Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 2: Kỹ năng giao tiếp (Tiết 2)

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 2: Kỹ năng giao tiếp (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

Biết cách giao tiếp qua điện thoại.

Biết giao tiếp lịch sự trong bữa cơm gia đình.

- Về kỹ năng:

+ Biết sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong các tình huống khác nhau.

- Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ phù hợp khi giao tiếp.

 

doc 8 trang maihoap55 10810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 2: Kỹ năng giao tiếp (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 2
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
Biết cách giao tiếp qua điện thoại.
Biết giao tiếp lịch sự trong bữa cơm gia đình. 
- Về kỹ năng:
+ Biết sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong các tình huống khác nhau.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ phù hợp khi giao tiếp.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút màu.
Thẻ thái độ
Một số tình huống mẫu dành cho xử lý tình huống
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút.
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- GV hỏi: Ai có thể nhắc lại nội dung bài học tuần trước? 
GV gọi 2 – 3 HS trả lời. 
- GV hỏi: Ai có thể nêu bài học rút ra trong tiết trước là gì? 
- GV hướng dẫn HS chơi lại trò chơi giao tiếp: Xã giao, đoàn kết, thân thiên. 
- GV giới thiệu tên bài và mục tiêu bài học. 
HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2:Quan sát và nhận xét.
 - Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Giao tiếp qua điện thoại.
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: 
- GV hướng dẫn HS đọc truyện: 
GV hỏi: 
Câu 1: Cuộc gọi này có điều gì đặc biệt? 
Câu 2: Vì sao có sự nhầm lẫn đó? 
Để giao tiếp qua điện thoại đạt hiệu quả, chúng ta cũng cần có sự tập trung lắng nghe, phản hồi thông tin và những biểu hiện cảm xúc tương tự như khi nói chuyện trực tiếp với người đối diện. 
- HS hiểu giá trị của việc giao tiếp qua điện thoại. 
HĐ3: Bày tỏ ý kiến
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu quy tắc gọi điện.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Slide.
GV yêu cầu HS thảo luận các cách xử lí tình huống của nhân vật trong các tình huống sau:
Con đồng ý với những hành động nào sau đây. Vì sao? 
Lan nói trống không với ông bà qua điện thoại. 
Lan dùng điện thoại bàn của gia đình để gọi cho Hoa, nói chuyện luyên thuyên suốt 1 giờ đồng hồ. 
Khi nhận cuộc gọi tìm mẹ của người lạ, Lan nói với họ rằng: “Mẹ con đang đi vệ sinh, lát bác gọi lại nhé”.
Trên xe bus, Tuấn cười rất to khi nói chuyện với Tú làm cho mọi người trên xe đều phải giật mình. 
Hoa nhẹ nhàng chào ông bà trước khi cúp máy điện thoại. 
Hoa luôn hỏi “Ai đấy ạ” trước khi trả lời cuộc gọi đên cho mình. 
Để tránh gọi nhầm, Hoa luôn nói: “Xin hỏi có phải là hay không ạ?”. 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và giải thích lí do vì sao đồng ý và vì sao không đồng ý. 
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm. 
GV nhận xét – chốt ý:
Cần giữ thái độ nhẹ nhàng, lịch sự và lễ phép. 
Cần nói tránh những lí do nhạy cảm. 
Cần hỏi thông tin người nhận để xác định chính xác đối tượng giao tiếp. 
Có âm lượng phù hợp khi nói chuyện điện thoại. 
HS biết gọi tên các quy tắc cần thiết khi gọi – nghe điện thoại. 
HĐ4: Thực hành. 
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu quy tắc gọi điện.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Slide.
GV yêu cầu HS thảo luận ba tình huống để thực hành các quy tắc giao tiếp qua điện thoại. 
Tình huống gọi điện cho bạn mà gặp bố mẹ bạn nhấc máy. 
Tình huống nhấc máy mà có ái đó tìm gặp bố mẹ. 
Tình huống nhấc máy gặp ông bà – nội ngoại. 
Tình huống đang học trong lớp, bố mẹ gọi điện thoại nhắc việc quan trọng. 
GV hướng dẫn HS bốc thăm tình huống.
Xây dựng hội thoại.
Đóng vai các nhân vật thực hiện cuộc gọi. 
GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá hoạt động thực hành. 
- Luyện tập cách thể hiện lời nói và cảm xúc.
HĐ5: Bày tỏ ý kiến.
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu vì sao cần giao tiếp trên bàn ăn. 
- Phương pháp và KTDH: Làm việc cá nhân.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Slide.
GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét Clip:
 GV hỏi: Trong bữa cơm, cậu bé đã có lời nói, hành động và thái độ như thế nào? 
Việc làm của cậu bé có ảnh hưởng gì đến bữa cơm trong gia đình? 
GV gọi lần lượt Hs trả lời. 
GV chốt: 
Việc giao tiếp trên bàn ăn có ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn và sức khỏe của con người. 
Nếu biết mời, biết cảm ơn, biết trân trọng món ăn thì người nấu sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Nếu vui vẻ thì việc chuyển hóa chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao hơn. 
Biết giá trị của giao tiếp trên bàn ăn. 
HĐ6: Trải nghiệm thực tế.
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu quy tắc giao tiếp trên bàn ăn. 
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp và truy vấn.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: 
+ Các câu hỏi truy vấn
GV đặt câu hỏi: Nêu những việc thường làm trên bàn ăn là gì? 
GV tổ chức trò chơi chuyền bóng (bút hay bất kì vật gì). Khi bóng chuyển đến bạn nào thì bạn đó sẽ đứng lên để nói việc con thường làm trên bàn ăn. 
GV có thể hướng dẫn HS chia sẻ những việc làm trước và sau bữa ăn. 
Cảm xúc và thái độ của người thân khi HS thực hiện những hành động đó. 
GV bật slide chốt: 
Hoạt động trước bữa ăn: Dọn đồ, chuẩn bị đồ, mời mọi người ăn cơm. 
Hoạt động trong bữa ăn: Khen món ăn, Cảm ơn người nấu, vui vẻ, lấy thức ăn cho người khác, cảm ơn khi được người khác lấy đồ ăn, thử những món ăn mới được mời, ..
Hoạt động sau bữa ăn: Lau dọn bàn ăn, rửa bát, gọt hoa quả, mời mọi người, 
HĐ7: Trải nghiệm bữa ăn.
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Thực hành quy tắc giao tiếp trên bàn ăn.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: Đĩa giấy, đũa. 
- GV yêu cầu HS đóng vai theo tổ.
Chia vai nhân vật: Bà, bố, me, ông, theo số lượng thành viên.
- GV yêu cầu tổ trưởng nhận giấy để các thành viên trong tổ vẽ một số món ăn lên giấy, dắt và đặt vào đĩa. 
(GV có thể chuẩn bị hình ảnh để HS cắt sẵn hoặc cho HS tự vẽ hình) 
- GV yêu cầu HS chơi trò chơi “Bữa cơm vui vẻ”.
- HS cần phân công người giới thiệu thành viên trong nhóm. 
- HS cần thể hiện các hoạt động trước khi ăn, trong khi ăn và sau khi ăn. Lưu ý cách mời cơm, cách nhận đồ ăn, cách khen món ăn, cảm ơn người nấu, các thành viên vui vẻ trong bữa ăn 
GV nhận xét và đánh giá hoạt động thực hành của các nhóm. 
HS thực hành các hoạt động giao tiếp trong bữa ăn. 
4. Tổng kết buổi học (2 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Các con vừa cùng tìm hiểu một số quy tắc giao tiếp gián tiếp qua điện thoại và giao tiếp trong bàn ăn. Các con hãy ứng dụng bài học vào thực tế để cùng rèn luyện những kĩ năng này nhé. 
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Thực hiện chia sẻ những hiểu biết cho người thân.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Lưu Thị Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_lop_6_tuan_2_ky_nang_giao_tiep_tiet_2.doc