Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 13+14: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- Trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
- Xác định được số hiệu nguyên tử, chu kì, nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn
* Học sinh Khá Giỏi
- Bước đầu hiểu được sự biến thiên trong bảng tuần hoàn
2. Kĩ năng
- Đọc bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: tìm hiểu kiến thức bài học
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Hình thành kiến thức – 20p
HĐ 1. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng HTTH– 15p
- MT: HS biết nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Ngày giảng: 9C,D:23/11 9B:24/11 9A:25/11 Tiết 13. Bài 4. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm. - Xác định được số hiệu nguyên tử, chu kì, nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn * Học sinh Khá Giỏi - Bước đầu hiểu được sự biến thiên trong bảng tuần hoàn 2. Kĩ năng - Đọc bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh: tìm hiểu kiến thức bài học III. Tổ chức dạy - học Ổn định lớp – 1p 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Hình thành kiến thức – 20p HĐ 1. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng HTTH– 15p - MT: HS biết nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng hệ thống tuần hoàn, trả lời câu hỏi: Dựa vào thông tin SHD em hãy cho biết bảng HTTH được sắp xếp theo nguyên tắc nào? - HS hđ nhóm 5p đọc thông tin -> báo cáo, chia sẻ. - GV nhận xét, bổ sung. 1. Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng HTTH - Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử - Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng bằng nhau xếp thành 1 cột (nhóm) - Các nguyên tố có số lớp electron bằng nhau xếp thành 1 hàng (chu kì). HĐ 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn – 15p - MT: HS biết cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và nhóm. Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV y/c HS hoạt động nhóm 5p thảo luận, trả lời câu hỏi: ? Quan sát ô nguyên tố sau và điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp. Cụm từ: số hiệu, kí hiệu, nguyên tố, hạt nhân. Ô nguyên tố cho biết: ..................... nguyên tử, ................. hóa học, tên ..................... và ...................... khối của .............. đó. ................... nguyên tử (kí hiệu là Z) có số trị bằng số đơn vị điện tích ................ (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử) và là số thứ tự của ............... trong bảng tuần hoàn. - HS báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, chốt kiến thức 1. Ô nguyên tố - Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và nguyên tử khối của nguyên tố đó. - Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) có số trị bằng số đơn vị điện tích nguyên tử (bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử) và là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 4. Luyện tập – củng cố (10p) - GV y/c HS viết các thông tin mà em biết ở các ô nguyên tố: 2, 10, 11, 13, 16, 20. - HS hđ cá nhân hoàn thành bài tập vào vở -> báo cáo, chia sẻ. - GV n/xét, bổ sung. 5. Hướng dẫn về nhà – 3p * Học bài cũ: Làm bài tập 2,3 SHD. * Soạn bài mới: Xem trước phần 2: chu kì và nhóm nguyên tố. ---------------------------------- Ngày soạn: 28/11/2020 Ngày giảng: 9C,D: 30/11, 9B: 01/12, 9A: 02/12 Tiết 14. Bài 4. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm. - Xác định được số hiệu nguyên tử, chu kì, nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn * Học sinh Khá Giỏi - Bước đầu hiểu được sự biến thiên trong bảng tuần hoàn 2. Kĩ năng - Đọc bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh: tìm hiểu kiến thức bài học III. Tổ chức dạy - học Ổn định lớp – 1p 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Hình thành kiến thức – 20p HĐ 1. Cấu tạo bảng tuần hoàn – 15p - MT: HS biết cấu tạo của bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và nhóm. Hoạt động dạy – học Nội dung bài - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (5’) thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong một chu kì. 2. Quan sát bảng dưới đây và cho biết chu khì 2 và chu kì 3 gồm những nguyên tố nào? - HS thảo luận nhóm -> báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, đánh giá - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp 5 phút, thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm I,II, VII. 2. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố cho dưới đây và cho biết các nguyên tố đó thuộc nhóm nào? - HS báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, đánh giá 2. Chu kì - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong một chu kì:những nguyên tố có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần - Chu kì 2: Liti, Beri, Bo, Cacbon, Nito, Oxi, Flo, Neon - Chu kì 3: Natri, Magie, Nhôm, Silic, Photpho, Lưu huỳnh, Clo, Agon 3. Nhóm - Các nguyên tố nhóm I có 1 electron lớp ngoài cùng gồm: hidro, liti, natri, kali, rubidi, xesi, franxi. - Các nguyên tố nhóm II có 2 electron lớp ngoài cùng gồm: beri, magie, canxi, stronti, bari, radi. - Các nguyên tố nhóm VII có 7 electron lớp ngoài cùng gồm: flo, clo, brom, iot, poloni. 4. Luyện tập – củng cố (10p) - GV yêu cầu HS làm bài tập 3: Bài 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo trật tự tính phi kim tăng dần: F (Z=9), N (Z=7), O (Z=8), P (Z=15). Giải thích - HS hđ cá nhân hoàn thành bài tập vào vở -> báo cáo, chia sẻ. - GV n/xét, bổ sung. 5. Hướng dẫn về nhà – 3p * Học bài cũ: Làm bài tập 4,5 SHD. * Soạn bài mới: Ôn tập hóa vô cơ. ----------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_1314_so_luoc_ve_bang_he_thong_tua.docx