Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 36: Kiểm tra chât lượng học kỳ I

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 36: Kiểm tra chât lượng học kỳ I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh nắm được:

 a) Chủ đề 1: Mối quan hệ các loại hợp chất vô cơ

 b) Chủ đề 2: Tính chất hóa học của kim loại.

 c) Chủ đề 3: Tính chất hoá học của phi kim

2. Kĩ năng:

 - Viết phương trình hoá học.

 - Nêu được ứng dụng của kim loại và một số phi kim.

 - Vận dụng tốt công thức tính nồng độ C%.

 - Vận dụng các công thức biến đổi để tính bài toán theo PTHH.

3.Thái độ :

 -Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.

 - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.

 - Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc khoa học.

4. Năng lực, phẩm chất.

 - Năng lực tự học

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV: Ma trận, đề thi, giấy thi.

2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị cho bài thi.

III. HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Kết hợp 2 hình thức(30% trắc nghiệm & 70% tự luận).

- Học sinh làm bài trên lớp

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

* Kiểm tra. Sĩ số : Tổng số. Vắng.

 

docx 5 trang hapham91 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 36: Kiểm tra chât lượng học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:.............................
Tiết : 36
	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1	
Môn: Hóc học 9
Thời gian làm bài: 45’
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được:
 a) Chủ đề 1: Mối quan hệ các loại hợp chất vô cơ
 b) Chủ đề 2: Tính chất hóa học của kim loại.
 c) Chủ đề 3: Tính chất hoá học của phi kim
2. Kĩ năng:
 - Viết phương trình hoá học.
 - Nêu được ứng dụng của kim loại và một số phi kim.
 - Vận dụng tốt công thức tính nồng độ C%.
 - Vận dụng các công thức biến đổi để tính bài toán theo PTHH.
3.Thái độ :
 -Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
 - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
 - Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc khoa học.
4. Năng lực, phẩm chất.
	- Năng lực tự học
	- Năng lực giải quyết vấn đề
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của GV: Ma trận, đề thi, giấy thi.	
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị cho bài thi.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Kết hợp 2 hình thức(30% trắc nghiệm & 70% tự luận).
Học sinh làm bài trên lớp
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
* Kiểm tra. Sĩ số : Tổng số............... Vắng..........
* THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Oxit
Biết được tính chất hoá học của Oxit
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
3 ( 1, 2, 3)
0,75
7,5 
3
0,75
7,5
Axit
Biết được tính chất hoá học của Oxit
Phân biệt được H2SO4
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
1 ( 4 )
0,25
2,5
1 (5)
0,25
2,5
2
0,5
5
Bazơ
Biết được tính chất hoá học của Bazơ
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
1 ( 6)
0,25
2,5
1
0,25
2,5
Muối
Phân biệt được 2 muối
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
1( 7)
0,25
2,5
1
0,25
2,5
Kim loại
Biết được ứng dụng của kim loại dựa vào tính chất vật lí
Hiểu được dãy HĐHH, tính chất hoá học của kim loại
Tính được thành phần % của hỗn hợp 2 kim loại 
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
1 ( 8)
0,25
2,5
4( 9,10,11,12)
1
10
1 ( 3)
3
30
6
4,25
42,5
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất hữu cơ
Phân biệt một số hợp chất hữu cơ
Viết PTHH biểu diễn chuỗi phản ứng
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
1 ( 2)
1,5
15
1( 1)
2,5 
25 
2
4
40
Tổng
số câu
số điểm
Tỉ lệ %
6 
1,5
15
1
1,5
15
6
1,5
15
1
2,5
25
1
3
30
15
10
100
* ĐỀ BÀI RA THEO MA TRẬN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ )
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO,	B. BaO,	C. Na2O	D. SO3.
Câu 2: Oxit lưỡng tính là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2,	B. Na2O.	C. SO2,	D. P2O5
Câu 4:Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3 , CO2 . 
B. K2O, P2O5, CaO. 
C. BaO, SO3, P2O5.
D. CaO, BaO, Na2O.
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
A. K2SO4 B. Ba(OH)2 C. NaCl D. NaNO3
Câu 6. Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:
A. Làm quỳ tím hoá xanh 	
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước 	
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối nào trong mỗi cặp chất sau:
A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3 B Na2SO4 và K2SO4
C. Na2SO4 và BaCl2 D. Na2CO3 và K3PO4
Câu 8: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:
A. Ag, Cu. B. Au, Pt. C . Au, Al. D. Ag, Al.
Câu 9: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là:
A. Đồng 	B. Lưu huỳnh	C. Kẽm 	D. Thuỷ ngân 
Câu 10: Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:
A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội.	
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.	
C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.	
D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.
Câu 11: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với?
Dung dịch NaOH dư
Dung dịch H2SO4 loãng
Dung dịch HCl dư
Dung dịch HNO3 loãng . 
Câu 12: Nhôm phản ứng được với :
Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.
Khí clo, axit, oxit bazo, khí hidro.
Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm
Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:( 2,5đ) Hoàn thành chuçi phản ứng hóa học sau?
	FeFeCl3	Fe(OH)3Fe2O3Fe2(SO4)3FeCl3
Câu 2: (1,5đ) 
Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.
Câu 3: (3đ) 
Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc)
Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
* HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ)
 Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
B
D
B
C
A
B
C
C
A
A
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ)
Câu 1: Mổi phương trình đúng 0,5đ
(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2FeCl3 
Câu 2: Trích mẫu thử, đánh số thứ tự.
Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím chuyển màu xanh là NaOH. 0,5 đ
Nhận biết 2 muối bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là Na2SO4, còn lại là NaCl. 0,5 đ
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl 0,5 đ
Câu 3: 
nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 0,5 đ
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,5đ
Theo PT 1 mol : 1 mol
Theo đb 0,3 mol :	 0,3 mol 0,5đ
mFe = 0,3.56 = 16,8 g 0,5đ
%Fe = 16,8x100 : 30 = 56 % 0,5đ
%Cu = 100 – 56 = 44% 0,5đ
* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	 - Về nhà chuẩn bị trước bài mới “Axit cacbonic và muối cacbonat”
Khâu Tinh, ngày ... tháng ... năm 2020
NGƯỜI RA ĐỀ
Mông Văn Đại
Khâu Tinh, ngày ... tháng ... năm 2020
TỔ CHUYÊN MÔN
Trịnh Hữu Mạnh
Khâu Tinh, ngày ... tháng ... năm 2020
 BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_36_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i.docx