Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124+125: Nói với con (Y Phương) - Đinh Thị Hồng Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124+125: Nói với con (Y Phương) - Đinh Thị Hồng Thu

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+ Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận.

3. Về phẩm chất

- Yêu và tự hào về quê hương xứ sở

- Yêu và trân trọng tình cảm gia đình: tình cha con, tình mẫu tử. Phấn đấu sống và cống hiến xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ

2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu thấy được ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử.

b. Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

 Bật lời bài hát: Cám ơn cha (hoặc bài hát nào đó về cha)

Cám ơn cha (Hồ Ngọc Hà)

Giữa ánh sáng của vinh quang

Con luôn thấy thấp thoáng cha thầm lặng

Ánh mắt sáng những niềm vui khi con thành công

Cho con thêm vững vàng sải bước trên đường xa.

Cha cho con những giấc mơ

Bao dung cho con những khi lạc đường

Nâng đôi tay cho đời con bay cao mạnh mẽ

Con luôn tự hào khi được là con của cha.

? Em cảm nhận được điều gì sau lời bài hát?

- Dự kiến trả lời: Tình cảm cha con

? Em hãy kể tên những văn bản, đọc bài ca dao em biết viết về tình cảm gia đình?

- Dự kiến trả lời: HS kể.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe lời bài hát

+ Nghe câu hỏi và trả lời

* Báo cáo kết quả: Hs trình bày, gv theo dõi

* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, gv vào bài.

 

docx 7 trang Hoàng Giang 30/05/2022 6590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124+125: Nói với con (Y Phương) - Đinh Thị Hồng Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: TH&THCS Tân Liên
Tổ : Văn- Sử- Địa
 Họ và tên giáo viên:
 Đinh Thị Hồng Thu
 Tiết 124,125 	NÓI VỚI CON (Y Phương)
 Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.
+ Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận.
3. Về phẩm chất
- Yêu và tự hào về quê hương xứ sở
- Yêu và trân trọng tình cảm gia đình: tình cha con, tình mẫu tử. Phấn đấu sống và cống hiến xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu thấy được ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử. 
b. Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Bật lời bài hát: Cám ơn cha (hoặc bài hát nào đó về cha)
Cám ơn cha (Hồ Ngọc Hà)
Giữa ánh sáng của vinh quang
Con luôn thấy thấp thoáng cha thầm lặng
Ánh mắt sáng những niềm vui khi con thành công
Cho con thêm vững vàng sải bước trên đường xa.
Cha cho con những giấc mơ
Bao dung cho con những khi lạc đường
Nâng đôi tay cho đời con bay cao mạnh mẽ
Con luôn tự hào khi được là con của cha.
? Em cảm nhận được điều gì sau lời bài hát?
- Dự kiến trả lời: Tình cảm cha con
? Em hãy kể tên những văn bản, đọc bài ca dao em biết viết về tình cảm gia đình?
- Dự kiến trả lời: HS kể...
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe lời bài hát
+ Nghe câu hỏi và trả lời
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày, gv theo dõi
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, gv vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS Hiểu được những nét cơ bản về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.
b. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Y Phương.
- Dự kiến TL: 
Y Phương sinh năm 1948 tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.- quê ở Trùng Khánh Cao Bằng- dân tộc Tày. Năm 1993 ông là Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng 
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 * Báo cáo kết quả: 
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + gv theo dõi
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức:
? Hãy nêu những hiểu biết về văn bản?
1 HS trả lời
Dự kiến TL: + Bài thơ trích trong cuốn: “Thơ VN” 1945-1985.
 +Đề tài: Tình cha con
GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét.
*GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 HĐ NHÓM (3 phút):
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu ý từng 
phần?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả: 
Đại diện nhóm trình bày.
Dự kiến TL:
+Thơ tự do, câu vần nhịp theo dòng cảm xúc
+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
+ Có thể chia 2 phần
 Phần 1: Từ đầu đến ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động của quê hương.
Phần 2: Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng với truyền thống ấy.
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm 
a. Xuất xứ: 
b. Đọc, chú thích, bố cục.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người; những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Hoạt động nhóm: 5 phút
 ? Chú ý bốn câu thơ đầu? Qua 4 câu đầu giúp em hình dung được điều gì?
? Từ đó giúp em cảm nhận được không khí gia đình như thế nào?
? Người cha nói với con điều gì?
? Người đồng mình được thể hiện qua những hình ảnh nào? Em hiểu hình ảnh đó như thế nào?
? Theo em từ: cài, ken ngoài thuộc từ loại nào? Ngoài ý nghĩa miêu tả còn nói lên điều gì?
? Qua đây em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người đồng mình qua lời nói của con?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả: 
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
+ Hình dung được đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững trong sự chờ đón, mừng vui của cha mẹ. Từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút.
+ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ
+ Người... trên đời.
+ Người đồng mình là người bản mình, quê mình.
 “Đan... câu hát”
 Đan bờ bắt cá, ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng, trong câu hát si, hát lượn.
+ Các động từ: cài, ken ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào, quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình.
HĐ cá nhân:
? Em hiểu hai câu thơ“ Rừng cho hoa... tấm lòng” như thế nào?
? Chính vì vậy, cha mẹ đã nhắc lại cho con nhớ điều gì?
- HS hoạt động cá nhân =>Trình bày kết quả
- GV giảng:
+Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Con đang dần lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động giữa thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình.
+ Kỉ niệm ngày cưới, ngày đẹp nhất trên đời.
Và đây cũng là ngày đầu tiên bắt đầu xây nền móng cho gia đình hạnh phúc.
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Hoạt động nhóm: 5 phút
 ?Chú ý đoạn thơ'' Người đồng mình...cực nhọc"em thấy người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình?
? Em có nhận xét gì về cách nói của người dân miền núi? Qua cách nói ấy ta thấy người cha nói cho con biết những đức tính của người đồng mình, người cha muốn nói với con điều gì?
? Đoạn thơ tiếp tác giả tiếp tục nói tới vẻ đẹp nào của người đồng mình? Điều ấy thể hiện tập trung qua những câu thơ nào?
? Từ đó người cha muốn gợi cho con tình cảm gì đối với quê hương?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả: 
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
+ Đức tính: Bền gan, vững chí “Cao... lớn”.
Yêu tha thiết quê hương “sống trên... nghèo đói”.
Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt “Sống ...”.
+ Cách nói của người dân miền núi vừa cụ thể vừa mơ hồ->Sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo. Mong con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí niềm tin của mình
+“Người ... đâu con”-> Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí mong ước xây dựng quê hương
 ->Họ có thể thô sơ về da thịt, ăn mặc giản dị: áo chàm, khăn piêu nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương.
 Người đồng mình tự đục đá ->Họ tự làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp
+ Muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức.
GV: Người cha nói với con người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc lam lũ nhưng mạnh mẽ, giàu chí lớn, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương. Người cha giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương dù còn nghèo, còn gian nan vất vả. Từ đó người cha mong con biết tự hào...
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Con lớn lên trong yêu thương của cha mẹ sự đùm bọc của quê hương
- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
-> Con lớn lên trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
- Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình.
-> Con lớn lên trong cuộc sống lao động giữa thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.
2. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con
- Sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo
-> Mong con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí niềm tin của mình
- Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí mong ước xây dựng quê hương
-> Muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật 
? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả: 
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL
Những nét nghệ thuật đặc sắc:
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể thể hiện các nói đặc trưng của đồng bào miền núi.
- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm - nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.
 Nội dung bài thơ:
- Qua lời người cha nói với con...
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk 
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể thể hiện các nói đặc trưng của đồng bào miền núi.
- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm - nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.
2. Nội dung
* Ghi nhớ/ Sgk
3. Hoạt đông 3 : Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là gì?
? Đặt mình là người con trong bài thơ em có suy nghĩ gì ?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghe yêu cầu
* Báo cáo kết quả: 
+ Trình bày cá nhân
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức: Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là lòng tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương và niềm tự tin để con bước vào đời.
 - Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Bài học luôn tự hào, gắn bó với quê hương, gia đình và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 	
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn 
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Suy nghĩ của em về tình cảm cha mẹ dành cho mình
2 HS trả lời.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ Nghe yêu cầu
* Báo cáo kết quả: 
+ Trình bày cá nhân
* Đánh giá nhận xét: Hs khác nhận xét, GV chốt kiến thức: Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta vô cùng to lớn, không gì kể hết và so sánh được 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_124125_noi_voi_con_y_phuong_dinh.docx