Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1973-1975 (Tiết 2)

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1973-1975 (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yeu cầu HS cần:

- Trình bày được những nét chính về diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Giải thích được tại sao ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975

- Phân tích được chủ trương của Đảng trong CD HCM

- Rút ra được ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Đối với HS khá giỏi: trình bày được diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hò Chí Minh trên lược đồ.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: giao tiếp, tự học

- Năng lực chuyên biệt: Tìm hiểu lịch sử: trình bày những nét chính về chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh; năng lực tư duy lịch sử: phân tích được chủ trương của Đảng, rút ra được ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ: tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên; yêu nước: tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. GV

- Lược đồ các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

- Phim tư liệu

- Máy tính kết nối tivi.

- Phiếu học tập.

2. HS

- SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà

 

docx 4 trang Mai Thanh 1 22/10/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1973-1975 (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 30
HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1973-1975) (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yeu cầu HS cần:
- Trình bày được những nét chính về diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Giải thích được tại sao ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975
- Phân tích được chủ trương của Đảng trong CD HCM 
- Rút ra được ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Đối với HS khá giỏi: trình bày được diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hò Chí Minh trên lược đồ.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: giao tiếp, tự học
- Năng lực chuyên biệt: Tìm hiểu lịch sử: trình bày những nét chính về chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh; năng lực tư duy lịch sử: phân tích được chủ trương của Đảng, rút ra được ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ: tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên; yêu nước: tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. GV
- Lược đồ các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Phim tư liệu
- Máy tính kết nối tivi.
- Phiếu học tập.
2. HS
- SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 *. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tư liệu để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Gv yêu cầu HS theo dõi tư liệu và trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy cho biết tên của bài hát trong tư liệu.
- Những hình ảnh trong tư liệu phản ánh đến sự kiện nào của lịch sử dân tộc? em biết gì về sự kiến lịch sử đó?
B2. HS quan sát theo dõi tư liệu, dựa vào hiểu biết cá nhân và hoàn thành nhiệm vụ
B3. HS báo cáo sản phẩm.
B4. HS nhận xét, bổ sung. GV căn cứ vào sản phẩm của HS làm thông tin kết nối vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2. 1. Cuộc tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân năm 1975
2.1.a. Chiến dịch Tây Nguyên
a. Mục tiêu:
- HS trình bày được diễn biến, kết quả của chiến dịch Tây Nguyên.
- Hs giải thích được tị sao ta quyết định chọn tấn công vào Tây Nguyên để mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- HS rút ra được ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.
- Đối với Hs khá giỏi: trình bày tóm tắt diễn biến của chiến dịch trên lược đồ
b. Nội dung: HS đọc thông tin sgk kết hợp quan sát lược đồ hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Gv yêu cầu HS quan sát lược đồ, kết hợp đọc thông tin sgk, trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975?
- Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên?
- Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?
B2. Hs quan sát lược đồ, đọc thông tin sgk trả lời các câu hỏi
B3. Gv gọi 1-3 HS trả lời
B4: HS nhận xét, bổ sung cho bạn. GV nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV sử dụng lược đồ mở rộng kiến thức, tường thuật lại diễn biến của chiến dịch trên lược đồ.
2.1.c. Chiến dịch Hồ Chí Minh
a. Mục tiêu: HStrình bày được diễn biến của chiến dịch HCM
- Phân tích được chủ trương của Đảng trong chiến dịch HCM.
- Rút ra được ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh.
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK, quan sát lược đồ, phim tư liệu trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
B1. GV yêu cầu HS quan sát lược đồ, phim tư liệu kết hợp đọc thông tin sgk, trả lời các câu hỏi sau:
- Phân tích chủ trương của Đảng trong chiến dịch Hồ Chí Minh theo nội dung: nhận định về thời cơ, quyết định thời gian giải phóng miền Nam, đổi tên chiến dịch, phương châm của chiến dịch.
- Tóm tắt diễn biến của chiến dịch
- Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch như thế nào?
B2. Hs đọc thông tin sgk, quan sát, theo dõi lược đồ, phim tư liệu hoàn thanhfnhieemj vụ
B3. GV gọi 1-3 HS trả lời.
B4. HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sug, đánh giá
- GV sử dụng lược đồ towngf thuật lại diến biến của chiến dịch.
2.2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
a. Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
b. Nội dung: HS đọc thông tin Sgk, hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm: bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện
B1.GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử theo sư đồ.
B2. HS đọc sgk, hoàn thành nhiệm vụ
B3. GV yêu cầu HS gửi sản phẩm về tài khoản của GV
B4. Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu:
 Nhằm củng cố lại kiến thức cho HS
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm.
1. Hướng tấn công chủ yếu của ta trong năm 1975 là
A. Huế- Đà Nẵng.
B. Sài Gòn.
C. Quảng Trị.
D. Tây Nguyên 
2. Trận then chốt mở màn trong chiến dịch Tây Nguyên ta tiến công vào đâu?
A. Kon Tum .
B. Plây-ku.
C. Buôn Ma Thuột.
D. Huế- Đà Nẵng 
3. Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu có tên gọi là
A. chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Đồng Nai .
B. chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Bến Nghé.
C. chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định.
D. chiến dịch giải phóng miền Nam.
4. Sự kiện đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là
A. 10g45 ngày 30/4/1975, quân ta tiến vào dinh Độc lập.
B. 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc lập. 
C. ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
D. tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
5. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Tạo điều kiện để ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Là thắng lợi oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
C. Làm mất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn.
D. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta thành cuộc tổng tiến công chiến lược.
6. Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” được Bộ chính trị đề ra trong chiến dịch nào?
A. chiến dịch Huế- Đà Nẵng .
B. chiến dịch Tây nguyên.
C. chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. chiến dịch đường 14- Phước Long.
7. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
B. đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
8. Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh là
A. đánh nhanh, thắng nhanh.
B. đánh chắc, tiến chắc. 
C. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
D. đánh lâu dài, đánh chắc, tiến chắc.
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu hoặc 1 số ca khúc cách mạng phản ánh về sự kiện giải phóng miền Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_bai_30_hoan_thanh_giai_phong_mien_nam.docx