Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

 -Giúp hs thấy được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu nặng của người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh.Nắm nghệ thuật tả cảm xúc qua hồi tưởng miêu tả , tự sự khéo léo, nhuần nhuyễn.

2. Kĩ năng

 -Đọc diễn cảm , phân tính cảm xúc , tâm trạng trong thơ trữ tình.

3.Thái độ

 -Trân trọng tình cảm, yêu quý nâng niu tình cảm gia đình.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, ảnh chân dung tg, bảng phụ, phiếu học tập

2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài,

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Khởi động.

 - Đọc thuộc bài thơ và phần ghi nhớ của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận?

 - HS: Thuộc bài thơ và phần ghi nhớ

 

docx 4 trang maihoap55 4460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẾP LỬA
-BẰNG VIỆT-
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 -Giúp hs thấy được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu nặng của người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh.Nắm nghệ thuật tả cảm xúc qua hồi tưởng miêu tả , tự sự khéo léo, nhuần nhuyễn. 
2. Kĩ năng
 -Đọc diễn cảm , phân tính cảm xúc , tâm trạng trong thơ trữ tình.
3.Thái độ
 -Trân trọng tình cảm, yêu quý nâng niu tình cảm gia đình.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, ảnh chân dung tg, bảng phụ, phiếu học tập
2.Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài, 
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Khởi động.
 - Đọc thuộc bài thơ và phần ghi nhớ của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận?
 - HS: Thuộc bài thơ và phần ghi nhớ
2. Hình thành kiến thức. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: I.Tìm hiểu chung
Giáo viên hướng dẫn đọc –đọc 1 lần gọi học sinh đọc lại.
Gọi học sinh đọc chú thích về tác giả , tác phẩm- GV gt ảnh chân dung tg
1.Đọc.
2.Chú thích.
 a)Tác giả-tác phẩm.
 b)Từ khó.
 Hoạt động 2: II.Tìm hiểu chi tiết
H: Xuyên suốt bài thơ là h/a nào? Ý nghĩa?
H: Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả như thế nào ? “chờn vờn” “ấp iu” gợi cho em cảm xúc gì?
H: Cách nói : “cách mấy nắng mưa” có gì đặc biệt?
H: Trong dòng hồi tưởng của mình.Tác giả nhớ lại những năm tháng tuổi thơ như thế nào?
H: Hình ảnh nào ám ảnh tâm trí tác giả ?
H: Lời dặn của bà cho em suy nghÜ gì?
H: Hình ảnh bếp lửa lặp lại mang ý nghĩa gì?
H: Bà hiện lên ntn qua suy ngẫm của người cháu?
1.H/ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
 -Hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam tư thời thơ ấu .
 -Từ láy tượng hình-> Gần gũi, quen thuộc.
 -ấp iu -> Gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo , tấm lòng chi chút của người nhóm bếp.
 -Là hình ảnh ẩn dụ --> gợi cuộc đời đầy lo toan vất vả của bà.
 2.Những kỉ niệm tuổi thơ ở bên bà
 -Tám năm ròng kháng Pháp gian khổ (Thành ngữ:“đói mòn đói mỏi”) àkiệt sức, khô rạc, ngựa gầy.
 -Vẫn là mùi khói bếp hun nhèm nước mắt cháu cùng với bàà vẫn còn cay.
 -Âm thanh tiếng tu hú khắc khoải à đã nhớ ànhớ thêm.
àNhà thơ vừa kể vừa đối thoại cùng bà 
Bà còn nhớ không bà ? Về những câu chuyện bà kể , cử chỉ đầy yêu thương của bà.
->Bà là người bình tÜnh ,tự tin,vững vàng vượt qua mọi thử thách làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa yên lòng .
=>Hình ảnh người mẹ, người bà yêu thương , yêu nước giàu đức hi sinh vì gia vì quốc.
 -Từ một bếp lửa cụ thể à bếp lửa ,ngọn lửa trừu tượng –Tình thương của bà.
 3.Suy ngẫm về bà
 -Suy ngẫm về cuộc đời của bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa , ngọn lửa ->người nhóm lửa luôn giữ ngọn lửa ấm nóng và trong sáng.
 -Bà tần tảo hi sinh chăm lo cho mọi người 
=>Nhóm lên niềm yêu thương , niềm vui sưởi ấm .
 -Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ.
->bếp lửa vừa bình thường vừa kì lạ thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống tâm tình của cháu.
 Hoạt động 3: III.Tổng kết
H: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ
1.Nội dung
 - Những kỷ niệm, tình bà cháu gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước 
2.Nghệ thuật
 - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận
 - Sử dụng từ láy, điệp từ , xây dựng h/a biểu tượng.. 
3. Luyện tập.
 - GV chốt lại nội dung bài học
 - HDHS vẽ sơ đồ tư duy của bài thơ
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng.
 - Đọc thuộc bài thơ và phần ghi nhớ
 - Soạn: Khúc hát ru 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_bai_11_bep_lua_bang_viet.docx