Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Ô nhiễm môi trường

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Ô nhiễm môi trường

I. Mô tả chuyên đề

1. Các bài học liên quan

- Bài 54: Ô nhiễm môi trường

 - Bài 55: Ô nhiễm môi trường

Đây là 2 bài trong chương III. Con người, dân số và môi trường của phần 2. Sinh vật và môi trường, có nội dung trình bày về ô nhiễm môi trường là gì? thấy được thực trạng về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay, các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường.

2. Mạch kiến thức của chuyên đề

 I. Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì? (tích hợp thực trạng của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay và ở trên thế giới).

 II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm (tích hợp hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương, tác nhân chủ yếu, liên hệ bản thân, hay gia đình mình, hay những người xung quanh em biết đã có những hành động chưa đúng gây ô nhiễm môi trường, tác hại gây ra của ô nhiễm môi trường, giải thích được nguyên nhân gây ra của một số trường hợp cụ thể, những nơi có vấn đề môi trường báo động, một số con số cụ thể. Liên hệ tác nhân gây ô nhiễm môi trường do chiến tranh và hậu quả nặng nề của nó).

 III. Hạn chế ô nhiễm môi trường (tích hợp vận dụng đối với bản thân, gia đình và địa phương. Liên hệ tư tưởng của Bác về vấn đề môi trường. Ý nghĩa của môi trường phát triển bền vững không ô nhiễm. Liên hệ nhà văn thơ nói về giá trị của môi trường. Liên hệ bản thân là người học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường sẽ có những hành động hay giải pháp gì hiện tại và tương lai góp phần cùng với cộng đồng để cải thiện môi trường hiệu quả, liên hệ ý nghĩa nhân văn nhận loại vi hòa bình bảo vệ môi trường sống).

3. Thời lượng: 02 tiết trên lớp và thời gian HS chuẩn bị ở nhà.

 

doc 9 trang hapham91 5210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mô tả chuyên đề
1. Các bài học liên quan
- Bài 54: Ô nhiễm môi trường
	- Bài 55: Ô nhiễm môi trường
Đây là 2 bài trong chương III. Con người, dân số và môi trường của phần 2. Sinh vật và môi trường, có nội dung trình bày về ô nhiễm môi trường là gì? thấy được thực trạng về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay, các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
 I. Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì? (tích hợp thực trạng của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay và ở trên thế giới).
 II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm (tích hợp hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương, tác nhân chủ yếu, liên hệ bản thân, hay gia đình mình, hay những người xung quanh em biết đã có những hành động chưa đúng gây ô nhiễm môi trường, tác hại gây ra của ô nhiễm môi trường, giải thích được nguyên nhân gây ra của một số trường hợp cụ thể, những nơi có vấn đề môi trường báo động, một số con số cụ thể. Liên hệ tác nhân gây ô nhiễm môi trường do chiến tranh và hậu quả nặng nề của nó). 
 III. Hạn chế ô nhiễm môi trường (tích hợp vận dụng đối với bản thân, gia đình và địa phương. Liên hệ tư tưởng của Bác về vấn đề môi trường. Ý nghĩa của môi trường phát triển bền vững không ô nhiễm. Liên hệ nhà văn thơ nói về giá trị của môi trường. Liên hệ bản thân là người học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường sẽ có những hành động hay giải pháp gì hiện tại và tương lai góp phần cùng với cộng đồng để cải thiện môi trường hiệu quả, liên hệ ý nghĩa nhân văn nhận loại vi hòa bình bảo vệ môi trường sống).
3. Thời lượng: 02 tiết trên lớp và thời gian HS chuẩn bị ở nhà.
II. Mục tiêu
1. Nhận biết:
 - Nắm được ô nhiễm môi trường là gì? 
 - Nhận biết được bối cảnh thực trạng môi trường hiện nay ở nước ta và trên trái đất.
 - Nhận biết được các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra từ những tác nhân trên và một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các tác nhân đó gây ra.
2. Thông hiểu:
 - Hiểu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững.
 - Hiểu được giá trị của môi trường không ô nhiễm.
 - Hiểu được ý nghĩa nhân văn nhận loại vi hòa bình bảo vệ môi trường sống.
3. Vận dụng thấp
 - Xác định được một số dấu hiệu của hiện tượng ô nhiễm môi trường. 
 - Xác định được tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở một địa điểm cụ thể và tác hại của nó.
4. Vận dụng cao
 - Vận dụng kiến thức về ô nhiễm môi trường để biết hướng xử lí thực trạng ô nhiễm môi trường ở điạ phương.
5. Các kĩ năng/năng lực, phẩm chất hướng tới trong chủ đề.
 - Quan sát: quan sát hình và nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
 - Phân nhóm: Sắp xếp vị trí và phân nhóm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể với từng tác nhân.
 - Dự đoán: dự đoán được hậu quả xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm.
 - Tìm kiếm mối liên hệ: Giữa môi trường và con người
 - Vẽ tranh về những hành động bảo vệ môi trường.
 - Hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, vận dụng vào thực tế.
 - Hình thành phẩm chất chăm chỉ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân.
6. Định hướng nghề nghiệp 
- Qua nội dung chủ đề giáo dục hướng nghiệp phát triển nông nghiệp, công nghiệp xanh, sạch, tạo sản phẩm hữu ích bảo vệ môi trường.
III. Gợi ý tiến trình tổ chức hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG 
- Đặt vấn đề: GV cho học sinh xem video bài hát “Hãy giữ hành tinh xanh” (video bài hát kèm theo).
? Qua video bài hát em hãy cho biết video có nội dung nói về hiện tượng gì?
HS hoạt động cá nhân: Nêu được video bài hát có nội dung nói về hiện tượng ô nhiễm môi trường.
- Giáo viên: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ở ngay chính địa phương mình, trên các phương tiện truyền thông..... Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ...
 Vậy, để các em hiểu rõ hơn về ô nhiễm môi trường, tác nhân, tác hại và cách khắc phục để phát triển môi trường bền vững. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chuyên đề: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung 1: Ô nhiễm môi trường là gì?
? Hoàn thành phiếu học tập số 1 trong 3 phút theo nhóm 4 bạn.
Phiếu bài tập số 1 (Thời gian: 3 phút)
 Câu hỏi chủ chốt: 
 Câu 1: Vẽ tranh về hiện tượng ô nhiễm môi trường, ví dụ, liên hệ thực tế địa phương.
 Câu 2. Lấy ví dụ minh họa cho các trường hợp sau:
- Chất thải từ nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
- Về mạch nước ngầm bị ô nhiễm
- Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm
- GV chữa lần lượt các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1
- GV trình chiếu kết quả của một số nhóm HS, một số nhóm khác nhận xét. 
- Tranh có thể vẽ.
- 
- GV: Ô nhiễm môi trường là gì? liên hệ thực tế địa phương?
- GV: chốt lại kiến thức.
GV: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? ví dụ?
HS trả lời: Do 2 nguyên nhân là: 
+ Do hoạt động của con người, VD: đốt cháy nhiên liệu, thải rác bừa bãi...
+ Do tự nhiên, VD: núi lửa, thiên tai..... 
Nội dung 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm HS trình diễn, sắm vai nói về tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của nó (đã dặn chuẩn bị từ giờ trước).
- GV yêu cầu hoàn thành phiếu bài tập số 2, phân cho các nhóm lần lượt hoàn thành.
Phiếu bài tập số 2
Câu hỏi chủ chốt: 	
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết tranh nào môi trường bị ô nhiễm?
Câu 2. Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau, củ, quả ? 
Câu 3. Mô tả con đường phát tán hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường?
Câu 4. Bạn A trực lớp nhưng đi muộn nên vội vàng quét lớp và xóa bảng khi trống vào lớp, trong lớp rất nhiều bụi. Bạn B bảo bạn A lần sau phải đi sớm hơn để quét lớp chứ nếu như thế này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả lớp. Bạn A trả lời: miễn trực nhật xong trước khi trống vào lớp là được. Hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề trên.
Câu 5: Vì sao xung quanh các nhà máy người ta thường trồng nhiều cây xanh ?
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu như hiện nay ?
Câu 6. Sau thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ chất phóng xạ. Theo em sự kiện này gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ?
Câu 8. Giải thích vì sao sau lũ lụt thường xuất hiện nhiều dịch bệnh ?
- Chữa lần lượt các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 2. 
- Kể những hành động chưa đúng mà em biết gây ô nhiễm môi trương?
 - Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại đến sức khỏe của con người?
Cho biết mốc thời gian các cường quốc đế quốc xâm chiếm nước ta và những tác nhân của các cuộc chiến tranh đó đã gây ô nhiễm môi trường? Chỉ trên bản đồ những địa danh chịu ảnh hưởng nặng nề và hậu quả của nó mang lại? ví dụ?
TL: Thời kì Pháp thuộc: 1858 - 1945
 Thời kì Nhật thuộc: 1940 - 1945
 Thời kì kháng chiến chống Pháp: 1945 - 1954
 Thời kì kháng chiến chống Mỹ: 1955 - 1975
- Tác nhân gây ô nhiễm môi trường do chiến tranh:
+ Rừng bị thu hẹp.
+ Đói nghèo, bệnh tật.
+ Khai thác tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm môi trường.
+ Chất độc hóa học do chiến tranh gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Mỹ đã rải loại chất độc mà hàng trăm năm sau người Việt Nam 
vẫn phải gánh chịu hậu quả của nó
 Đây được xem là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người do đế quốc Mỹ tiến hành tại Việt Nam.
- Địa danh chịu ảnh hưởng lớn của chiến tranh (chất độc da cam): Miền Nam Việt Nam: Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế ...
- Hậu quả để lại: 
+ Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
+ Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
Nạn nhân da cam
?Con số lượng rừng Việt Nam bị thu hẹp do chiến tranh?
TL: Trước năm 1945 độ che phủ khoảng 50%, năm 1945 còn 43,8%, nằm 1975 chỉ còn 29,1%.
? Chúng ta cần làm gì giúp xoa dịu bớt nỗi đau da cam?
TL: Tích cực học tập, lao động. Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Hành động lên tiếng đấu ttranh vì hòa bình.
 -> Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường và tác hại của nó?
GV: Tổng kết bằng sơ đồ duy.
GV: Tổng kết số liệu về chất độc hại thải vào môi trường hằng năm ở Viết Nam và trên thế giới, con số về diễn biến môi trường và tác hại cơ bản của diễn biến đó bằng video (video kèm theo). 
- Giao Phiếu bài tập số 3 cho HS và yêu cầu HS về nhà làm.
Phiếu bài tập số 3 (thực hiện ở nhà)
Câu 1: Cách khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung và ở địa phương em nói riêng? Ý nghĩa của môi trường phát triển bền vững không ô nhiễm?
Câu 2: Liên hệ bản thân là người học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường sẽ có những hành động hay giải pháp gì hiện tại và tương lai góp phần cùng với cộng đồng để cải thiện môi trường hiệu quả? 
Câu 3: Vẽ tranh hình về môi trường xanh, sạch, đẹp?
Câu 4: Liên hệ ý nghĩa nhân văn nhận loại vi hòa bình bảo vệ môi trường sống?
Nội dung 3: Hạn chế ô nhiễm môi trường (tiết 2)
? Bác Hồ đã có những câu nói bất hủ gì nói về nhiệm của chúng ta với thiên nhiên, với quê hương đất nước? 
TL: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, ..”
“Vì lợi ích mười năm trồng cây” ...
Vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ lâu đã được con người cảm nhận và được đi vào thơ ca, hội họa, kể một số bài thơ, bài văn, câu ca, tác phẩm hội họa nói về vẻ đẹp của môi trường tự nhiên? 
TL: “Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải; Non nước hữu tình, tranh Đông Hồ, phong cảnh...”. Sử dụng đáp án bằng video bài thơ, bài hát cho học sinh nghe.
Câu 1: Vì sao chúng ta phải tích cực bảo vệ cây xanh và tăng cường trồng cây gây rừng ?
Câu 2: Giải thích vì sao không nên chặt phá rừng bừa bãi rừng đầu nguồn?
- Chữa phiếu học tập số 3.
? Liên hệ cho biết tư tưởng của Bác về vấn đề môi trương?
TL: Sinh thời Bác rất quan tâm đến vấn đề môi trường, Bác đã thấy được sự phát triển bền vững của đất nước phải gắn chặt với môi trường, Bác đã có lời kêu gọi cả nước cùng bảo vệ môi trương. 
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 Khi Bác chuẩn bị mất, Bác cũng để lại di chúc nói về ý nghĩa lớn lao của việc bảo vệ môi trường, giáo dục cho thế hệ chúng ta là:
 Bản Di chúc đã công bố năm 1969 đoạn viết: Về việc riêng, bản viết năm 1968 Bác đã nhắc lại yêu cầu được hỏa táng và chôn cất ngắn gọn như sau: Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn. Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoach trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp, môi trường. Cây trồng thì phải sống. 
? Tự nhận thức về ý thức của bản thân trước vấn đề môi trường theo quan điểm của Bác?
- Làm hoàn thành bảng SGK phần này.
- HS trả lời.
? Nêu biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường ? 
g Trên cơ sở đó chốt kiến thức về biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Nội dung hoàn thành bảng.
GV chốt bài hát “Chung tay bảo vệ môi trường”
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Vẽ sơ đồ tư duy về ô nhiễm môi trường.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG & TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tiến hành quan sát và điều tra mức độ ô nhiễm môi trường ở nơi ở, tác nhân gây ô nhiễm, tác động của con người tới môi trường và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố môi trường trên. 
- Phân tích xu hướng phát triển của lịch sử và hậu quả tất yếu ảnh hưởng tới môi trường do su hướng đó. Xây dựng phương án cho môi trường của su hướng trên.
HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT - ĐÁNH GIÁ.
 ? Hùng biện về ô nhiễm môi trường? 
- Giao Phiếu bài tập số 4 cho HS và yêu cầu HS về nhà làm.
Phiếu bài tập số 4 (thực hiện ở nhà)
Bài 1(Nhóm 1) Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí thông qua Internet, sách, báo và viết bài thuyết trình
Bài 2(Nhóm 2) Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hoàn thành bài dưới dạng vi deo, ảnh.
Bài 3(Nhóm 3) Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hoàn thành bài dưới dạng vẽ tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chuyen_de_o_nhiem_moi_truong.doc