Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm đ¬ược đặc điểm các thành phần biêt lập của câu : Gọi đáp và phụ chú.

- Nắm được công dụng của thành phần gọi đáp và phụ chú trong câu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng hai thành phần gọi đáp và phụ chú trong văn nói và viết.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.

4. Năng lực: Qua tiết học, giáo viên giúp hs củng cố và phát triển các năng lực như:

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, sử dụng các thành phần biệt lập trong văn nói và viết.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu lập kế hoạch bài học

2. HS : học bài cũ, xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

D. Hoạt động vận dụng - Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

 

doc 165 trang maihoap55 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần tập làm văn)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Học sinh ôn lại, củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cách viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức tìm hiểu về một vấn đề của địa phương .
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, chia nhóm yêu cầu học sinh tìm hiểu một số svht phổ biến đáng suy nghĩ ở địa phương em. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến 2 vấn đề và Lập dàn ý chi tiết cho 2 vấn đề sau:
Vấn đề 1: Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó học giỏi ở địa phương em.
Vấn đề 2: Vấn đề rác thải ở địa phương em.
2. HS: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
 - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
 - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên dán một số bức tranh trên bảng
? Các em quan sát những bức tranh trên và cho biết mỗi bức tranh trên nói về vấn đề gì?
? Địa phương em hiện nay có những sự việc hiện tượng nào đang diễn ra?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe câu hỏi, quan sát tranh, trả lời miệng.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm:
- Nội dung tranh:
Ảnh 1: ô nhiễm nguồn nước
Ảnh 2: tai nạn giao thông
Ảnh 3: học sinh chơi điện tử
Ảnh 4: vứt rác bừa bãi.
- Hiện tượng diễn ra ở địa phương
VD: cả 4 hiện tượng trên.
Bước 4: Báo cáo kết quả
Học sinh báo cáo kết quả trả lời của cá nhân.
Bước 5: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
 Những vấn đề nói trên đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều nơi, nhiều địa phương. Vậy ở địa phương chúng ta, hiện tượng nào diễn ra phổ biến ? Hiện tượng ấy là tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để hạn chế tác hại của hiện tượng tiêu cực và phát huy tác dụng của hiện tượng tích cực ở địa phương mình? Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em đi tìm hiểu vấn đề đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những sự việc hiện tượng đang diễn ra phổ biến ở địa phương mình.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về các vấn đề đang diễn ra ở địa phương?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các vấn đề đã chuẩn bị.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	(Sản phẩm có thể có hình ảnh minh họa)
- Dự kiến sản phẩm 
+ Vấn đề về môi trường
+ Vấn đề về quyền trẻ em
+ Vấn đề về an toàn giao thông
....
3. Báo cáo kết quả: 
HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết về một trong các vấn đề trên.
* Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng được cách làm bài văn bàn về một trong các vấn đề xã hội đang diễn ra ở địa phương.
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
 * Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm 2 bàn (6 phút):
? Về nội dung vấn đề cần bàn luận cần có đặc điểm gì ?Khi đưa ra thực trạng của hiện tượng em cần đảm bảo yêu cầu nào? Ngôn ngữ trong bài viết cần ra sao? 
? Về hình thức, bài nghị luận cần đảm bảo bố cục như thế nào? Hệ thống luận điểm, luận cứ cần đảm bảo yêu cầu gì?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả viết ra giấy.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm 
+ Vấn đề cần bàn luận phải có tính phổ biến...Khi bàn về thực trạng vấn đề cần đảm bảo khách quan, trung thực, không nên nói quá..Ngôn ngữ trong bài làm cần đơn giản, tường minh.....
+ Về hình thức: bài làm ba phần đầy đủ. Luận điểm, luận cứ rõ ràng...
3. Báo cáo kết quả: 
HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập: Xây dựng dàn ý cho đề bài sau:
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vi phạm giao thông ở địa phương em.
* Mục tiêu: Hs xây dựng được dàn ý cho đề văn nghị luận về một vấn đề ở địa phương.
* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm.
* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm lớn (8 phút)
* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập lớn, vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Hãy xây dựng dàn ý sơ lược cho đề văn trên.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc, làm cá nhân, trao đổi với bạn trong nhóm.
- GV hướng dẫn HS.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Mở bài:
Giới thiệu vấn đề trong đề bài
Đánh giá khái quát về hiện tượng ở địa phương trong đề bài.
+ Thân bài:
Thực trạng vi phạm giao thông ở địa phương: đi sai làn đường, đi quá tốc độ, đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi hàng ba...
Nguyên nhân: chủ quan: do người tham gia giao thông không nắm được luật giao thông, có người cố tình không thực hiện đúng...
Hậu quả: tai nạn giao thông, hỏng phương tiện đi lại, bị thương, chết, tốn kém tiền của , ảnh hưởng đến tinh thần...
Giải pháp khắc phục: nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, tuyên truyền, xử phạt...
+ Kết bài: Khái quát lại vấn đề
 Đưa ra lời khuyên...
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức = bài làm của nhóm học sinh làm tốt nhất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Để góp phần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, em cần làm gì? 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tiếp tục tìm hiểu về những vấn đề khác ở địa phương em
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Ghi lại những sự việc ở địa phương mà em thấy diễn ra phổ biến.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
1. Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương:
a. Vấn đề môi trường:
- Hậu quả của việc phá rừng 
- ô nhiễm bầu không khí 
- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn. 
 b. Vấn đề quyền trẻ em:
- Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Bạo hành trẻ em.
c. Vấn đề giao thông:
- Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
- Vượt đèn đỏ
- Tai nạn giao thông.
2. Xác định cách viết:
a. Yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến 
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
- Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng
b. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB
- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
IV. Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được đặc điểm các thành phần biêt lập của câu : Gọi đáp và phụ chú.
- Nắm được công dụng của thành phần gọi đáp và phụ chú trong câu. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng hai thành phần gọi đáp và phụ chú trong văn nói và viết. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
4. Năng lực: Qua tiết học, giáo viên giúp hs củng cố và phát triển các năng lực như:
+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, sử dụng các thành phần biệt lập trong văn nói và viết.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu lập kế hoạch bài học
2. HS : học bài cũ, xem trước bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Gv viết các câu trên bảng:
1. Ôi, trời rét thế!
2. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên.
3. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
4. Chính Hữu (tác giả của bài thơ "Đồng chí") tên thật là Trần Đình Đắc.
? Tìm thành phần biệt lập trong các câu trên.
? Hãy cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó?
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu, thực hiện cuộc thi trên bảng.
- Trả lời miệng.
* Dự kiến sản phẩm:
- Ôi
- Cũng may
- Trâu ơi, này
- ( tác giả của bài thơ "Đồng chí")
Học sinh có thể chỉ ra được thành phần biệt lập đã học nhưng không chỉ ra được thành phần mà chưa được học.
*Báo cáo kết quả:
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Gv lấy những điều học sinh còn chưa biết rõ để vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần gọi- đáp.
* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ YC HS đọc vd?
+ Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu a, b, c?
+ Xác định vị trí của từ in đậm trong câu?
+ Các từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vì sao?
2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bộ phận in đậm ->đứng trước CN (ko có qh C-V) 
+ Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
+ Dùng để tạo lập, duy trì cuộc hội thoại.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Em hiểu thành phần gọi đáp là gì?
? Đặt câu có thành phần gọi- đáp?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk.
Gv chia học sinh làm bốn nhóm cùng chơi trò chơi sau:
Trong vòng 5 phút, nhóm viết ra những câu ca dao, hò vè, thơ có sử dụng thành phần gọi đáp và gạch chân dưới các thành phần đó. Đội nào viết được nhiều và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
- Hs thảo luận nhóm, viết ra giấy.
- Hs trình bày dán trên bảng, đọc và xác định 
- Hs nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét 4 nhóm, cho điểm 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú.
* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
GV gọi HS đọc các ví dụ
? Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao?
? Trong câu a các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì (chú thích cho từ ngữ nào)
? Trong câu b, cụm chủ vị in đậm được dùng để làm gì, chú thích điều gì?
2.Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
- Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp.
- Từ in đậm trong câu a chú thích : Đứa con gái đầu lòng của anh.
- Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Thế nào là thành phần phụ chú của câu?
? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú, cấu tạo thành phần phụ chú?
GV: HS đọc ghi nhớ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Bài tập 1:
* Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong văn cảnh cụ thể.
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu.
+ Xác định khởi ngữ trong các câu?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm:
a. Từ dùng để gọi: Này
b. Từ dùng để đáp: Vâng
2. Bài tập 2:
* Mục tiêu: HS biết xác định được thành phần gọi - đáp trong câu ca dao
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp
* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ xác định được thành phần gọi - đáp 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm:
a. Cụm từ dùng để gọi: Bầu ơi
b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt
3. Bài tập 3:
* Mục tiêu: HS viết được một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ.
* Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, viết đv.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của thành phần đó trong từng ví dụ
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm:
a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người"
b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ"
d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó
- Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi"
- TP phụ chú " thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên"
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Tạo lập một cuộc hội thoại từ hai nhân vật trở lên trong đó có sử dụng thành phần gọi đáp phù hợp.
+ Từ đó rút ra bài học trong giao tiếp
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân
 + Dự kiến sp: 
VD: 
Mẹ: Con ơi con đã làm xong bài chưa?
Con: Dạ, thưa mẹ, con đã làm xong rồi ạ!
= > khi giao tiếp cần sử dụng thành phần gọi đáp cho phù hợp với lứa tuổi, thứ bậc trong gia đình...
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Tìm thành phần gọi đáp và phụ chú trong những văn bản văn học mà em đã được học ở học kì 1.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
I. Thành phần gọi- đáp
1. Ví dụ 
2. Nhận xét 
Này: dùng để gọi.
Thưa ông: dùng để đáp.
- Những từ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> chúng là các thành phần biệt lập.
- Công dụng:
+ Từ: Này dùng để tạo lập cuộc hội thoại.
+ Từ: Thưa ông dùng để duy trì cuộc hội thoại.
3. Ghi nhớ: SGK
II. Thành phần phụ chú.
1.Ví dụ .
2. Nhận xét:
 - Khi bỏ các từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì các từ đó không nằm trong cấu trúc cú pháp.
- Từ in đậm trong câu a chú thích: Đứa con gái đầu lòng của anh 
- Cụm chủ vị in đậm trong câu b chú thích cho suy nghĩ của nhân vật Tôi.
3. Ghi nhớ: SGK
IV. Rút kinh nghiệm 
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/Kiến thức:
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản . 
2/Kĩ năng:
- 2/Phẩm chất:
- Ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết.
3/Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
+ Viết: Vẽ sơ đồ tơ duy về nội dung bài học. Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch bài dạy, tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập...
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
HĐ 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về cách liên kết câu và liên kết đoạn văn trong tạo lập văn bản.
* Nhiệm vụ: HS theo dõi, quan sát và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
 + GV chiếu 1 đoạn văn, yêu cầu học sinh đọc và thực hiện yêu cầu:
Cắm bơi một mình trong đêm(1). Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường(2). Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm(3). Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng(4). Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng(5). Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta(6). Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng(7).
? Nêu nội dung của đoạn văn trên?
-Dự kiến trả lời: Mỗi câu nói về một sự việc khác nhau, không hướng vào một chủ đề nào.
?Em thấy đoạn văn trên có sự liên kết với nhau không? vì sao?
- Dự kiến TL: Các câu trong đoạn văn trên nối tiếp nhau bằng những phương thức liên kết hình thức (câu trước với câu sau có từ ngữ được lặp lại). Nhưng nội dung của các câu lại hướng về những đề tài, chủ đề khác nhau. -->Nội dung lủng củng, rời rạc, khó hiểu. 
? Vậy để nội dung đoạn văn hay, dễ hiểu và có sự liên kết chặt chẽ ta phải làm thế nào?
-Dự kiến TL: Các yếu tố liên kết hình thức phải gắn bó chặt chẽ với sự liên kết về mặt nội dung (các câu trong đoạn văn phải cùng hướng tới một chủ đề).
 GV dẫn dắt vào bài: Vậy làm thế nào để liên kết câu và liên kết đoạn văn về nội dung và hình thức cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là liên kết về nội dung và hình thức.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà các câu hỏi sgk:
- Câu hỏi 1: ? Đ/v bàn về vấn đề gì? chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?(Nhớ lại nd văn bản cho biết văn bản bàn về vấn đề nào?)
- Câu hỏi 2: ?Cách phản ứng với thực tại có mqh ntn với tiếng nói văn nghệ?Từ đó em thấy chủ đề đoạn văn và chủ đề văn bản có mqh ntn?
-Câu hỏi 3: ? Nội dung chính của mỗi câu trong đ/v? những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề đ/v? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
?Rút ra nhận xét gì về sự liên kết nội dung giữa các câu trong một đoạn văn hay giữa các đoạn văn trong một văn bản?
-Câu hỏi 4: ?Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đ/v được thể hiện = những biện pháp nào? ( chỉ rõ từ ngữ biểu hiện?)
? Qua tìm hiểu, em thấy việc liên kết giữa các câu trong một đoạn văn về hình thức thường thông qua những phép nào?
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án1,2,3,4.
- Dự kiến TL: 
N1: - Đoạn văn bàn về vấn đề: cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
- Chủ đề của văn bản:Bàn về tiếng nói văn nghệ.
N2:- Là 1 phần tạo lên tiếng nói văn nghệ.
- Quan hệ bộ phận và toàn bộ.
N3:- (1) Tp’ nghệ thuật phẩn ánh thực tại
(2) Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ
(3) Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ.
- ND các câu này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
- Trình tự các ý hợp lôgic
N4:- Lặp từ: tác phẩm.
- Dùng từ cùng trường liên tưởng:
tác phẩm - nghệ sĩ .
- Phép thế từ: nghệ sĩ - anh.
- Dùng từ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại.
- Dùng quan hệ từ: nhưng.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
-Trình bày theo nhóm (các nhóm 1,2,3 lên trình bầy sản phẩm)
 + Sau mỗi nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
sau khi 3 nhóm trình bầy sản phẩm Gv chốt kiến thức liên kết về nội dung.
-HS nhóm 4 trình bầy sản phẩm xong GV chốt kiến thức liên kết về hình thức.
-GV chốt kiến thức sang phần nội dung ghi bản và kết luận đây cũng là ội dung phần ghi nhớ sgk/43
? Một bạn đọc to nội dung phần ghi nhớ trong sgk.
GV quay trở lại phần khởi động, chiếu lại đoạn văn và chữa: Qua tìm hiểu phần lí thuyết chúng ta thấy đoạn văn trên mới có sự liên kết về hình thức qua phép lặp từ ngữ mà chưa có sự liên kết về nội dung(mỗi câu nói về một sự vc khác nhau) vì vậy đoạn văn trên không phải là một đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ là một chuỗi các câu lộn xộn.
?Hãy đọc ghi nhớ?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
I. Khái niệm liên kết
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
-Về nội dung:
+ các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản phải cùng hướng đến chủ đề chung của đoạn văn hay văn bản.
+ Các câu, các đoạn phải đc sắp xếp theo một trình tự hợp lí, lôgic.
-Về hình thức:
Liên kết bằng phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối, dùng từ cùng trường liên tưởng, từ đồng nghiã- trái nghĩa,....
3. Ghi nhớ: sgk/43
IV. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN(tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/Kiến thức:
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn. Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản . 
2/Kĩ năng:
- 2/Phẩm chất:
- Ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết.
3/Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
+ Viết: Vẽ sơ đồ tơ duy về nội dung bài học. Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lập kế hoạch bài dạy, tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập...
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
HĐ 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU:
?Hãy đọc ghi nhớ?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn để làm các bài tập.
* Nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân; hoạt động cặp đôi; HSvề nhà làm.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở bài tập.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
-Các bài tập trong sgk
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe và hoạt động cá nhân rồi hoạt động căp đôi trả lời câu 1.
+ Về nhà làm câu 2.
- GV nhận xét câu trả lời 1 của HS.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm câu 2.
1.* Chủ đề đ/v: Khẳng định năng lực trí tuệ con người Việt Nam, những hạn chế cần khắc phục
* Nội dung các câu trong đoạn văn đều tập trung vào chủ đề ấy
* Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu
- Mặt mạnh của trí tuệ VN
- Những điểm hạn chế
- Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
2. Các câu được LK
- Bản chất trời phú ấy (2) - (1): phép đồng nghĩa
- Nhưng (3), (2): phép nối
- ấy là (4), (5): phép lặp
- Lỗ hổng (4), (5): phép lặp
- Thông minh (5), (1): phép lặp
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm các bài tập cũng như khi viết văn, hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Tại sao phải liên kết câu, liên kết đoạn văn?
?Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức là như thế nào?
 - 3 HS trả lời.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân.
 - GV chốt: 
- Các câu có LK => mới có đ/v hoàn chỉnh
- Các đ/v liên kết => mới có văn bản hoàn chỉnh
* Các loại LK
- LK nội dung: Là quan hệ đềtài và lôgic
+ Các câu trong đ/v tập chung làm rõ chủ đề
+ Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lý các câu
- LK hình thức: Là cách sử dụng những từ ngữ cụ thể có tác dụng nối câu với câu, đoạn với đoạn.
Dấu hiệu: là phép lặp từ ngữ, phép nối, phép thế,các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đại từ 
HOẠT ĐỘNG5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Viết một đoạn văn khoảng 6 câu nói về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng phếp nối, phép thế và dùng từ trái nghĩa để liên kết câu (chỉ rõ).
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
 + Nắm nd bài.
 + Chuẩn bị “ Luyện tập liên kết”
3. Ghi nhớ: sgk/43
 IV. Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1/Kiến thức :
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
2/Phẩm chất:
-Chăm học, có ý thức trong việc sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn trong văn nói và viết.
3/Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng ;ực tự chủ và tự học
- Năng lực chuyên biệt: 
+Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết một số phép liên kết thường dùng và các lỗi về liên kết trong việc tạo lập văn bản.Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
+Viết: đoạn văn vận dụng các phép liên kết 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công 
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của thầy và trò
ND(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_2_nam_hoc_2020_202.doc