Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 181 đến 185: Tổng kết văn học nước ngoài

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 181 đến 185: Tổng kết văn học nước ngoài

II-Nội dung và nghệ thuật các tác phẩm đã học ở lớp 9.

1-Cố hương.

* Nội dung: Thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật tôi, những rung cảm của tôi trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.

* Nghệ thuật:

 -Kể chuyện linh hoạt

-Quá khứ đan xen hiện tại.

-Khắc hoạ thành công tính cách nhân vật tôi.

2-Những đứa trẻ.

- Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh,đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, M. gorki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu thốn tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.

3-Mây và sóng.

- Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

4-Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rôbinxơn trong đoạn trích, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.

 

docx 8 trang maihoap55 3510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 181 đến 185: Tổng kết văn học nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TUẦN 35( Tiết 181 đến 185)
TUẦN 35- TIẾT 181 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
I-Hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài đã học từ lớp 6-9.
STT
Tên tác phẩm
Tác giả, người dịch
Nước
 Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
Cố hương
Nhứng đứa trẻ
Mây và sóng
Rôbin xơn
Bố của ximông
Con chó Bấc
Bàn về đọc sách.
Chó sói và cừu
Lỗ Tấn
M.gorki
Ta go
Đ.phô
Mopaxăng
G. lân đơn
Chu Quang Tiềm.
H.ten
T.Quốc
Nga
Ấn độ
Anh
Pháp
Mĩ
Trung Quốc
Pháp
20
20
20
17,18
19
20
19,20
19
Truyện ngắn
Tiêu thuyết
Thơ
Tiểuthuyết
Truyện ngắn
Tiểu thuyết
Nghị luận
Nghị luận
9
9
9
9
9
9
9
9
* Chú ý: còn lại lớp 6-8 : HS tự học 
II-Nội dung và nghệ thuật các tác phẩm đã học ở lớp 9.
1-Cố hương.
* Nội dung: Thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật tôi, những rung cảm của tôi trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.
* Nghệ thuật:
 -Kể chuyện linh hoạt
-Quá khứ đan xen hiện tại.
-Khắc hoạ thành công tính cách nhân vật tôi.
2-Những đứa trẻ.
Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh,đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, M. gorki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu thốn tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
3-Mây và sóng.
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
4-Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rôbinxơn trong đoạn trích, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
5-Bố của Xi - mông.
Môpaxăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: ximông, Blăngsôt, Philip trong đoạn trích, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng yêu thương con người, sự thông cảm với nỗi đau hoặc lở lầm của người khác.
6-Con chó Bấc.
Đoạn trích cho ta thấy nhà văn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
7-Bàn về đọc sách.
Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng dẫn chứng, lối ví von giàu hình ảnh, nhà văn cho chúng ta thấy việc đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao học vấn, biết chọn lọc sách để đọc. Cần kết hợp đọc sâu và rộng.
8-Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông ten
Bằng cách so sánh hình tượng con sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La phông ten vời những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy phông, H. ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Tiết 182-183: Văn bản: BẮC SƠN (Nguyễn Huy Tưởng)
Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng( 1912-1960).
- Quê: Đông Anh- Hà Nội.
- Là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.
- Tác phẩm chính: Sống mãi với thủ đô
( Tiểu thuyết ), Bắc Sơn, Vũ Như Tô ( Kịch )
-> Các sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc, giàu cảm hứng lịch sử. 
2. Tác phẩm: ( 1946 ) gồm 5 hồi
- Đoạn trích: Hồi 4
- Thể loại: Kịch
 3. Bố cục: 4 hồi
 - Lớp I: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm và Ngọc. Mâu thuẫn giưa hai người, Thơm dần dần nhận ra con người thật của Ngọc. Cô đau xót và ân hận.
- Lớp II: Thơm- Thái- Cửu : Giới thiệu tình huống kịch, tạo điều kiện cho mâu thuẫn, xung đột phát triển. Thái- Cửu, hai cán bộ , chiến sĩ cách mạng chạy chốn , tình cờ trong lúc bối rối chạy vào nhà Thơm và cô quyết định cho hai người chốn ở buồng ngủ của mình.
- Lớp III : Thơm- Ngọc : Ngọc đột ngột về nhà, Thơm tìm cách giấu chồng qua câu chuyện, càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn , day dứt trong lòng Thơm. Một mặt dù nhận ra bản chất phản động của Ngọc, đã quyết định che giâú hai cán bộ cách mạng, mặt khác Thơm vẫn chưa đủ cương quyết để hành động....
- Lớp IV: Cuối Ngọc lại lật đật chạy theo bọn lính Pháp , tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn.
II. Nội dung
1. Mâu thuẫn, xung đột kịch:
- Mâu thuẫn giữa ta- địch, giữa các cán bộ chiến sĩ cách mạng với bọn giặc Pháp và tay sai phản động.
- Mâu thuẫn trên lồng trong mâu thuẫn gia đình: Giữa Thơm và Ngọc.
- Mâu thuẫn phát triển trong tình huống kịch gay gắt, kịch liệt:
+ Cuộc khởi nghĩa thất bại.
+ Giặc lùng gắt gao các chiến sĩ , cán bộ.
+ Cửu chạy chốn đúng vào nhà Thơm.
+ Ngọc chồng Thơm một tên chỉ điểm cho kẻ thù đột ngột về.
2. Tâm trạng và hành động của Thơm:
- Thơm là vợ Ngọc - một nho lại trong bộ máy cai trị của Pháp. Được chồng chiều chuộng, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra – dù cha và em trai tích cực tham gia kháng chiến.
- Thơm quý trọng ông giáo Thái – cán bộ CM đến củng cố phong trào.
- Khi lực lượng bị đàn áp, cha và em hi sinh, Thơm ân hận, càng bị giày vò khi Ngọc làm tay sai dẫn Pháp về đánh úp lực lượng
 Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi, Ngọc dần lộ rõ bộ mặt Việt gian bằng số tiền thưởng.
- Ngọc sẵn sàng dễ dàng thoả mãn nhu cầu ăn diện của vợ.
- Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha (những lời cuối, trao súng cho Thơm), em trai hi sinh, mẹ điên... luôn ám ảnh tâm trí cô.
- Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng (đối thoại ở lớp III).
- Một tình huống bất ngờ buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị Ngọc truy lùng, chạy nhầm vào chính nhà Thơm.
- Thơm phải che giấu Thái và Cửu trong buồng của mình; luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.
*Tác giả khẳng định: Cách mạng không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.
3. Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu:
* Ngọc: nho lại, nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.
- Bản chất Việt gian, truy lùng chiến sĩ cách mạng; cố che giấu vợ bản chất và hành động của mình bằng việc chiều chuộng vợ nhưng tâm địa vẫn cứ lộ ra.
* Tính cách nhất quán nhưng không đơn giản.
* Thái - Cửu: nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát.
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào cách mạng.
III. Nghệ thuật kịch:
- Thể hiện xung đột:
 + Đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu.
 + Nội tâm Thơm: dẫn đến bước ngoặt quan trọng
- Xây dựng tình huống: éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
- Ngôn ngữ đối thoại:
 + Nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với từng đoạn của hành động kịch (lớp II).
 + Đối thoại bộc lộ rõ nội tâm, tính cách nhân vật.
IV. Tổng kết: ghi nhớ/ SGK/167
TUẦN 35- TIẾT 184 : THƯ ( ĐIỆN) CHÚC MỪNG THĂM HỎI
I. Những trường hợp cần viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
* Một số trường hợp.
-Những trường hợp cần gửi thư ( điện) chúc mừng.
+Trường hợp a: nhân dịp sinh nhật, đoạt giải cao trong thi cử, chuyển nhà mới...
+Trường hợp b.
-Những trường hợp cần gửi thư ( điện) thăm hỏi.
+Trường hợp c, d.
-Thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, đạt giải cao trong kì thi đại học...
-Có hai loại địên( thư) .
+Điện, thư thăm hỏi
+Điện thư chúc mừng.
- Khác nhau về mục đích:
+Thăm hỏi và chia vui
+Thăm hỏi và chia buồn.
II. Cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1.Văn bản.
-Văn bản a
-Văn bản b
-Văn bản c
-Thư, điện chúc mừng: Trường hợp a, b
-Thư điện thăm hỏi : Trường hợp c.
* Giống nhau:
-Đều bày tỏ tình cảm, chia sẻ với người nhận thư, điện.
* Khác nhau.
+Chúc mừng là bộc lộ suy nghĩ cảm xúc chia vui...->Lời chúc mong muốn.
+Thăm hỏi: bộc lộ sự cảm thông chia sẻ nỗi buồn -> Lời thăm hỏi, chia buồn.
- Độ dài vừa phải, ngắn gọn, xúc tích, đủ ý.
- Lời chúc mong muốn.
- Lời thăm hỏi, chia buồn.
* Lời văn:
-Chúc mừng: bày tỏ sự chúc mừng phấn khởi.
-Thăm hỏi: bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ...
-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.
-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui, nỗi buồn, điều không may của người nhận
-Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.
-Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.
-Thư( điện) chúc mừng thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.
-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui, nỗi buồn, điều không may của người nhận
-Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.
-Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.
-Thư( điện) được viết ngắn gọn, xúc tích với tình cảm chân thành.
-Họ tên , địa chỉ người gửi, họ tên địa chỉ người nhận.
2.Ghi nhớ: SGK/204
TUẦN 35- TIẾT 185 : LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I-Lí thuyết.
- Mục đích và tác dụng của hợp đồng.
- Hợp đồng ghi lại các điều khoản đã thỏa thuận của hai bên tham gia hợp đồng.
- Đảm bảo về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên tham gia hợp đồng.
- Nội dung: ghi lại các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận, cam kết
- Hình thức: Theo bố cục khuân mẫu 3 phần.
- Lời văn: Chính xác, chặt chẽ.
II. Luyện tập:
- Lựa chọn tình huống làm hợp đồng?
H: Những mục cần có của một bản hợp đồng? Phần nội dung chính đư¬ợc trình bày ntn?
H: Những yêu cầu về hành văn, số liệu cảu hợp đồng ?
H: Những yêu cầu về hành văn, số liệu cảu hợp đồng ?
H: Chọn cách diễn đạt nào? tại sao?
H: Chú ý những gì khi lập một bản hợp đồng ở BT3? Lời văn?
VD: Những bản hợp đồng nào cần thiết phục vụ cho gia đình em?
1. Bài tập 1. Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính pháp lý.
- Tường trình
- Biên bản
- Báo cáo
- Hợp đồng x
2. Bài tập 2.Những mục cần có của một bản hợp đồng:
- Cả 3 mục.
4. Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng:
- Chặt chẽ, chính xác, đơn nghĩa
5. Chọn cách diễn đạt nào trong 2 cách sau? Tại sao?
a ⇒ Cách 1
b, c, d ⇒ Cách 2
6. Lập hợp đồng cho thuê xe đạp:
- Chú ý cách bố trí sắp xếp các nội dung theo đúng thể thức của một bản hợp đồng.
7. Luyện tập tự viết những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc:
- Hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất
- Hợp đồng sử dụng điện , sử dụng nước sạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_181_den_185_tong_ket_van_hoc_nuoc.docx