Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 44+45: Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến thế

Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 44+45: Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến thế

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Lập được công thức tính năng lượng hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện.

- Hiểu được 2 cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây.

- Hiểu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được quấn quanh 1 lõi sắt chung

- Hiểu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo CT :

- Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện 1 chiều không đổi.

2. Kĩ năng:

- Tổng hợp kiến thức đã học để đi đến kiến thức mới.

3. Thái độ:

- Hợp tác trong học tập

- Yêu thích môn học.

- Nghiêm túc, tích cực, say mê tìm hiểu.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tính toán

 

docx 13 trang hapham91 4110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 44+45: Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 44, 45
CHỦ ĐỀ: TRUYỀN TẢI ĐIỆNNĂNG ĐI XA – MÁY BIẾN THẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Lập được công thức tính năng lượng hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện.
- Hiểu được 2 cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây.
- Hiểu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được quấn quanh 1 lõi sắt chung
- Hiểu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo CT : 
- Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện 1 chiều không đổi.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức đã học để đi đến kiến thức mới.
3. Thái độ:
- Hợp tác trong học tập
- Yêu thích môn học.
- Nghiêm túc, tích cực, say mê tìm hiểu.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ đề/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tìm hiểu nguyên nhân gây hao phí điện năng trên đường dây truyền tải và lập công thức tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện(Php) theo P, U và R. Nêu các cách giảm công suất hao phí và chọn cách tối ưu nhất
[NB1]Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây
 [TH1]: Truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn có nhiều thuận lợi hơn so với việc vận tải các nhiên liệu khác như than đá, dầu lửa, Tuy nhiên việc dùng dây dẫn để truyển tải điện năng đi xa sẽ có một phần điện năng bị hao phí do toả nhiệt trên dây dẫn.
[TH2]: Công thức tính công suất hao phí :
- Biện pháp để làm giảm hao phí trên đường dây tải điện thường dùng là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện.
Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế
 [NB2]:Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đó là phần điện năng hao phí.
 [TH3]: Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến áp thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
[TH4]: Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy biến áp bằng tỉ số giữa số vòng dây của các cuộn dây đó: 
Khi hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1>U2) ta có máy hạ thế, còn khi U1<U2 ta có máy tăng thế.
 [VD1]: Vận dụng công thức 
Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
[NB3] Máy biến thế gồm 2 bộ phận chính. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Một lõi thép dùng chung cho cả hai cuộn dây.Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều
 [VD2]: Vận dụng công thức để tính hiệu điện thế hay số vòng dây của máy biến áp, khi biết trước ba trong bốn giá trị trong công thức.
[VDC1]: Nêu được một số ứng dụng của máy biến áp trong đời sống hàng ngày thường gặp
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nhận biết:
Câu 1.1: Từ công thức em hãy phát biểu thành lời cách tính công suất hao phí [NB1]
Câu 1.2: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn, có một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đó là phần điện năng có ích hay hao phí? [NB2]
Câu 1.3: Em hãy cho biết cấu tạo và công dụng của máy biến thế? [NB3]
2. Thông hiểu:
Câu 2.1: Viết công thức tính công suất? [TH1]
Câu 2.2: Làm cách nào giảm được công suất hao phí? [TH2]
Câu 2.3: Cách nào giảm công suất hao phí tối ưu nhất? Vì sao? [TH3]
Câu 2.4: Nêu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? [TH4]
Câu 2.6:Xác định công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây của cuộn sơ cấp (U1,n1) và cuộn thứ cấp (U2,n2) [TH6]
A. U1U2=n2n1 B. U1n2=U2n1 C. U1U2=n1n2 D. U1n1=U2n2
3. Vận dụng:
Câu 3.1: Để truyền tải cùng một công suất đi xa, muốn giảm công suất hao phí đi 4 lần thì cần tăng hay giảm hiệu điện thế mấy lần? [VD1]
A. tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên 4 lần
B. giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây đi 4 lần
C. tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên 2 lần
D. giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây đi 2 lần 
Câu 3.2: Trên cùng một đường dây cần tải đi một công suất điện xác định dưới 
một hiệu điện thế xác định, nếu dùng đường kính dây dẫn có tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi thế nào? [VD2]
A. Tăng lên hai lần B. Tăng lên bốn lần
C. Giảm đi hai lần D. Giảm đi bốn lần 
Câu 3.3: Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng bằng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100 km và hiệu điện thế ở hai đầu đường dây là 100 kV. Đường dây thứ hai có chiều dài 200 km và hiệu điện thế ở hai đầu đường dây là 200 kV. Công suất hao phí do tỏa nhiệt Php1 và Php2 của hai dây có mối liên hệ là: [VD3]
A. Php1=Php2 B. Php1=2Php2 C. Php1=4Php2 D. 2Php1=Php2
Câu 3.4Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 8400 vòng, cuộn thứ cấp là 16800 vòng. Biết hiệu điện thế hai đầu của cuộn sơ cấp là 110 V? [VD4]
a) Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp?
b) Máy biến thế này là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao?
Câu 3.5: Người ta muốn truyền tải một công suất điện 66000 W từ nhà máy thủy điện đến một khu dân cư cách nhà máy 65 km. Biết cứ 1km dây dẫn có điện trở là 0,5W.
a.Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 25000V. Tính công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây.
b. Nếu cứ để hiệu điện thế hai đầu đoạn dây tải điện là 220V mà truyền đi thì công suất tỏa nhiệt trên đường dây là bao nhiêu? So sánh công suất hao phí trong hai trường hợp trên,từ đó rút ra nhận xét ? [VD5]
Câu 3.6 :Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là: 3300 vòng và 150 vòng. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V [VD6]
Câu 3.7: Máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế là 110V.
a. Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp?
b. Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100 W. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp và sơ cấp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây? [VDC7]
4. Vận dụng cao: 
Câu 4.1:Xác định vị trí các máy hạ áp và máy tăng áp trong sơ đồ truyền tải điện năng trong hình sgk [VDC1]
Câu 4.2: Sạc điện thoại có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng 
điện một chiều không? Tại sao? [VDC2]
Câu 4.3: Sạc điện thoại có nhiệm vụ biến đổi hiệu điện thế không? Tại sao? [VDC3]
Câu 4.4:Tìm hiểu về máy biến áp tự ngẫu và trả lời các câu hỏi sau: 
a. Có thể áp dụng U1U2 = n1n2 cho loại biến áp này không? [VDC4]
b. Loại biến áp này là máy tăng áp hay hạ áp? [VDC5]
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
Tìm hiểu nguyên nhân gây hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điệnvà lập công thức tính năng lượng hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện(Php) theo P, U và R. Nêu các cách giảm công suất hao phí và chọn cách tối ưu nhất
 Nhóm
20 phút
 Tiết 1
 Phiếu học tập
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến thế
Nhóm
25 phút
Tiết 1
- hình máy biến thế
- 1 máy biến thế nhỏ.
- 1 nguồn điện xoay chiều 0 - 12V
	- 1 vôn kế xoay chiều 
- sơ đồ mạch điện như thí nghiệm sgk trang 106
- Phiếu học tập
 Tìm hiểu tác dụng biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
 Nhóm
 25 phút
 Tiết 2 
 - 1 máy biến thế nhỏ.
- 1 nguồn điện xoay chiều 0 - 12V
	- 1 vôn kế xoay chiều 
- sơ đồ mạch điện như thí nghiệm sgk trang 106
- Phiếu học tập
Ứng dụng
Nhóm/cá nhân
60 phút
Tiết 2,3
Hình
Phiếu bài tập
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC
TIẾT 44
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài (5 phút)
1. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: trả lời câu hỏi
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Tại sao điện năng sau khi được sản xuất ở nhà máy thủy điện Hòa Bình lại được tăng hiệu điện thế lên 500 kV, trong khi hiệu điện thế sử dụng trong các hộ gia đình chỉ có 220V?
Thiết bị nào giúp ta tăng và giảm hiệu điện thế? Thiết bị này được sử dụng như thế nào trong đời sống và kĩ thuật? -> Bài mới.
Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình
Cần tăng hiệu điện thế lên 500kV để giảm hao phí khi truyền tải điện năng.
Thiết bị giúp ta tăng và giảm hiệu điện thế là máy biến áp. Thiết bị này được sử dụng rất phổ biến trong đời sống và kĩ thuật.
Giới thiệu bài học
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 40’
1.Mục tiêu: 
-Lập được công thức tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện.
-Hiểu được 2 cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây.
-Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế, tác dụng biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế qua hoạt động hí nghiệm
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, làm thí nghiệm,..
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
ND1: Tìm hiểu nguyên nhân gây hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điệnvà lập công thức tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện(Php) theo P, U và R. Nêu các cách giảm công suất hao phí và chọn cách tối ưu nhất
- Giáo viên đặt câu hỏi
Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn, có một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đó là phần điện năng có ích hay hao phí?[NB2]
-Yêu cầu học sinh kết luận lại rồi ghi vào vở: 
( Có thể làm phiếu học tập rồi cho học sinh điền vào chỗ trống: Khi truyền tải điện năng đi xa có phần điện năng hao phí do hiện tượng .trên đường dây.)
-Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên:
-Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đó là phần điện năng hao phí.
- Học sinh phân nhóm.
- Các nhóm quan sát và lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi:
1/ - Trả lời [VD1]
Từ đó hãy lập công thức tính công suất hao phí?
2/Thực hiện [NB1]
3/ Làm cách nào giảm được công suất hao phí?[TH2]
4/ Cách nào giảm công suất hao phí tối ưu nhất? Vì sao?[TH3]
-Các nhóm tiến hành thảo luận.
-Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
1/ Công thức tính công suất hao phí:
2/ Từ công thức trên nhận thấy để giảm công suất hao phí có 2 cách:
Cách 1: Giảm R
Cách 2: Tăng U bằng cách dùng máy biến thế
3/ Khi tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây tải lên n lần thì công suất hao phí sẽ giảm n2 lần.
Mặt khác: 
-không thể giảm vì bạc <đồng mà bạc đắt hơn đồng
-không thể giảm vì là khoảng cách từ đầu dây tải đến nơi tiêu thụ
-không thể tăng S vì dây sẽ to, nặng 
- Đưa ra thống nhất chung:
Cách tốt nhất để giảm hao phí điện năng là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế.
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Bước 4. Đánh giá kết quả:
ND2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế 
1/ Cấu tạo của máy biến thế:
Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ mô tả các bộ phận chính của máy biến thế (Hình 51.1) và hoàn thành kết luận sau:
Máy biến thế gồm ... bộ phận chính. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây ..., đặt cách điện với nhau. Một lõi ... dùng chung cho cả hai cuộn dây.[NB3]
2/ Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế:
-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh làm thí nghiệm như sgk trang 106
-Hoàn thành các kết luận sau:
-Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế một chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn dây thứ cấp ....
-Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn dây thứ cấp ....
-Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn thứ cấp ...
-Từ kết quả thí nghiệm và các kiến thức đã học, hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.[TH4]
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu.
- Các nhóm quan sát và lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành quan sát, thảo luận.
 - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, thảo luận.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
- Đưa ra thống nhât chung.
1/Cấu tạo của máy biến thế:
Máy biến thế gồm 2 bộ phận chính. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau. Một lõi thép dùng chung cho cả hai cuộn dây.
2/ Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế:
+Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế một chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn thứ cấp không sáng.
+Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn thứ cấp phát sáng.
+Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng là hiệu điện thế xoay chiều.
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Bước 4. Đánh giá kết quả:
ND3: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
- Giáo viên đưa ra thống nhất .
+Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều
+Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn
 U1U2 = n1n2
+Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp ta có máy hạ thế. Còn khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp ta có máy tăng thế.
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
TIẾT 45
Hoạt động 3. Luyện tập (20 phút)
1. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: trả lời câu hỏi
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Gíao viên tổ chức thảo luận lớp nhận xét, kết luận.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: Gợi ý cách giải: 
a) thế số vào công thức sau : 
 b) So sánh n2, n1 
- Học sinh lên bảng chữa bài.
- Lớp thảo luận nhận xét, kết luận.
- Học sinh chép câu trả lời vào vở
Trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1:Xác định công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây của cuộn sơ cấp (U1,n1) và cuộn thứ cấp (U2,n2) [TH6]
A. U1U2=n2n1
B. U1n2=U2n1
C. U1U2=n1n2
D. U1n1=U2n2
Câu 2: Để truyền tải cùng một công suất đi xa, muốn giảm công suất hao phí đi 4 lần thì cần [VD1]
A. tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên 4 lần
B. giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây đi 4 lần
C. tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên 2 lần
D. giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây đi 2 lần
Câu 3: Trên cùng một đường dây cần tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng đường kính dây dẫn có tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi thế nào?[VD2]
A. Tăng lên hai lần
B. Tăng lên bốn lần
C. Giảm đi hai lần
D. Giảm đi bốn lần 
Câu 4: Có hai đường dây tải điện tải đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng bằng một chất. Đường dây thứ nhất có chiều dài 100 km và hiệu điện thế ở hai đầu đường dây là 100 kV. Đường dây thứ hai có chiều dài 200 km và hiệu điện thế ở hai đầu đường dây là 200 kV. Công suất hao phí do tỏa nhiệt Php1 và Php2 của hai dây có mối liên hệ là: [VD3]
A. Php1=Php2
B. Php1=2Php2
C. Php1=4Php2
D. 2Php1=Php2
Câu 5: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 8400 vòng, cuộn thứ cấp là 16800 vòng. Biết hiệu điện thế hai đầu của cuộn sơ cấp là 110 V?
a) Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp?
b) Máy biến thế này là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao? [VD4]
Hoạt động 4. Vận dụng (23 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập để khắc sâu kiến thức
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh trả lời câu hỏi vận dụng 
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Gíao viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Gíao viên tổ chức thảo luận lớp nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu đề bài
- Hãy tóm tắt bài trên ?
- Hướng dẫn : Với bài tập trên chúng ta sẽ vận dụng đơn vị kiến thức nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa hiệu điện thế của hai đầu mỗi cuộn dây và số vòng dây của mỗi cuộn.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2, HS dưới lớp làm vào vở .
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.Sau đó dưới lớp cùng tham gia nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét và chuẩn hóa bài làm cho HS.
- Yêu cầu HS nghiên cứu và tóm tắt đề bài
-GV hướng dẫn , gợi ý học sinh làm bài tập 3 theo các ý:
a) Từ biểu thức
U1U2=n1n2→U2=U1n2n1
b) áp dụng hệ thức: Do hao phí không đáng kể, nên công suất ở hai mạch bằng nhau: 
U1 I1 = U2 I2
®
- Theo dõi quan sát hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài
- Học sinh lên bảng chữa bài.
- Lớp thảo luận nhận xét, kết luận.
- Học sinh chép câu trả lời vào vở
Nghiên cứu đề bài
- Một HS đứng dậy tóm tắt
- Suy nghĩ trả lời
- HS lên bảng làm bài tập
- Nhận xét bài làm của bạn
- Theo hỏi và hoàn thiện bài tập
- Tóm tắt đề bài
- Theo dõi hướng dẫn của GV
- Cá nhân mỗi học sinh hoàn thành bài tập
Câu 1: Tìm hiểu về hoạt động của sạc điện thoại và trả lời các câu hỏi sau:
Sạc điện thoại có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều không? Tại sao?[VDC 2]
Sạc điện thoại có nhiệm vụ biến đổi hiệu điện thế không? Tại sao? [VDC3]
Câu 2
Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là: 3300 vòng và 150 vòng. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V.[VD6]
Câu 3 Máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế là 110V. [VD7]
a. Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp?
b. Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100 W. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp và sơ cấp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây?
3. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về nam châm từ, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều và máy biến thế.
VI. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_ly_lop_9_tiet_4445_truyen_tai_dien_nang_di_x.docx