Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 55+56 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 55+56 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

HS: - Xem lại tính chất của etilen, rượu etylic, axit axetic.

 - Xem trước bài

GV: Chuẩn bị 1 số bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1 : Khởi động

a. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức về axit axetic

Năng lực : - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Nội dung: GV yêu cầu HS lên vẽ sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về axit axetic

c. Sản phẩm: sơ đồ tư duy của HS vẽ.

d. Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 3 nhóm hoàn thiện 3 nội dung của 3 mãnh ghép

+ N1: TCVL và cấu tạo nguyên tử

+ N2: TCHH

+ N3: Ứng dụng và điều chế.

Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành triển khai nhiệm vụ và hoàn thành nhánh của nhóm

Báo cáo: Ghép vào nhánh tương ứng cho phù hợp

Nhận xét: GV nhận xét thái độ hợp tác của các tv

 

docx 13 trang maihoap55 5850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 55+56 - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 55
AXITAXETIC
 	MỐI QUAN HỆ GIỮA ETILEN -
 RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC(TT) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Nắm được mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic, và etyl axetat.
2. Năng lực cần hướng đến: 
	Học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất	Tự học -Trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
HS: - Xem lại tính chất của etilen, rượu etylic, axit axetic.
 - Xem trước bài 
GV: Chuẩn bị 1 số bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động
a. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức về axit axetic
Năng lực : - Năng lực hợp tác	- Năng lực tự học
b. Nội dung: GV yêu cầu HS lên vẽ sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về axit axetic
c. Sản phẩm: sơ đồ tư duy của HS vẽ.
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 3 nhóm hoàn thiện 3 nội dung của 3 mãnh ghép
+ N1: TCVL và cấu tạo nguyên tử
+ N2: TCHH
+ N3: Ứng dụng và điều chế.
Thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành triển khai nhiệm vụ và hoàn thành nhánh của nhóm
Báo cáo: Ghép vào nhánh tương ứng cho phù hợp
Nhận xét: GV nhận xét thái độ hợp tác của các tv
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
a.Mục tiêu: 
- Hiếu được mối liên hệ giữa các chất etilen, rượu etilic, axitaxetic, và etylaxetat.
- Năng lực tự học
- Phẩm chất chăm chỉ
b. Nội dung: GV: Treo sơ đồ liên hệ lên bảng
etilen Rượu etylic Axit axetic ety axetat
HS viết thành PTHH .
c. Sản phẩm : HS: Viết các công thức thay cho các chất trong sơ đồ trên
Viết các phương trình phản ứng xảy ra
C2H4 + H2O C2H5OH
C2H5OH+O2 CH3COOH + H2O
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: YCHS viết CTHH thay cho tên các chất trong sơ đồ
Viết PTHH thực hiện chuyển đổi 
Thực hiện nhiệm vụ: HS Viết PTHH
Báo cáo: Kết quả viết của HS- Nhận xét của HS khác
Nhận xét của GV
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập các kiến thức đã học
Năng lực: - Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
Phẩm chất : chăm học
Nội dung: Bài tập SGK trang 144.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
Tổ chức thực hiện:
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1b SGK/ 144 
(Phụ đạo HS yếu kém)
- GV gọi 2HS lên bảng làm và chấm điểm 5 HS làm bài nhanh nhất.
- GV: Nhận xét và đánh giá.
GV yêu cầu HS: Đọc bài tập 4/144SgK
GV: Hướng dẫn:
 so sánh với mA 
+ Nếu thì hợp chất A chỉ gồm có nguyên tử C và H đặt công thức là : CxHy
+ Nếu thì hợp chất A ngoài có nguyên tử C, H còn có thêm nguyên tử O
Đặt công thức là CxHyOz
=> CTPT
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Cho điểm học sinh.
Bài tập 1b/144 SGK
HS: Viết phương trình phản ứng
CH2 = CH2 D
 Trùng hợp
 E
CH2 = CH2 + Br2 CH2Br – CH2Br
nCH2=CH2 -(- CH2 – CH2 -)-n 
Bài tập 4/144.
HS: Lên bảng giải.
mC + mH = 12 + 3 = 15(g) < mA
=>A có C, H và O đặt CT CxHyOz
MO = 23 - 12 - 3 = 8 ( gam )
Công thức của A là : C2H6O
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Biết dựa vào tc để phân loại hợp chất
b. Nội dung: 
HS: Làm bài tập sau : Thực hiện sơ đồ phản ứng
CH3–CH=CH2 CH3–CH2–CH2-OH CH3–CH2–COOH C2H5COOC3H7
Hướng dẫn : CH3–CH=CH2 CH3–CH2–CH2-OH CH3–CH2–COOH C2H5COOC3H
2. Có ba chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:
- Chất A và C tác dụng được với natri.
- Chất B không tan trong nước.
- Chất C tác dụng được với Na2CO3.
Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
Chất C vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit, trong phân tử có nhóm –COOH. C là CH3COOH (C2H4O2).
Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O).
Chất B không tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4.
2. HS: Viết phương trình phản ứng :
CH3–CH=CH2 + H2O CH3–CH2–CH2-OH 
CH3–CH2–CH2-OH + O2 CH3–CH2–COOH + H2O
CH3–CH2–COOH + CH3–CH2–CH2-OH C2H5COOC3H7 + H2O
d. Tổ chức hoạt động:
Giao nhiệm vụ: GV YCHS đọc đề bài tập, nêu yêu cầu của bài
Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS làm bài tập theo yêu cầu
Báo cáo: Đại diện HS lên bảng trình bày
Nhận xét: HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung nếu có.
--------------------------------------š ›-------------------------------
Tuần 28 tiết 56
CHẤT BÉO
I- Mục tiêu :
1. Kiến thức
Biết được: 
- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5 ' đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí: trạng thái, tính tan
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm ( phản ứng xà phòng hóa)
- ứng dụng : Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm
Chăm chỉ 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: - Thí nghiệm về tính tan của chất béo: ống nghiệm, kẹp gỗ, nước, dầu ăn
- Hình ảnh về bệnh béo phì
HS: Xem trước các tác hại do bệnh béo phì gây ra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề để giới thiệu bài mới
Năng lực: Phát hiện và giải quyết vấn đề sáng tạo
b. Nội dung: GV giới thiệu 1 số hình ảnh yêu cầu HS quan sát và nhận xét
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: GV YC HS quan sát 1 số hình ảnh do GV cung cấp
Trả lời câu hỏi: ? Hình ảnh đó nói lên điều gì 
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và rút ra nhận xét.
Báo cáo: HS trả lời câu hỏi và HS khác bổ sung
Kết luận: GV nhận xét câu trả lời và kết nối với bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 Chất béo có ở đâu
a. Mục tiêu: HS biết được trạng thái tự nhiên của chất béo
Năng lực quan sát và nhận xét
b. Nội dung
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ một số thực phẩm có chất béo
Trong thực tế chất béo có ở đâu?
c. Sản phẩm: HS quan sát và trả lời câu hỏi
Chất béo gồm mỡ lấy từ động vật và dầu ăn lấy từ thực vật.
Trong cơ thể động vật, chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ, còn trong thực vật chất béo có ở hạt và quả
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết chất béo có ở đâu?
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và ghi câu trả lời ra giấy
Báo cáo: Câu trả lời của HS
Kết luận: GV nhận xét
Hoạt động 2.2. Chất béo có những tính chất vật lý quan trọng nào?
a. Mục tiêu: 
- Tính chất vật lí: trạng thái, tính tan của chất béo.
- Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.
- Phẩm chất trung thực.
b. Nội dung
GV hướng dẫn học sinh các nhóm làm TN: Cho một vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng xăng, lắc nhẹ.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
c. Sản phẩm
HS làm thí nghiệm và ghi lại hiện tượng
Rút ra TCVL của chất béo.
 Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa 
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện TN
GV hướng dẫn học sinh các nhóm làm TN: Cho một vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng xăng, lắc nhẹ.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
Rút ra TCVL của chất béo
Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm nhận nhiệm vụ, phân công cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi lại hiện tượng
Báo cáo: HS báo cáo kết quả thí nghiệm
	Rút ra TCVL của chất béo.
Kết luận: GV nhận xét tinh thần hợp tác trong khi làm thí nghiệm của HS
Hoạt động 2.3. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ?
a. Mục tiêu
Biết được: 
- Khái niệm chất béo, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5 ' đặc điểm cấu tạo.
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Nội dung: 
GV: Giới thiệu đun chất béo ở nhiệt độ và áp suất cao thu được glixerin và các axit béo.
Công thức chung của các axit béo: 
R - COOH. R là: C17H35, C17H33 ,C15H31...
? viết chúng dưới dạng công thức các este của chất béo tương ứng với các axit béo trên
c. Sản phẩm: HS nghe và ghi bài
 Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (R- COO)3C3H5
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: Nghe thông tin và rút ra nhận xét
Thực hiện nhiệm vụ:
GV giới thiệu thông tin. HS lắng nghe và rút ra nhận xét.
Báo cáo: Câu trả lời của HS
 Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerin với các axit béo và có công thức chung là (R- COO)3C3H5
Kết luận: GV nhận xét 
* Liên hệ thực tế: Dầu mỡ dùng để bôi trơn các động cơ ( xe, máy) có phải là chất béo không? Vì sao?Dầu mỡ bôi trơn máy về thành phần Có chứa 2 nguyên tố C,H. Là những hiđrocacbon có công thức chung là CxHy
Hoạt động 2.4: Tính chất hóa học quan trọng của chất béo
Mục tiêu: HS biết được
 Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm ( phản ứng xà phòng hóa)
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác.
Phẩm chất trách nhiệm
Nội dung
a. Phản ứng thủy phân
(RCOO)3C3H5 + 3H2O axit	3RCOOH + C3H5(OH)3
b. Phản ứng với dung dịch kiềm
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH t0	3RCOONa + C3H5(OH)3
Hoàn thành các PTHH sau:
a. (CH3COO)3C3H5 + NaOH ? + ?
b. (CH3COO)3C3H5 + H2O ? + ?
c. (C17H33COO)3C3H5 + ?	C17H33COONa + ?
d. CH3COOC2H5 + ? 	CH3COOK + ?
c. Sản phẩm: HS viết hoàn thiện PTHH
d. Tổ chức thực hiện
GV giới thiệu: Đun nóng chất béo với nước có axit làm xúc tác tạo thành glixerol và các axit béo.
GV viết PTHH minh hoạ 
Khi đun nóng chất béo với dd kiềm, chất béo bị thuỷ phân tạo thành glixerol và muối của các axit béo.
GV hướng dẫn HS viết PTHH
Hoàn thành các PTHH sau:
a. (CH3COO)3C3H5 + NaOH ? + ?
b. (CH3COO)3C3H5 + H2O ? + ?
c. (C17H33COO)3C3H5 + ?	C17H33COONa + ?
d. CH3COOC2H5 + ? 	CH3COOK + ?
HS nghe và ghi bài:
(R-COO)3C3H5 + 3H2O3R-COOH 
 + C3H5 
Phản ứng này còn gọi là phản ứng thuỷ phân chất béo. 
HS:
 (R-COO)3C3H5 + 3NaOH 
 3 R- COONa + C3H5
Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá.
HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV
HS khác nhận xét 
GV nhận xét và sữa chữa nếu có sai sót.
Hoạt động 2.5: Ứng dụng của chất béo:
Mục tiêu
HS biết được ứng dụng : Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
b. Nội dung 
Quan sát tranh và nêu ứng dụng của chất béo
c. sản phẩm Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Em hãy nêu ứng dụng của chất béo?
Quan sát hình 58 và nhận xét
Khi để lâu trong không khí chất béo thường có hiện tượng gì?
Để hạn chế điều đó ta phải làm gì?
HS thảo luận và rút ra ứng dụng của chất béo:
+ Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
Trong công nghiệp chất béo dùng để sản xuất glixerol.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
a. Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức đã học thông qua tổng kết bài dạy
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm
Sơ đồ tư duy của HS vẽ
d. Tổ chức thực hiện.
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học bằng bản đồ tư duy
GV yêu cầu HS viết PTHH cua etyl axetat với NaOH và với dd HCl.
GV yêu cầu HS nhận xét 
GV tổng kết bài học
HS: tóm tắt nội dung của bài học
HS: 
CH3COOC2H5+ H2O CH3COOH+
 C2H5OH.
CH3COOC2H5+ 3NaOH 
 CH3COONa + C2H5OH
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Phẩm chất trách nhiệm
b. Nội dung: Nêu nguyên nhân , tác hại của bệnh béo phì?
Yêu cầu HS đề xuất phương án nhằm giúp hạn chế sự béo phì
Quan sát tranh ảnh để rút ra nhận xét
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ: HS tìm hiểu thông tin về nguyên nhân gây béo phì, hậu quả của bệnh béo phì gây ra những căn bệnh nào nguy hiểm
- Đề xuất phương án phòng tránh bệnh béo phì.
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS tìm hiểu thông tin qua internet.
Báo cáo: Bài viết hoặc báo cáo ngắn của HS
Kết luận: GV chiếu 1 số thông tin về tác hại của béo phì
Nguyên nhân gây béo phì
Theo định nghĩa của CDC Hoa Kỳ, người thừa cân là người có chỉ số cơ thể BMI cao hơn 25. Còn người béo phì, chỉ số BMI trên 30.
Nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ béo phì ở nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới.
Phụ nữ béo phì thường gặp ở các đối tượng:
Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt;
Người làm việc văn phòng, ít phải đi lại, ít vận động;
Phụ nữ sau sinh cũng rất dễ mắc béo phì thừa cân;
Phụ nữ độ tuổi trung niên;
Phụ nữ sinh ra trong gia đình có truyền thống béo phì, thừa cân;
Tác hại của béo phì
Bệnh béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp... Tác hại của thừa cân, béo phì là sức khỏe kém, năng suất lao động giảm và chất lượng cuộc sống không thoải mái.
Làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể, bởi béo phì luôn làm cho cơ thể trong tình trạng viêm kinh niên;
Bệnh xương khớp: Người bị bệnh béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gout.
Bệnh lý tim mạch: Người bị bệnh béo phì thường đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu hay thường gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mặt khác, ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người bị bệnh béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện tại, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân, trong đó rất nhiều trường hợp là biến chứng của bệnh béo phì.
Bệnh tiểu đường: Bệnh béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường type 2 do gây đề kháng insulin ( hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào để sử dụng) nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường type 2 ở người bị bệnh béo phì.
--------------------------------------š ›-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_5556_nam_hoc_2020_2021_bui_thi_ho.docx