Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 140: Trả bài kiểm tra học kì II - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 140: Trả bài kiểm tra học kì II - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp H:Sửa bài thi HK II.

- H nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.

- Biết cách chữa các loại lỗi trong bài để rút kinh nghiệm

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Rèn kỹ năng làm bài tự luận.

* Kĩ năng sống: Đề ra hướng khắc phục những lỗi còn mắc phải.

3. Thái độ: Nghiêm túc rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra.

4. Định hướng góp phần hình thành năng lực:

- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hệ thống hòa kiến thức,

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: chấm chữa bài cụ thể, tỉ mỉ, nhận xét đánh giá sát với bài làm của học sinh .

2. Học sinh: tự kiểm tra lại kiến thức .

III. Phương pháp dạy học: sáng tao, gợi tìm

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định: kiểm tra sshs

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3.Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

docx 3 trang maihoap55 4340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 140: Trả bài kiểm tra học kì II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Ngày soạn: 7/5/2021
Tuần 35:Tiết 140
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp H:Sửa bài thi HK II.
- H nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.
- Biết cách chữa các loại lỗi trong bài để rút kinh nghiệm 
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng làm bài tự luận.
* Kĩ năng sống: Đề ra hướng khắc phục những lỗi còn mắc phải. 
3. Thái độ: Nghiêm túc rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra.	
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hệ thống hòa kiến thức, 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1. Giáo viên: chấm chữa bài cụ thể, tỉ mỉ, nhận xét đánh giá sát với bài làm của học sinh .
2. Học sinh: tự kiểm tra lại kiến thức .
III. Phương pháp dạy học: sáng tao, gợi tìm 
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: kiểm tra sshs
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
* Khởi động:
 Qua kiểm tra học kì không sao tránh khỏi những sai sót . Hôm nay tiết trả bài cô giúp các em nhận ra những ưu,nhược điểm trong bài làm của mình. 
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1.Gv hướng dẫn HS sửa bài.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá bài làm của học sinh: 
Ưu điểm:
 - Một số hs làm đúng theo yêu cầu của đề kiểm tra
- HS nắm được kiến thức về văn bản, về tiếng việt khá tốt.
- một số bài làm trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Nhược điểm:
- Nhiều HS còn lười học bài nên làm bài điểm thấp
- Bài làm còn mắc lỗi chính tả nhiều, cách dùng từ chưa chính xác, câu 4 nhiều HS viết quá sơ sài.
- Chưa xác định chính xác yêu cầu đề câu 4à Lạc đề.
* GV hướng dẫn sửa bài: 
Câu 1
Câu 2
Câu 3:
A. Yêu cầu:
- Về hình thức: Viết đúng thể loại văn kể chuyện. Bài viết có 3 phần. Diễn đạt mạch lạc , lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao
- Về nội dung: Làm rõ yêu cầu đề bài: Kể về người bạn thân.
*Hoạt động 3:HD Luyện tập.
Gv trả bài và ghi điểm: 
-GV giải đáp những thắc mắc của hs
*Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng
G cho H đọc mẫu bài văn hay.
 - G đọc bài điểm yếu & chỉ ra các lỗi – nguyên nhân mắc lỗi & cách sửa
I. Sửa bài: 
1. Nhận xét:
Ưu điểm:
 - Đa số hs làm đúng theo yêu cầu của đề kiểm tra
- HS nắm được kiến thức về văn bản, về tiếng việt khá tốt.
- Một số bài làm trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Nhược điểm:
- Nhiều HS còn lười học bài nên làm bài dạt diểm thấp
- Bài làm còn mắc lỗi chính tả nhiều, cách dùng từ chưa chính xác, câu 4 có một số HS viết còn sơ sài.
2. Sửa bài:
Câu 1: (2,0 điểm)
 -Câu”Đẹp vô cùng,Tổ quốc ta ơi!’
 Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông mới được giải phóng 
 -Cụm từ hò ô tiếng hát:
 + Đảo hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô(vần lưng),tạo cảm giác kéo dài,thể hiện sự mênh mang của sông nước,đồng thời cũng đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước (vần chân: ngạt -hát).
 +Trật tự từ đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ.
Câu 2:(3,0 điểm)
 a) (0,5 điểm) -Bốn khổ thơ trích từ văn bản “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
 b)( 0,5 điểm)
 -Ông đồ:người dạy học chữ nho xưa.Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học,gọi là ông đồ ,thầy đồ.
 c) (2 điểm)
 -Khổ thơ 1 và 2:hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý
 +Ông xuất hiện trong khung cảnh tươi vui của ngày giáp Tết:hoa đào nở,mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại;
 +Ông được mọi người ngưỡng ,mộ(nhiều người thuê viết;mọi người tấm tắc ngợi khen tài ông,khen ông có hoa tay,khen chữ ông như phượng múa rồng bay, ).
 -Khổ thơ 3 và 4:hình ảnh ông đồ thời tàn
 +Vẫn là những ngày giáp Tết nhưng cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương;Người thuê viết nay đâu?;Giấy đổ buồn không thắm:Mực đọng trong nghiên sầu.
 + Ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng vô cùng lạc lõng,lẻ loi:Qua đường không ai hay.trời đất cũng ảm đạm,lạnh lẽo như lòng ông:Lá vàng rơi trên giấy:Ngoài giời mưa bụi bay.
Câu 3:(5,0 điểm)
 I.Mở bài: Giới thiệu sự gần gũi,gắn bó,thân thiết của sách đối với đời sống con người .
 II.Thân bài:
 -Giải thích sách là gì?
 -Chúng ta cần phải biết yêu quý sách.Nhưng đó là sách nào?
 +Không phải sách nào cũng có ích.
 +Sách mà ta yêu quý là những sách có ích( những tác phẩm văn học chân chính,những cuốn sách giáo khoa,sách khoa học kỹ thuật, ).
 -Tại sao cần yêu quý sách?
 +Vì sao sách là kho kiến thức.
 +Chứng minh sách đúng là kho kiến thức.
 -Tại sao’’chỉ có kiến thức mới là con đường sống’’?
 +Cuộc sống của con người có rất nhiều nhu cầu chính đáng và cũng luôn phải đối mặt với nhiều mối nguy cơ,thách thức.
 +Đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó với những nuy cơ ấy,cần phải có kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được.
 III.Kết bài: -Khẳng định lại vấn đề.
 -Liên hệ bản thân.
II. Trả bài và ghi điểm:
4. HDVN: 
*Bài cũ : Ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình Ngữ Văn 8
5. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY :
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_140_tra_bai_kiem_tra_hoc_ki_ii_na.docx