh sắt và rút ra nhận xét.
- GV vẻ sáng lấp lánh đó gọi là ánh kim, ứng dụng của tính chất này là gì?
GV: em hãy rút ra nhận xét về ánh kim của kim loại.
HS: Mỗi kim loại có vẻ sáng trên bề mặt khác nhau.
HS: được dùng là đồ trang sức, vá các vật dụng dụng trang trí khác.
HS: Kim loại có ánh kim.
Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Hoạt động 3: Phản ứng của kim loại với phi kim.
14’
III/ PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM 
1/ Tác dụng với oxi
Hầu hết kim loại(trừ Ag, Au, Pt )phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ)
2/Tác dụng với phi kim khác
Na + Cl2 2NaCl
Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối. 
III/PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM
 1/Tác dụng với oxi 
 GV: Các em đã biết phản ứng của kim loại nào với oxi?
GV: quan sát thí nghiệm sắt cháy trong khí oxi, nêu hiện tượng và viết PTHH
Nêu 1 số phản ứng của kim loại khác với oxi mà em biết. Nêu hiện tượng và viết PTHH.
GV: kim loại Na cũng tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường tạo thành oxit Na2O. Trừ 1 số kim loại không tác dụng với oxi như : Ag, Au,Pt..
GV: Hãy rút ra nhận xét về tác dụng của kim loại với oxi.
2/Tác dụng với phi kim khác
GV giới thiệu màu ,mùi của khí clo (màu vàng lục, mùi hắc, clo là khí độc).Cho nên gv không biểu diễn thí nghiệm chỉ diễn tả.
GV: Cho 1 mẫu Na bằng hạt đậu vào muỗng sắt, để muỗng sắt trên ngọn lửa đèn cồn cho Na nóng chảy,đưa nhanh muỗng sắt vào bình đựng khí clo(hình 2.4).
HS quan sát:(trạng thái màu sắt của Na và Cl trước khi phản ứng; ngọn lửa, trạng thái, màu sắt sản phẩm tạo thành)
GV: Nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH
*Chú ý do dùng muỗng sắt đựng Na nên trong sản phẩm còn có lẫn khói nâu là do sắt phản ứng với khí Clo tạo thành sắt (III) clo rua màu nâu.
GV: cho hs nêu 1 số phản ứng của 1 số kim loại với phi kim khác như S, cho hs viết các PTHH.
GV:Cho hs rút ra kết luận về phản ứng của kim loại với phi kim.
HS: Phản ứng của kim loại Fe với oxi. 
HS: Hiện tượng:sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ có màu nâu đen (trong đó sắt có hóa trị ( II) (III), hình 2.3).
+Nhiều kim loại khác như: Al, Zn,Cu phản ứng với oxi tạo thành các oxit Al2O3 (chất rắn màu trắng ), ZnO (chất rắn màu xám),CuO(chất rắn màu đen). Viết pt hh
2Zn + O2 2ZnO
 2Cu + O2 2CuO 
HS:Hầu hết kim loại(trừ Ag, Au, Pt )phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao,tạo thành oxit (thường là oxit bazơ)
HS: Quan sát
HS:Hiện tượng Na nóng chảy cháy trong khí Clo tạo thành khói trắng. Nhận xét: đó là do Na tác dụng với khí Clo tạo thành tinh thể muối NaCl, có màu trắng 
HS:Ở nhiệt độ cao Mg,Cu, Fe phản ứng với S cho sản phẩm là các muối sunfua CuS,MgS,FeS 
Cu + S CuS
Fe + S FeS
HS: Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
Hoạt động 4: PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXIT.
9’
IV/ PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXIT 
Một số kim loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí H2.
Thí dụ:
Fe + 2HClFeCl2 + H2
IV/PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXIT.
GV: Chiếu thí nghiệm kim loại sắt( đinh sắt tác dụng với axit HCl cho HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH
GV: ngoài ra kim loại còn tác dụng với dd axit nào khác?
HS: quan sát.
HS: hiện tượng đinh sắt tan dần, có bọt khí bay lên.
PTHH: 
Fe + 2HClFeCl2 + H2
HS: Một số kim loại tác dụng với dd axit HCl, H2SO4 loãng.. tạo thành muối và giải phóng khí H2.
Hoạt động 5: PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI
17’
V/PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI 
1/ Phản ứng của đồng với dung dịch AgNO3
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 +2 Ag
Đồng đẩy bạc ra khỏi muối .Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.
 2/ Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu 
Kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng
*Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối,tạo thành muối mới và kim loại mới. 
V/PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI 
1/ Phản ứng của đồng với dung dịch AgNO3
GV: Chiếu thí nghiệm cho mẫu dây đồng vào dung dịch bạc nitrat em hãy nêu hiện tượng và viết PTHH 
-GV: cho hs biết mức độ hoạt động hóa học của đồng so với bạc. 
 2/Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng(II) sunfat 
GV: Chiếu thí nghiệm, các em quan sát nêu hiện tượng, và viết PTHH
GV: Cho hs rút ra kết luận về hoạt động hóa học của kẽm so với đồng.
GV yêu cầu hs nêu 1 số thí dụ khác về tác dụng của kim loại với muối, viết PTHH (nếu còn thời gian), nhận xét và so sánh về hoạt động hóa học của các kim loại này
* Chú ý nếu hs cho ví dụ các kim loại hoạt động mạnh như: Na, K, Ca thì sản phẩm tạo thành rất phức tạp,do kim loại phản ứng mạnh với nước trước,tạo thành bazơ tan trong nước, dd bazơ này tiếp tục tác dụng với muối.
GV: cho hs rút ra kết luận về phản ứng của kim loại với muối. .
HS: Hiện tượng có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng(đó là kim loại bạc) dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh
HS: Đồng đẩy bạc ra khỏi muối .Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.
HS: quan sát
- Hiện tượng:Có chất rắn màu đỏ bám ngoài kẽm, màu xanh lam của dd CuSO4 nhạt dần, kẽm tan dần.
PTHH: 
HS:Kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng, kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối đồng tạo thành dung dịch muối ZnSO4 
HS: Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn với dd CuSO4, AgNO3 tạo thành muối magie , muối nhôm, muối kẽm, và kim loại Cu hay Ag được giải phóng.Ta nói:Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag .
HS:Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na,K, Ca )có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối,tạo thành muối mới và kim loại mới.
Hoạt động 6: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?
24’
VI/ DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?
 1/Thí nghiệm 1 
VI/ DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?
 GV: Hãy đề xuất các thí nghiệm so sánh mức độ hoạt động hóa học của các kim loại sau:
Thí nghiệm 1: Fe với Cu	
2) Thí nghiệm 2: Cu với Ag
3) Thí nghiệm 3: Fe; Cu với (H)	
4) Thí nghiệm 4: Na với Fe
Biết trong phòng thí nghiệm có các hóa chất sau: 
 + Dung dịch FeSO4, AgNO3, CuSO4, HCl, nước.
 + Kim loại Fe, Cu, Na, Ag và dung dịch phenolphtalein.
VI/ DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?
HS: đề xuất 
HS: quan sát các thí nghiệm để điền vào bảng con.
Sau đây là dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb,
(H), Cu, Ag, Au.
GV:Căn cứ vào kết quả thí nghiệm 1, 2, 3, 4 ta sắp xếp các kim loại như thế nào?
GV:Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học như thế nào?
HS: Ta xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học: Na, Fe, H, Cu, Ag.
người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học như sau:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
Hoạt động 7: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
10’
VII/ DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.
VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2#
Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl,H2SO4l ) giải phóng khí H2.
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2#
Kim loại đứng trước (trừ Na, K, ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
VD: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
VII/ DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
 GV: Cho học sinh thảo luận nhóm (3 phút)
Hoàn thành các nội dung nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học trong bảng sau:
1. Các kim loại được sắp xếp 
như thế nào trong dãy HĐHH?
2. Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
3. Kim loại ở vị trí nào p/ư với 
dd axit giải phóng khí hiđro?
4. Kim loại ở vị trí nào đẩy được 
kim loại khác ra khỏi dd muối?
GV: cho Hs trình bày theo nhóm, nhận xét và kết luận
II/ DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
HS: Thảo luận nhóm (3 phút)
Trả lời câu hỏi:
Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.
Kim loại đứng trước H2 phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4loãng, ) giải phóng khí H2
Kim loại đứng trước (trừ Na, K, ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
HS: Trình bày theo nhóm, nhận xét và kết luận.
III/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 35 phút
- Hãy nêu tính chất vật lý và ứng dụng của kim loại.
- Gv hướng dẫn HS làm BT SGK
BT2 trang 48. Hãy chọn những cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
a/ Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng chảy cao.
 b/ Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim đẹp.
 c/ Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay là do nhẹ và bền.
 d/ Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
 e/Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.)
BT4 trang 48. Hãy tính thể tích 1 mol của kim loại nhôm (nhiệt độ, áp xuất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là:
Giaûi
 Ta có : 2,7 g nhôm chiếm thể tích 1 cm3
 1mol Al (27g) chiếm thể tích x cm3
BT1 trang 51. Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy thí dụ và viết các phương trình hóa học minh họa với kim loại Magie.
Đáp án
- Phản ứng của kim loại với phi kim
2Mg + O2 2MgO
- Phản ứng của kim loại với dung dịch axit 
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
- Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu
BT 2 SGK trang 51. 
2. 
BT 3 SGK trang 51
3.a. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 
 b. Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag 
 c. 2Na + S Na2S
 d. Ca + Cl2 CaCl2
 BT 1 trang 54. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
a.K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe
b. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn 
c. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
d. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
d. Mg, K, Cu, Al, Fe
BT 2 trang 54
. Dùng kim loại kẽm vì có phản ứng:
- Nếu dùng Zn dư, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và ta thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.
BT5 trang 54. Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a/ Viết phương trình hóa học.
b/ Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
c/ Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp.
Số mol của khí H2 sinh ra là:
a/ Zn + H2SO4(l) ZnSO4 + H2 
 1mol 1mol 1mol 1mol
 0,1mol 0,1mol
b/ 
Khối lượng Zn tham gia phản ứng là:
Khối lượng của Cu sau phản ứng là:
10,5 – 6,5 = 4 (gam)
c/ Thành phần % về khối lượng của Zn trong hỗn hợp là:
Thành phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là:100% - 61,9% =38,1%
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 4’
Hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet,.. và cho biết kim loại nào dùng làm dây tóc của bóng đèn sợi đốt, tại sao?
*Câu trắc nghiệm
Dãy các kim loại nào sau đây theo chiều hoạt động hóa học giảm dần
a/ Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K 
b/ K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu
c/ Fe, Zn, Cu, K, Mg, Al
d/ Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
- Học bài,làm BT 4/54
- Xem trước bài nhôm.
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 11 năm 2020 THCS Mỹ Tú, ngày 08 tháng 11 năm 2020
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chu_de_tinh_chat_cua_kim_loai_day_hoat.doc