Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2018-2019
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
Biết được:
- Tính chất hoá học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit,chia ra các loại:oxit axit,oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Phân biệt được các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn khoa học,rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo.
4. Phát triển năng lực:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
-Năng lực tính toán
5. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
II. Phương pháp dạy học: quan sát, sử dụng thí nghiệm, vấn đáp,nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị của GV vàHS
1. GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh.
Hoá chất: CuO, CaO, H2O, dung dịch HCl, Ca(OH)2 , quỳ tím.
Tuần1 Tiết 01: Ngày soạn: 1/9/ 2018 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức : Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở lớp 8: Các khái niệm về định nghĩa và phân loại oxit, axit, bazơ, muối. Ôn lại các bài tóan tính theo công thức và tính theo phương trình hóa học. Nắm kỹ các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng, lập công thức hóa học.Kỹ năng giải các bài tập về nồng độ dung dịch. 3. Thái độ: Yêu thích môn khoa học 4. Phát triển năng lực: -Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học -Năng lực tính toán II. Phương pháp: hỏi đáp,thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề III. Chuẩn bị của GV vàHS 1. GV: Bảng phụ – phiếu học tập. 2. HS : Chuẩn bị bài mới . IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số và tác phong HS) (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: ÔN TẬP CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC NỘI DUNG LÍ THUYẾT CƠ BẢN Ở LỚP 8.(14ph) GV nhắc nội dung chính của chương trình hóa 8. GV treo bảng phụ, có sẵn bài tập: Điền vào chỗ trống yêu cầu. Stt Tên hợp chất CTHH Loại hợp chất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bari oxit Đi photphopentaoxit? Sắt (III) hyđroxyt? Chì nitrát? Kali hiđrocacbonat Axit clohiđric? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? CuCl2 H2SO4 SO2 NaOH GV gọi một đại diện lên bảng điền vào các nội dung yêu cầu ® GV hoàn chỉnh lại các bài tập. ? Vậy để lập được CTHH của một số chất ta phải sử dụng những kiến thức nào? ? Nêu qui tắc về hóa trị? ? Nêu thành phần của Oxit? Axit? Bazơ? Muối? Lưu ý: GV cần củng cố thêm về phân loại các hợp chất: + Oxit axit – Oxit bazơ + Kiềm – Bazơ không tan + Axit có oxi – Axit không có oxi + Muối trung hòa – Muối axit. (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ) Hoạt động 2: ÔN LẠI CÁC CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG. .(6ph) GV yêu cầu HS nêu công thức tính khối lượng chất và công thức tính thể tich chất khí. Gọi một HS giải thích các kí hiệu và đơn vị trong công thức. - Gọi HS giải thích ? Gọi HS giải thích các đại lượng và đơn vị từng đại lượng. GV giảng thêm mối quan hệ giữa Vdd và KLR? Công thức (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ) Hoạt động 3: BÀI TẬP. .(15ph) Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố có trong Al2O3 ? GV gọi HS nhắc lại các bước bài tập 1. Bài tập 2: Hoà tan 2,8 g sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ: Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng. Tính thể tích H2 thoát ra điều kiện chuẩn. Tính CM của dd thu được sau phản ứng (cho biết Vdds = VddĐ) Gọi HS đọc đề ® Tóm tắt đề ? Xác định dạng bài tập? Các bước làm chính? GV ghi nhanh các bước ở góc bảng: + Chuyển về số mol các đại lượng cần tính. + Viết ptp.ứng. + Lập tỉ lệ số mol các chất trong phản ứng. + Tính toán để ra kết quả. (Năng lực tính toán. ) -HS thảo luận nhóm, thống nhất điền vào các chỗ trống. -Đại diện HS trình bày ® cả lớp nhận xét, bổ sung ® Phân loại được các hợp chất đó. HS nêu công thức HS giải thích HS giải thích - HS giải thích -Tìm M -Tính % mỗi nguyên tố trong hợp chất tóm tắt -HS lên bảng giải sau khi GV gợi ý 1.Vận dụng các kiến thức: Qui tắc hóa trị: Hợp chất a.x = b.y Áp dụng để lập công thức của các hợp chất trên. 2.Thuộc kí hiệu và hóa trị các ngtố hóa học, công thức của các gốc axit và hóa trị của các gốc axit. 3. Nắm khái niệm về thành phần của oxit, axit, bazơ, muối Công thức chuyyển đổi khối lượng, thể tích, lượng chất: * m = n .M ® * V = n . 22,4 ® Công thức tính tỉ khối của chất khí: Công thức tính nồng độ dung dịch: Nồng độ phần trăm: Nồng độ mol: Bài tập tính theo CTHH và PTHH: Bài 1: Bài 2: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 1mol 2mol 1mol 1mol 0.05mol ® ? ® ? Hoạt động 4: Củng cố ( 5ph) Nhắc lại thành phần của các hợp chất oxit –axit –bazơ –muối (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ) 5. Hướng dẫn về nhà (4 ph) Ôn lại khái niệm oxit – oxit axit – oxit bazơ. Chuẩn bị bài cho tiết sau: Tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit.Viết PTHH minh họa. Rút kinh nghiệm Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Tuần 1 Tiết 02 : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ÔXIT NS 1/9/2018 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI ÔXIT I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Biết được: - Tính chất hoá học của oxit: + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit. + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ. - Sự phân loại oxit,chia ra các loại:oxit axit,oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. - Phân biệt được các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit. - Phân biệt được một số oxit cụ thể. 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn khoa học,rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. 4. Phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học -Năng lực tính toán 5. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH II. Phương pháp dạy học: quan sát, sử dụng thí nghiệm, vấn đáp,nêu vấn đề. III. Chuẩn bị của GV vàHS 1. GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh. Hoá chất: CuO, CaO, H2O, dung dịch HCl, Ca(OH)2 , quỳ tím. GV chuẩn bị phiếu học tập: Thí nghiệm, cách tiến hành Nhận xét hiện tượng PTHH - Thí nghiệm 1: Cho nước vào ống nghiệm có chứa CuO, lắc nhẹ ® nhỏ vài giọt vào giấy quỳ tím. - Thí nghiệm 2: Cho nước vào ống nghiệm có chứa CaO, lắc nhẹ ® nhỏ vài giọt vào giấy quỳ tím. - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa CuO, lắc nhẹ. - Thí nghiệm 4: Đốt P đỏ trong lọ có oxi – rót khoảng 10ml nước vào lọ, lắc nhẹ – cho quì tím vào. - Thí nghiệm 5: Cho CaCO3 vào dung dịch HCl ® Dẫn khí sinh ra đi từ từ vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 HS : Chuẩn bị bài mới, sgk IV. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số và tác phong HS) (1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ (5 ph) Công thức chuyyển đổi khối lượng, thể tích, lượng chất: Công thức tính tỉ khối của chất khí: Công thức tính nồng độ dung dịch: Nồng độ phần trăm.Nồng độ mol 3.Các hoạt động dạy học Vào bài: (1 ph) GV yêu cầu HS nhắc lại thành phần của oxit? Cho ví dụ 1 số hợp chất oxít? Trong đó oxít nào là oxít bazơ, oxít nào là oxit axit? ® Vậy oxit có những tính chất hóa học nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: OXIT BAZƠ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HOÁ HỌC NÀO (13 ph) GV giới thiệu phiếu học tập trong đó nêu rõ cách tiến hành thí nghiệm. Phần nhận xét hiện tượng, PTHH để trống. GV yêu cầu HS quan sát lần lượt các thí nghiệm 1, 2, 3 và điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập ® GV đánh giá kết quả của các nhóm ® GV kết luận. Các oxit bazơ có thể tác dụng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO Các oxit bazơ không tác dụng với nước: CuO, Fe2O3 GV giới thiệu: Bằng thực nghiệm người ta CM được rằng: + Một số oxit bazơ như: CaO, BaO, Na2O, K2O tác dụng với oxít axit tạo thành muối ® GV yêu cầu HS viết PTPứng minh hoạ. + Các oxit bazơ không tác dụng với oxit axit: FeO, Fe3O4, CuO (-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực thực hành hóa học ) Hoạt động 2: OXIT AXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO. (13 ph) GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát các thí nghiệm 4, 5 và điền đầy đủ thông tin vào phiếu học tập ® GV đánh giá kết quả của các nhóm ® GV kết luận. Các oxit axit có thể tác dụng với nước: CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5 Có một số oxit axit không tác dụng với nước như SiO2 Lưu ý: Khi dẫn khí CO2 đi vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 cho đến khi xuất hiện vẩn đục thì dừng lại. (-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học -Năng lực thực hành hóa học ) Hoạt động 3: KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT. (5 ph) ? Dựa vào tính chất hóa học, người ta chia oxit thành mấy loại? GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Thế nào là oxit bazơ? Oxit axít?oxit lưỡng tính, oxit trung tính? (-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học HS đọc kỹ nội dung yêu cầu trong phiếu học tập. HS quan sát, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến ® điền vào phiếu học tập ® đại diện nhóm trình bày ® Nhóm khác bổ sung. HS quan sát, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến ® điền vào phiếu học tập ® đại diện nhóm trình bày ® Nhóm khác bổ sung. HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời ® HS khác bổ sung. I.TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT 1.Tính chất hoá học của oxit bazơ: a.Tác dụng với nước: CaO ( r ) + H2O ( l ) ® Ca(OH)2 ( dd ) BaO ( r ) + H2O ( l ) ® Ba(OH)2 ( dd ) Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (Kiềm). b. Tác dụng với dd axit: CuO ( r ) + 2HCl ( dd ) ® CuCl2 ( dd ) + H2O ( l ) Oxít bazơ tác dụng với dd axít tạo thành muối và nước. c. Tác dụng với oxit axit: BaO ( r ) + CO2 ( k ) ® BaCO3 ( r ) Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axít tạo thành muối. 2.Tính chất hóa học của oxít axit: a.Tác dụng với nước: P2O5 ( r ) + 3H2O ( l ) ® 2H3PO4 ( dd ) Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axít. b.Tác dụng với dung dịch bazơ: CO2 ( k ) + Ca(OH)2 ( dd ) ® CaCO3 ( r ) + H2O ( l ) Nhiều oxít axít tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. c.Tác dụng với oxit bazơ: ( Đã thực hiện ở hoạt động 1 ) Oxit axít tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối. 3.PHÂN LOẠI OXIT. Oxit bazơ 2. Oxit axit Học SGK Oxit lưỡng tính 4. Oxit trung tính Hoạt động 4: Củng cố (5 ph) ? Oxit axit là những oxit tác dụng được với: a. Dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. c. Oxit bazơ tạo thành muối. b. Nước tạo thành axit. d. Tất cả a, b, c đều đúng. ? Oxit bazơ là những oxit tác dụng được với: a. Dung dịch axit tạo thành muối và nước. c. Nước tạo thành dung dịch bazơ. b. Oxit axit tạo thành muối. d. Tất cả a, b, c đều đúng. ? Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O. Các cặp chất có thể phản ứng với nhau là: a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 ? Cho 1,6 g Fe2O3 tác dụng 100ml dung dịch axít HCl. Tính nồng độ mol axít HCl tham gia phản ứng ? Gv yêu cầu HS tóm tắt Nêu hướng giải? m Fe2O3=16g V HCl.=100ml CM ? Viết pt, đổi số mol Fe2O3đề cho, dựa vào pt và số mol Fe2O3đề choà số mol HClà CM (-Năng lực tính toán) 4.Hướng dẫn về nhà (2 ph) Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 6. Nghiên cứu bài 2: “Một số oxit quan trọng”. + Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của Canxi oxit. + Nguyên liệu sản xuất vôi.Các phản ứng xảy ra trong quá trình nung vôi. Rút kinh nghiệm Tuần 2 Tiết 03 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG – CANXI OXIT Ngày soạn: 7/9/2018 I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Biết được các tính chất vật lí và hóa học của canxi oxit. Biết các ứng dụng của canxi oxit. Biết được cách điều chế Canxi oxit. 2. Kĩ năng: -Dự đoán, kiểm tra và kết luận TCHH của CaO. Viết các PTPứng và vận dụng giải bài tập. -Giúp HS yêu thích môn khoa học,rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo.Mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên. 3. Thái độ: 4. Phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, 5. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH: sản xuất CaO chú ý vần đề môi trường do có khí thải . II. Phương pháp dạy học: quan sát, hỏi đáp, nêu, giải quyết vấn đề III. Chuẩn bị của GV vàHS 1. GV: Hóa chất: Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh. Hoá chất: CaO, dung dịch HCl. 2. HS : Chuẩn bị bài mới . IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số và tác phong HS) (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ (5 ph) Trình bày tính hất hóa học của oxit bazơ? Viết PTPứng minh họa? HS làm bài tập 1 SGK / 6. 3.Các hoạt động dạy học Vào bài: (3 ph) Xây dựng ô chữ với nội dung “Canxi oxit” – GV gợi ý: ô chữ hàng ngang gồm 9 chữ cái, đây là tên gọi của sản phẩm phản ứng nung vôi. C A N X I O X I T Vậy Canxi oxit có những tính chất, ứng dụng gì và được sản xuất như thế nào? Ta vào bài hôm nay Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Hoạt động 1: CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NÀO. (14 ph) GV yêu cầu HS quan sát một mẩu vôi sống, nhận xét về trang thái, màu sắc. GV bổ sung về nhiệt T0nc của CaO. (Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống) GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm cho Canxi oxit tác dụng với nước (Tiến hành như SGK) ® nhận xét. Lưu ý: Trong thực tế tôi vôi, người ta cho vôi sống vào nước, mà không làm ngược lại để vôi chín đều. Yêu cầu HS viết PTP.ứng. GV lưu ý: + Hiện tượng toả nhiệt mạnh trong pứ tôi vôi. HS cần chú ý cẩn thận khi đi cạnh các hố tôi vôi, rất nguy hiểm. + CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất. GV tiến hành thí nghiệm cho Canxi oxit tác dụng với dung dịch axit HCl ® HS quan sát viết PTHH. ? Tính chất hóa học trên của CaO có thể ứng dụng trong lĩnh vực nào của cuộc sống? GV có thể giới thiệu với HS hiện tượng xảy ra khi để vôi sống lâu ngày ngoài không khí sẽ có phản ứng giữa Canxi oxit và khí cacbonic tạo muối Cacbonat. Yêu cầu HS viết ptpứng. Đây là một p.ứng hóa học không mong muốn. Vì vậy, để hạn chế p.ứng này người ta thường tôi vôi ngay sau khi nung. (Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, năng lực thực hành hóa học) Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CỦA CANXI OXIT. (5ph) ? Hãy nêu các ứng dụng của Canxioxit? GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. (Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống) Hoạt động 3: SẢN XUẤT CANXI OXIT NHƯ THẾ NÀO? (8 ph) .GV nêu hệ thống các câu hỏi: ? Nguyên liệu và nhiên liệu của quá trình sản xuất vôi? ? So sánh cấu tạo và hoạt động của lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp? ? Các p.ứng hóa học diễn ra trong lò nung vôi như thế nào? GV:Sản xuất CaO chú ý vần đề môi trường do có khí thải . GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức. (Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ) HS quan sát và nêu nhận xét. HS quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét HS quan sát hiện tượng xảy ra ® Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thí nghiệm và viết PTHH -HS suy nghĩ, trả lời: Khử chua cho đất, xử lí nước thải -HS viết PTP.ứng. C + O2 t° CO2 CaCO3 t° CaO + CO2 A.CANXI OXIT:CaO Tên thường gọi: vôi sống Thuộc loại oxit bazơ I.CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NÀO? 1.Tính chất vật lí: CaO là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao 25850C. 2.Tính chất hóa học: a. Tác dụng với nước: CaO tác dụng với nước tạo ra chất rắn màu trắng ít tan trong nước là Ca(OH)2 CaO ( r ) + H2O ( l ) ® Ca(OH)2 ( dd ) Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ. Cao có tính hút ẩm, dùng làm khô nhiều chất b.Tác dụng với axit: CaO ( r ) + 2HCl ( dd ) ® CaCl2 ( dd ) + H2O ( l CaO dùng để khử chua đất trồng trọt. c. Tác dụng với oxit axit: CaO ( r ) + CO2 ( k ) ® CaCO3 ( r ) Kết luận: Canxi oxit (CaO) là oxit bazơ. II. CANXI OXITCO NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ? Dùng trong CN luyện kim, nguyên liệu cho CN hóa học, khử chua đất trồng, xử lí nước thải , sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường. III.SẢN XUẤT CANXI OXIT NHƯ THẾ NÀO? 1.Nguyên liệu: đá vôi (CaCO3) và chất đốt (than đá, củi, dầu, khí thiên nhiên ..) 2.Các phản ứng hóa học xảy ra C ( r ) + O2 ( k ) t° CO2 ( k CaCO3 ( r ) t° CaO ( r ) + CO2 ( k Hoạt động 4: Củng cố(7 ph) ? Canxi oxit có thể tác dụng với các chất nào sau đây: a. H2O, CO2, HCl, H2SO4 b. CO2, HCl, NaOH, H2O c. H2O, HCl, Na2SO4, CO2 d. CO2, HCl, NaCl, H2O ? Khi cho CaO vào nước thu được: a. Dung dịch CaO b. Dung dịch Ca(OH)2 c. Chất không tan Ca(OH)2 d. Không thu được chất nào ? Ứng dụng nào sau đây không phải của Canxi oxit: a. Công nghiệp luyện kim b. Công nghiệp xây dựng, khử chua đất trồng c. Sản xuất đồ gốm d. Sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường ? Bài tập 2 SGK trang 9?Hướng dẫn làm BT3/9 (Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học) 4.Hướng dẫn về nhà (2 ph) Bài tập về nhà 1, 3, 4 SGK trang 9. Học tính chất hóa học của oxit axit. Nghiên cứu bài 2: “Một số oxit quan trọng” tiếp theo. + Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của Lưu huỳnh đioxit + Phương pháp điều chế Lưu huỳnh đioxit Rút kinh nghiệm Tuần 2 Tiết 04 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG - LƯU HUỲNH ĐIOXIT Ng.Soạn:7/9/2018 I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Biết được các tính chất vật lí và hóa học của lưu huỳnh đioxit Biết các ứng dụng của lưu huỳnh đioxit. , cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: -Dự đoán, kiểm tra và kết luận TCHH của SO2.Viết các PTPứng và vận dụng giải bài tập. 3. Thái độ: -Giúp HS yêu thích môn khoa học,rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. 4. Phát triển năng lực Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực thực hành hóa học Năng lực tính toán. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống 5. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH: Khí SO2 thải vào môi trường, gây mưa axit II. Phương pháp: hỏi đáp,thảo luận nhóm, nêu ,giải quyết vấn đề III. Chuẩn bị của GV và HS GV: Dụng cụ: đèn cồn, muỗng đốt, lọ thuỷ tinh. Hoá chất: bột lưu huỳnh, quỳ tím. Phiếu học tập: phần 2 và 3 (thể hiện trong giáo án). HS : Chuẩn bị bài mới, sgk IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số và tác phong HS) (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ (5 ph) Trình bày tính chất hóa học của oxit axit? Viết các phương trình p.ứng minh hoạ? HS chữa bài tập 4 SGK trang 9. 3. Các hoạt động dạy học Vào bài: (1 ph) Sự phát triễn công nghiệp nếu không quan tâm đến bảo vệ môi trường sẽ gây hậu quả xấu. Điển hình là mưa axit, cây cối, cá trong ao hồ bị chết, các công trình xây dựng bị phá huỷ. Hoá chất nào là thủ phạm chính gây ra mưa axit? ® Để biết được ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ. (15 ph) Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, cho biết SO2 có những tính chất vật lí gì? GV bổ sung: SO2 là chất khí độc, gây ho, viêm đường hô hấp, sát trùng, diệt nấm mốc. Khí SO2 thải vào môi trường, gây mưa axit Gv yêu cầu HS xem mô tả thí nghiệm H1.6/10 và trả lời về hiện tượng thí nghiệm, tên và CTHH của sản phẩm. (GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn, đốt lưu huỳnh ® cho vào lọ thuỷ tinh ® cho nước vào, lắc đều ® thử dung dịch thu được bằng quỳ tím.)( nếu tiến hành được) SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, p.ứng trên giải thích vì sao SO2 là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Gv yêu cầu HS xem mô tả thí nghiệm H1.7/10 và trả lời về hiện tượng thí nghiệm. ? Sản phẩm tạo thành khi cho SO2 tác dụng với dung dịch bazơ? ® HS viết ptp.ứng trên bảng. ? Sản phẩm tạo thành khi cho SO2 tác dụng với oxit bazơ? ® HS lên bảng hoàn thành ptp.ứng ? Qua các tính chất trên em có kết luận gì (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ,Năng lực thực hành hóa học) Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH ĐIOXIT. (10 ph) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. Nội dung phiếu học tập: ( Ô 2, 3 phần ứng dụng và tác hại của SO2 để trống – HS điền vào) Tính chất của SO2 Ứng dụng và tác hại của SO2 1. Là chất khí không màu, mùi hắc, độc, có thể diệt trùng, nấm mốc. Dùng để bảo quản dược liệu, hàng mây tre xuất khẩu - Những căn phòng lâu ngày không có người ở bị ẩm, mốc. Trước khi ở người ta đốt một lượng nhỏ S ® SO2 để sát trùng và diệt nấm mốc. 2. SO2 ® SO3 ® H2SO4 - Dùng để sản xuất axit sunfuric. 3. SO2 do các nhà máy nhiệt điện thải ra có thể bay xa hàng trăm km, kết hợp với nước tạo thành mưa axit. - Gây ra mưa axit làm cây cối, cá trong ao hồ bị chết, các công trình xây dựng bị phá huỷ. GV đánh giá, kết quả các nhóm ® GV chuẩn xác kiến thức (Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống) Hoạt động 3: ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT NHƯ THẾ NÀO. (6 ph) GV yêu cầu HS phân biệt điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ) GV có thể bổ sung: 4FeS2 ( r ) + 11O2 ( k ) ® 2Fe2O3 ( r )+ 8SO2 ( k ) HS nghiên cứu thông tin SGK ® trả lời. HS quan sát, nhận xét và viết ptp.ứng SO2 ( k ) + H2O ( l ) ® H2SO3 ( dd ) SO2 ( k ) + Ca(OH)2 ( dd ) ® CaSO3 ( r ) + H2O ( l ) SO2 ( k ) + Na2O ( r ) ® Na2SO3 ( r ) HS nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến ® Đại diện một nhóm trình bày ® Nhóm khác bổ sung. - HS nhóm thảo luận thống nhất ý kiến ® Hoàn thành phiếu học tập ® Đại diện B. : LƯU HUỲNH ĐIOXIT: SO2 Tên thường gọi: khí sunfurơ I.LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ 1.Tính chất vật lí: Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. 2.Tính chất hóa học: a. Tác dụng với nước :tạo thành dung dịch axit SO2 ( k ) + H2O ( l ) ® H2SO3 b.Tác dụng với dung dịch bazơ: tạo thành muối và nước SO2 ( k )+ Ca(OH)2 ( dd ) ® CaSO3 ( r ) + H2O ( l ) Canxi sunfit c. Tác dụng với oxit bazơ: tạo thành muối SO2 ( k ) + Na2O ( r ) ® Na2SO3 ( r ) Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit. II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG -Sản xuất H2SO4, tẩy trắng bột gỗ trong CN giấy, diệt nấm mốc. III.ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT NHƯ THẾ NÀO? 1.Trong PTN: Na2SO3 ( r ) + H2SO4 ( dd ) ® Na2SO4 ( dd ) + + H2O ( l ) + SO2 ( k ) 2.Trong CN: Đốt S trong không khí: S ( r ) + O2 ( k ) t° SO2 ( k ) Đốt quặng pirit: 4FeS2 ( r ) + 11O2 ( k ) ® 2Fe2O3 ( r )+ 8SO2 ( k ) Nội dung phiếu học tập: Điều chế SO2 trong PTN Sản xuất SO2 trong CN Quy mô - Điều chế lượng nhỏ SO2 - Sản xuất lượng lớn SO2 Thiế b - Đơn giản, rẻ tiền Phức tạp, đắt tiền Nguyên liệu Muối sunfic và axit (dd HCl, H2SO4) S ,quặng pirit: Phản ứng Muối sunfic + axit (dd HCl, H2SO4) Na2SO3 ( r ) + H2SO4 ( dd ) ® Na2SO4 ( dd ) + + H2O ( l ) + SO2 Đốt S trong không khí: S ( r ) + O2 ( k ) t° SO2 ( k ) Đốt quặng pirit: 4FeS2 ( r ) + 11O2 ( k ) ® 2Fe2O3 ( r ) + 8SO2 Hoạt động 4: Củng cố (5 ph) ? Hiện tượng gì xảy ra khi cho ống dẫn khí SO2 tiếp xúc với cánh hoa hồng? -khả năng làm mất màu của SO2 àỨng dụng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp. ? Bài tập 1,2 SGK trang 11. Hướng dẫn HS làm bài tập 3/9 Đặt x(gam) là khối lượng CuO, khối lượng của Fe2O3 là: (20 – x) gam. Số mol các chất là: nCuO = x/ 80 : n Fe2O3 = 20 –x / 160: n HCl = 0,2 x3,5 = 0,7 mol Ta có phương trình đại số: 2x/ 80 + 6(20 –x) / 160 = 0,7 Đáp số: m CuO = 4gam ; m Fe2O3 = 16gam (Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống,Năng lực tính toán. ) 4.Hướng dẫn về nhà (2 ph) Bài tập về nhà 3, 4, 5, 6 SGK trang 11. Nghiên cứu bài 3: “Tính chất hóa học của axit”. + Tìm hiểu tính chất hóa học của axit. + Phân loại axit. Tuần 3 Tiết 05 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT Ng.Soạn:15/9/18 I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Nắm được các tính chất hóa học của axit : tác dụng với quì tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại. 2. Kĩ năng: -Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của axit nói chung. 3. Thái độ: -Giúp HS yêu thích môn khoa học,rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên. 4. Phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực thực hành hóa học Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống II. Phương pháp dạy học : hỏi đáp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV : Dụng cụ: Giá ống Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ. Hoá chất: dung dịch HCl, H2SO4 loãng, Zn, Fe2O3, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH, quỳ tím. GV chuẩn bị phiếu học tập Thí nghiệm, cách tiến hành Hiện tượng Nhận xét PTHH - Thí nghiệm 1: Nhỏ một giọt dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) vào một mẩu giấy quỳ tím. - Thí nghiệm 2: Cho một mẩu kim loại Al vào ống nghiệm 1 và một mẩu Cu vào ống nghiệm 2, thêm 1 – 2 ml dung dịch axit H2SO4 - Thí nghiệm 3: Lấy một ít bazơ không tan như Cu(OH)2, thêm 1 – 2 ml dung dịch axít H2SO4, lắc nhẹ. - Thí nghiệm 4: Lấy một ít oxit Fe2O3 vào ống nghiệm, thêm 1 – 2 ml dung dịch axit HCl, lắc nhẹ. 2. HS :Chuẩn bị bài mới, sgk IV. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: (kiểm tra sĩ số và tác phong HS) (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ (7 ph) Hoàn thành các ptp.ứng theo sơ đồ: H2SO3 ® BaSO3 CaSO3 ® SO2 BaSO3 K2SO3 Sửa bài tập 2 SGK trang 11. Dựa vào tính chất hóa học của oxít, hãy cho biết axit có thể tác dụng được với chất nào? Viết ptp.ứng? Vậy ngoài tính chất trên, dung dịch axit còn có những tính chất hóa học nào khác? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay. Hoạt động Gv Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: AXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO. (23ph) GV giới thiệu phiếu học tập trong đó nêu rõ cách tiến hành thí nghiệm. Phần nhận xét, hiện tượng, PTHH để trống. GV yêu cầu HS quan sát các thí nghiệm nêu trong phiếu học tập và điền đầy đủ thông tin vào các ô trống ® GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. ? Tính chất này được dùng làm gì? Bài tập : Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch không màu: H2O, NaOH, HCl. HS làm TN 2, nêu hiện tượng * Hoàn thành pt: 2HCl ( dd )+Zn ( r ®ZnCl2 ( dd )+H2( k ) ? Vậy axit tác dụng với kim lọai sản phẩm là gì? Lưu ý: Không phải tất cả các axit đều tác dụng được hết với tất cả các kim loại. Dung dịch axit + Kim loại mạnh ® giải phóng H2 (HCl, H2SO4 l) (Mg, Al, Zn, Fe ) HNO3, H2SO4 đ + Kim loại ® không giải phóng H2 H2SiO3 không tác dụng với kim loại. HS làm TN 3, nêu hiện tượng * Hoàn thành pt: HCl + NaOH ® ? ? Vậy axit tác dụng với bazơ sản phẩm là gì? ? Thế nào là phản ứng trung hòa? HS làm TN 4, nêu hiện tượng ? Vậy axit tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là gì? * Hoàn thành pt: HCl + CuO ® (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ,Năng lực thực hành hóa học Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN LOẠI AXIT. (3 ph) ? Cơ sở của sự phân loại các axit là gì? GV bổ sung: Dựa vào thành phần phân tử của các axit. Có 2 loại: + Axit hiđric: HCl, HBr + Axit có oxi: HNO3, H2SO4 (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ) HS đọc kỹ nội dung yêu cầu trong phiếu học tập. HS quan sát thí nghiệm, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến ® điền vào phiếu học tập ® Đại diện nhóm trình bày ® Nhóm khác bổ sung. Dùng để nhận biết dung dịch axit. -kim loại bị hòa tan, có khí thoát ra 2HCl ( dd ) + Zn ( r ) ® ZnCl2 ( dd ) + H2 ( k ) H2SO4 ( dd ) + Cu(OH)2 ( r ) ® CuSO4 ( dd ) + 2H2O ( l ) P.ứng trung hòa là p.ứng giữa axit và bazơ tạo thành muối và nước. 6HCl ( dd ) + Fe2O3 ( r ) ® 2FeCl3 ( dd ) + 3H2O ( l ) HS đọc kỹ nội dung yêu cầu trong phiếu học tập. I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT 1.Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu: Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành đỏ. 2.Tác dụng với kim loại: 3H2SO4 ( dd )+ 2Al ( r ® Al2(SO4) ( dd )+3 H2( k ) Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (Mg, Al, Fe, Zn ) tạo thành muối và giải phóng khí Hiđrô. Chú ý: HNO3, H2SO4 đ tác dụng được với nhiều kim loại, nhưng nói chung không giải phóng khí hiđro. 3.Tác dụng với bazơ: H2SO4 ( dd ) + Cu(OH)2 ( r ) ® CuSO4 ( dd ) + 2H2O ( l ) Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. 4.Tác dụng với oxit bazơ: 6HCl ( dd ) + Fe2O3 ( r ) ® 2FeCl3 ( dd ) + 3H2O ( l ) Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. 5.Ngoài ra axit còn tác dụng với muối: ( Học ở bài9 ) II.AXITMẠNH VÀ AXIT YẾU. Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H2S Hoạt động 3: Củng cố (7 ph) ? Dung dịch axit HCl không thể tác dụng được với chất nào sau đây: a. Al(OH)3 b. Cu c. Fe d. Fe3O4 ? Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận biết các lọ dung dịch không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH)2 , H2SO4. a. Phenolphtalein. c. Quỳ tím. b. Dung dịch NaOH. d. Dung dịch BaCl2. ? Khi tiến hành thí nghiệm hoá học có axit hoặc ở gia đình khi tra axit vào bình acquy xe chẳng may em bị rớt axit vào tay em phải làm như thế nào để không bị bỏng axit. - Khi bị bỏng ngoài da do axit người ta thường dùng nước vôi loãng, dung dịch natri hiđrocacbonat loãng, nước xà phòng, kem đánh răng để ngâm , rửa hoặc bôi lên vết bỏng. Nhưng để trung hoà axit do uống nhầm người ta lại thường uống nước vôi loãng hoặc nước pha lòng trắng trứng(có tính kiềm) mà không dùng dung dịch natri hiđrocacbonat. (Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống) 4.Hướng dẫn về nhà (3 ph) Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4 SGK trang 14. Nghiên cứu bài 4: “Một số axit quan trọng”. + Tìm hiểu tính chất hóa học của axit HCl và H2SO4 loãng.Viết PTHH minh họa cho axit HCl và H2SO4 loãng + H2SO4 đặc có tính chất nào? Viết PTHH minh họa. + Tìm hiểu ứng dụng của axit sunfuric . Rút kinh nghiệm Tuần 3 Tiết 06 : MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG Ng.Soạn 15/9/18 I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Biết được các tính chất , ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, axit H2SO4 loãng. H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng(tác dụng với kim loại, tính háo nước). 2. Kĩ năng: Dự đóan, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit HCl, axit H2SO4 loãng ,H2SO4 đặc tác dụng với kim loại. Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng ,H2SO4 đặc 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn khoa học,rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên. 4. Phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ,Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, Năng lực thực hành hóa học, Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống II. Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề III. Chuẩn bị của GV và HS: 1.GV: Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn. Hoá chất: dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu, Na2SO4, BaCl2, Đường. GV chuẩn bị phiếu học tập: Thí nghiệm, cách tiến hành Hiện tượng Nhận xét PTHH Thí nghiệm 1: Lấy hai ống nghiệm, mỗi ống có một lá Cu nhỏ. + Ống 1: thêm vào 2ml dung dịch H2SO4 đặc + Ống 2: thêm vào 2ml dung dịch H2SO4 loãng ® Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm. - Thí nghiệm 2: Cho một ít đường vào cốc thuỷ tinh, rồi thêm từ từ 1 – 2 ml H2SO4 đặc vào. Thí nghiệm 3: Lấy hai ống nghiệm: + Ống 1: lấy 1ml dung dịch H2SO4 + Ống 2: lấy 1ml dung dịch Na2SO4 ® Nhỏ vào mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch BaCl2. 2.HS : Chuẩn bị bài mới, sgk Phiếu học tập. HS thuộc các tính chất chung của axít. IV. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: (kiểm tra sĩ số và tác phong HS) (1 ph) 2. Kiểm tra 15 ph: Câu 1: Những chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit H2SO4? Viết PTHH xảy ra ( nếu có).Cu, Fe, Cu(OH)2, CaO, Ca(OH)2, P2O5, SO2, ZnO Câu 2: Cho 0,8 gam CuO tác dung với 30ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định chất có mặt trong dung dịch thu được sau phản ứng ? Nhúng quì tím sau phản ứng quì tím chuyển sang màu gì ? 3. Các hoạt động dạy học: Vào bài: (1 ph) Axit HCl, H2SO4 (l) là axit mạnh, vậy chúng có đầy đủ tính chất hóa học của một
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2018_201.doc