Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 24 đến 32
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Hiểu được sự kiện, nhân vật, cốt truyện và giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều, thể thơ lục bát trong một tác phẩm văn học trung đại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt tác phẩm và tìm hiểu giá trị tác phẩm .
Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả VHTĐ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về Truyện Kiều .
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về Truyện Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thuý Kiều).
– Năng lực tạo lập văn bản (thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản,.).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về thuật ngữ; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,.).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Tư liêu, hình ảnh, máy chiếu.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc tóm tắt nội dung Truyện Kiều.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các kiến thức về Truyện Kiều.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung, nghệ thuật của tryện.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Giới thiệu những thông tin về “ Truyện Kiều”mà nhóm em đã sưu tầm?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
A.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP- NGỮ VĂN 9 ( HỌC KỲ I) PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ . A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ . - Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I. - Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Các văn bảnđược sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tập làm văn và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản phù hợp phương thức biểu đạt. B. THỜI GIAN DỰ KIẾN : Tuần Tiết Bài dạy Ghi chú 5 24 Những vấn đề chung về chủ đề Truyện Kiều Khuyến khích tự học: Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều. kều ở lầu Ngưng Bích 25 6 26-27 - Chị em Thuý Kiều 28-29 -Kiểu ở lầu Ngưng Bích 30 -Miêu tả trong trong văn bản tự sự 7 31 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 32 - Luyện tập - đánh giá chủ đề C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ: I. MỤC TIÊU CHUNG -Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. -Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày; - Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em; - Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập. - Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp. - Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ 1.1.Đọc- hiểu 1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề truyện , học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về Nguyễn Du ( cuộc đời và sự nghiệp thơ văn). Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo đặc sắc của Truyện Kiều. Qua các đoạn trích, cảm nhận được vẻ đẹp và số phận của nhân vật chính. 1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nắm được thể thơ, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm và bút pháp tả người, tả cảnh độc đáo của Nguyễn Du. Đặc biệt là sự sáng tạo taìo tình của thiên tài văn học Việt Nam so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) - Nhận biết nghệ thuật tự sự trung đại đỉnh cao ở truyện Kiều. 1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: So sánh hình tượng nhân vật Thuý Kiều với Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) và người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Khái quát hình ảnh người phụ nữ thời phong kiến. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Truyện Kiều tới văn học dân tộc và đời sống xã hội. 1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số đoạn trích khác trong Truyện Kiều, một số câu thơ hay tả cảnh, tả người, tả tiếng đàn của Kiều... 1.2.Viết: -Thực hành viết: Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm một cách hiệu quả, sinh động. - Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học. 1.3. Nghe - Nói - Nói: kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.Trình bày ý kiến về một vấn đề trong bài học bằng một đoạn văn nói. -Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn. -Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận hay tìm hiểu bài học. -Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2.Phát triển phẩm chất, năng lực 2.1.Phẩm chất chủ yếu: - Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, cảm thương với những người bất hạnh. - Chăm học, chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. -Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường. 2.2. Năng lực 2.2.1.Năng lực chung: -Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. 2.2.2. Năng lực đặc thù: -Năng lực đọc hiểu văn bản: Hiểu được các nội dung và ý nghĩa văn bản. Từ đó hiểu giá trị và sự ảnh hưởng của tác phẩm tới cuộc sống. - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học. Viết được các đoạn văn, bài văn với những phương thức biểu đạt klhác nhau. - Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn. D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP. 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Vận dụng thấp Vận dụng cao - Sơ giản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - Khái niệm truyện thơ Nôm. - Tên gọi, nguồn gốc và bố cục của 3254 câu Kiều. - Nhớ được hệ thống nhân vật chính diện và phản diện trong Truyện Kiều. - Nắm được được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số đoạn trích trong truyện Kiều. -Học thuộc lòng các đoạn trích. - Biết vị trí đoạn trích. - Giúp hs nắm bắt được yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự, - Học sinh hiểu được thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Có khả năng tiếp cận vấn đề/vấn đề thực tiễn liên quan bài học. - Hiểu ý nghĩa nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích Truyện Kiều. - Hiểu, cảm nhận được giá trị hiện thực và nhân đạo trong Truyện Kiều. - Hiểu được bút pháp tả chân dung nhân vật chính diện và miêu tả nội tâm trong Truyện Kiều - Hiểu ý nghĩa một số chi tiết giàu ý nghĩa nghĩa, một số điển tích, điển cố... - Hiểu được đặc điểm, vai trò miêu tả trong văn bản tự sự qua chân dung giai nhân 9 Thuý Kiều- Thuý Vân) . -Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống trong bài học. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn bảm nhận về ngữ liệu từ văn bản. - Đọc – hiểu những đoạn trích khác trong Truyện Kiều - So sánh sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều với Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim vân kiều truyện. - Vận dụng đọc hiểu kết nối đến hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại. - Giải thích cách kết thúc truyện và giá trị tác phẩm đến ngày nay : Ru Kiều, nảy Kiều, chuyển thể loại hình nghệ thuạt khác.... -Kể miệng được một sự việc một đoạn Kiều có sử dụng miêu tả, miêu tả nội tâm... - Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống liên quan. - Lập kế hoạch để giải quyết tình huống GV đặt ra. - Vận dụng miêu tả và miêu tả nội tâm kể loại đoạn trích trong truyện Kiều. - Nhập vai nhân vật để kể lại đoạn trích để phát huy vai trò cua rmiêu tả nội tâm. - Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống - - Viết được bàivăn tự sự có sử dụng miêu tả và miêu tả nội tâm. - Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống đề ra. - Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. 2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Mức độ thấp Mức độ cao - Qua phần chuẩn bị, hãy giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du? - Những yêu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?Tiểu sử? Gia đình? + Thời đại? - Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? - Nguồn gốc “Truyện Kiều”? - Sắp xếp các nhân vật trong truyện Kiều thành hai tuyến: Chính diện và phản diện? Khi miêu tả Thuý Vân, tác giả tả những chi tiết nào? Những hình ảnh nào của thiên nhiên được dùng để tả mĩ nhân? -Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả TV? - Cảm nhận của em về chân dung nhân vật? - Đoc chú thích SGK để hiểu về câu thơ “ làn thu thủy, nét xuân sơn”? Tác giả đã giới thiệu về tài của Kiều trong những câu thơ nào? Đọc diễn cảm những câu thơ đó? - Kiều có những tài gì? nhận xét của em về tài của Kiều? - Nếu tả sắc đẹp, tác giả đặc tả đôi mắt thì tả tài, Nguyễn Du dừng lâu ở tài nào? - Tóm tắt truyện từ VB trước đến VB này? - Đọc thầm và chia bố cục bài thơ? - Nêu ý câu thơ: Tưởng người chờ? +Tin sương? - Điều đó cho em hiểu Thúy Kiều đối với Kim Trọng như thế nào? -Tìm và giải thích các điển tích trong những câu thơ trên? -Theo em , nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện ở những khía cạnh nào? - Trong văn tự sự:những đối tượng nào được miêu tả? - Miêu tả phương diện nào của đối tượng? -Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? -Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích -Khái niệm và cách vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? - Em biết gì về Kim Vân Kiều truyện? Có thể nói Truyện Kiều của ND là tác phẩm dịch KVKT không? Vì sao? -Qua đọc và tìm hiểu về “ Truyện Kiều”, em nắm bắt được giá trị nội dung của truyện.? -Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện? - Thành công lớn nhất của Truyện Kiều thể hiện qua những phương diện nào? - Thái độ của tác giả? -Tìm lời chú thích cho mỗi bức tranh (câu thơ). Chú ý bổ sung chi tiết để truyện kể đảm bảo nội dung, -Các chi tiết được miêu tả thuộc dáng vẻ hay tâm hồn? - Chân dung Thuý Kiều được miêu tả qua những hình ảnh nào? - Theo em tác giả đặc tả đôi mắt nhằm mục đích gì? - Nghiêng nước nghiêng thành? -Theo em: Vì sao Thuý Vân là em lại là nhân vật phụ lại được miêu tả trước? - Tổng kết giá trị đoạn trích. - Xác định vị trí đoạn trích? -Quan sát - tóm tắt đoạn trong Truyện Kiều có liên quan đến hình ảnh. - Qua 8 câu thơ em hiểu thêm gì về TK- Con người tài sắc ấy? -Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì? - Có thể đổi vị trí hai từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên được không? Vì sao? -Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không? - Nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ? - Đánh giá quan điểm nhân sinh của tác giả? -Trong đoạn trích trên điệp từ “buồn trông” có giá trị như thế nào trong bộc lộc tâm trạng nhân vật? - Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong các đoạn trích Truyện Kiều theo mẫu sau: Tả thiên nhiên.tả người (ngoại hình, hành động, nội tâm) -Kể truyện theo tranh. -Vì sao nói “ Truyện Kiều là bản cáo trạng, là tiếng kêu thương”? -Tìm đọc trong thư viện tài liệu về truyệnn Kiều. các bài viết của nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê? -Tìm hiểu nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều”? -Hãy dùng đoạn văn nói để giới thiệu về chân dung Thúy Vân? - Nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê nhận xét: Dù tả tài hay sắc của Kiều, Nguyễn Du cũng làm nổi bật cái tình của nàng. Em có đồng ý không? Hãy chứng minh? -Cho HS đọc đoạn tham khảo để thấy những sáng tạo của Nguyễn Du ( từ kể đến gợi tả): - Từ “ xuân” trong “ nét xuân sơn” và “ xuân” trong “ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” có ý nghĩa như thế nào? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa? Em hiểu gì về hình ảnh tấm son? Hình ảnh tấm son gợi cho em sự liên tưởng tới câu thơ nào trong chương trình đã học? Qua đó, em có nhận xét gì về cách miêu tả mỗi con người cụ thể? vai trò của yếu tố thiên nhiên ( nhân vật thiên nhiên) trong thơ Nguyễn Du? Bài học cho em khi sử dụng yếu tố tả người. -Những câu thơ tả cảnh, ngoại hình bên ngoài có mối quan hệ gắn bó với thế giới nội tâm của nhân vật, góp phần thể hiện nội tâm của nhân vật. Đúng hay sai? Viết đoạn văn ngắn phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân. -Qua tìm hiểu hai bức chân dung, em hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn nói:“Hai bức chân dung giai nhân dồng thời cũng là chân dung tính cách, chân dung số phận”? -Tạo lập đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả để kể về hoạt động tình nguyện của học sinh trong trường ? -Thực hành viết đoạn văn có sử dụng miêu tả nội tâm Kiều trong đoạn trích : mã Giám Sinh mua Kiều. -Miêu tả nội tâm: Tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng và tình cảm của nhân vật. Đọc truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân ( SGK Ngữ văn 9- tập 1.) để làm rõ nhận định trên? -Nhập vai nhân vật Thuý Kiêu, kể lại đoạn truyện “ Cảnh ngày xuân” ? -Nhập vai nhan vật Thuý Kiều, kể lại đoạn truyện “ Kiều ớ lẫu Ngưng Bích” có sử dụng miêu tả ? -Bằng lời của Hoạn kể lại đoạn Kiều báo â,báo oan từ “ Thoắt trông ...tha ngay” có sử dụng miêu tả và miêu tả nội tâm? - Trong Truyện Kiều, thiên nhiên đi đây về đó hầu như khắp cốt truyện. Hãy trình bày ý kiến về nhận định trên ? -Sử dụng nguồn học liệu mở và CNTT để trình chiếu, giới thiệu về Nguyên Du và Truyện Kiều? - Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. - Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành). Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, ) Đ. CHUẨN BỊ : - Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. +Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... +Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề. - Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề. + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1.Phương pháp và kĩ thuật dạy học: -Kĩ thuật động não, thảo luận - Kĩ thuật trình bày một phút - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - Gợi mở - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm - Giảng bình, thuyết trình 2.Phương tiện dạy hoc: -Sách giáo khoa, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu... -Bài soạn ( in và điện tử) PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TUẦN 5- TIẾT 24-25 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Hiểu được sự kiện, nhân vật, cốt truyện và giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều, thể thơ lục bát trong một tác phẩm văn học trung đại. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt tác phẩm và tìm hiểu giá trị tác phẩm . Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả VHTĐ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về Truyện Kiều . 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về Truyện Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thuý Kiều). – Năng lực tạo lập văn bản (thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản,...). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về thuật ngữ; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Tư liêu, hình ảnh, máy chiếu... C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc tóm tắt nội dung Truyện Kiều. - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các kiến thức về Truyện Kiều. - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung, nghệ thuật của tryện. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giới thiệu những thông tin về “ Truyện Kiều”mà nhóm em đã sưu tầm? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC A.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - GV giới thiệu chương trình chủ đề chủ đề so với cấu trúc SGK. Tổ chức cho HS trao đồi: (1) Em hiểu thế nào là chủ đề tích hợp? (2) Chủ đề tích hợp lớp 9- kì 1 có mục đích gì? - Tổ chức cho HS thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Chủ đề tích hơp văn bản- Làm văn gồm 9 tiết ( 6 tiết cho văn bản, 2 tiết làm văn và 1 tiết tổng kết): Qua khai thác sự liên quan, gần gũi ở văn bản đọc hiểu truyện Kiều về miêu tả và miêu tả nội tâm .... Từ đó vận dụng vào tạo lập văn bản. năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản. - Thông qua chủ đề: HS nhận biết giá trị cuả truyện Kiều. đặc biệt là sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm tinh tế, sắc sảo của Nguyễn Du. Từ đó hiểu về cách đưa yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm vào văn bản tự sự. =>Thấy được sự tương tác giữa văn bản và làm văn ( Giữa đọc hiểu và tạo lập văn bản) B. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄ DU VÀ TRUYỆN KIỀU I.NGUYỄN DU -HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI (1) Qua phần chuẩn bị, hãy giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du? (2) Những yêu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? +Tiểu sử? +Gia đình? + Thời đại? (3) Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? - HS báo cáo kết quả thảo luận bằng đoạn văn thuyết minh. - Tổ chức trao đổi, thảo luận kết quả báo cáo từ các nhóm. - Gv nhận xét, trình chiếu hình ảnh và giới thiệu thêm về tác giả. 1.Thân thế -Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như; hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Gia đình: gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. -Thời đại:-Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của đất nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX: Sự khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến và phong trào nông dân nổi dậy ở khắp nơi ( Tây Sơn) Ông sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ sang Trung Quốc... Đã tác động mạnh tới tình cảm tình cảm, nhận thức của ông để ông hướng ngòi bút vào hiện thực, cảm thông, yêu thương con người. 2. Sự nghiệp sáng tác: - Thơ chữ Hán (gồm 243 bài) với ba tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. -Chữ nôm: Tiêu biểu nhất là “ Truyện Kiều”. “ Truyện Kiều” được tái bản nhiều lần... Quan sát hình ảnh đầu tiên: Sơ đồ về cuộc đời Nguyễn Du. Tiếp là những tác phaamt chinhd của ông. Trong đó những bài ca đối đáp đậm chất phiêu du của một thời tuổi trẻ, như: Thác lời trai phường nón; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ; Văn tế thập loại chúng sinh Đặc biệt là Truyện Kiều nổi tiếng khắp thế giới. II. Giới thiệu Truyện Kiều: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Em hãy cho biết những thông tin về Truyện Kiều mà em thu thập được? (1) Nguồn gốc “Truyện Kiều”? (2) Em biết gì về Kim Vân Kiều truyện? Có thể nói Truyện Kiều của ND là tác phẩm dịch KVKT không? Vì sao? - G cho 3 H lần lượt kể tóm tắt truyện. HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI (1).Nhóm em hãy sắp xếp các nhân vật trong truyện Kiều thành hai tuyến: Chính diện và phản diện? Bản in cổ nhất Từ thời Tự Đức(1875) 1. Nguồn gốc: lấy cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) 2. Nhan đề : SGK - Tên lúc đầu: Đoạn trường tân thanh. - Tên thường gọi: Truyện Kiều 3. Tóm tắt Truyện Kiều: + Gặp gỡ và đính ước + Gia biến và lưu lạc + Đoàn tụ. (2). Qua đọc và tìm hiểu về “ Truyện Kiều”, em nắm bắt được giá trị nội dung của truyện.? + Giá trị nội dung? (3) Tìm đọc những câu trong “Truyện Kiều” minh hoạ cho mỗi nhận xét - Tổ chức cho HS thảo luận vè trình bày kết quả. -G nêu 1 số nhận xét của 1 số nhà văn, nhà phê bình văn học. trong “ Tư liệu Ngữ văn 9”, “ Đọc hiểu văn bản” Ngữ văn 9. - (3).Đọc SGK. Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện? -Theo nhóm em, thành công lớn nhất của Truyện Kiều thể hiện qua những phương diện nào? - Thái độ của tác giả? 4. Giá trị nội dung: * Giá trị hiện thực cao: - Một xã hội bất công, tàn bạo: + Quan lại bất chấp công lý, sẵn sàng chà đạp lên quyền sống con người (Gia đình Kiều bị vu oan...) + Tố cáo XH đồng tiền có thế lực vạn năng ( Trong tay sẵn có đồng tiền/Giàu lòng đổi trắng tháy đen khó gì) + Xã hội các thế lực tàn bạo, lưu mạnh, côn đồ ức hiếp, chà đạp người lương thiện ( Tú Bà. Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, ...) - Người lương thiện là nạn nhân của XH thối nát luôn bị áp bức, vùi dập: + Bị cướp đi quyền sống, bị cướp bóc, vu oan... + Bì chà đạp về nhân phẩm *Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Đề cao tài sắc, nhân phẩm ( Hiếu - Tâm) + Lòng thương người: Cảm thương với số phận bát hạnh... + Ca ngợi tình yêu, khát vọng tự do, công lí 5. Giá trị nghệ thuật: - Thể loại: Thể thơ lục bát truyền thống - Về ngôn ngữ: Kể, tả, đối thoại... Ngôn ngữ dân gian kết hợp ngôn ngữ bác học. - Biện pháp nghệ thuật: tả cảnh, tả người, - Xây dựng nhân vật... Thái độ của tác giả được Đặng Thanh Lê khái quát qua nội dung truyện Kiều: Một bản cáo trạng, một tiếng kêu thương. Hay nhà thơ Tố Hữu viết: Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều. Đó là trái tim nhân đạo bao la, một tư tưởng tiến bộ với khao khát tự do, khao khát bảo bệ quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó thể hiện ngay ở nhan đề của truyện. - GV giải thích cách hiểu khác về nhan đề TP ( Nguyễn Đăng Na- ĐHSP Hà Nội): + Đoạn: Đứt + Trường( tràng): Ruột (Tích con vượn mẹ bị bắt mất con xuống thuyền. Nó chạy theo dọc bờ sông. Khi thuyền dừng lại nó gã gục và chết. khi mổ bụng nó, ruột đứt từng đoạn. Nó khóc thương con đến đứt ruột) =>Yếu tố chỉ nội dung chủ đề TP. + Tân: mới + Thanh: Thơ ca/ =>Bài thơ có ý mới lạ- yếu tố chỉ loại hình thể loại. => Chúng ta hiểu đơn giản theo SGK: Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Chia nhóm HS : theo tổ. - Cho HS tiếp cận hình ảnh ( trình chiếu) - GV giao nhiệm vụ: mỗi tổ thực hiện một nhiệm vụ sau: 1. Tìm lời chú thích cho mỗi bức tranh (câu thơ). Chú ý bổ sung chi tiết để truyện kể đảm bảo nội dung, 2.Kể truyện theo tranh. - Gv quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS thảo luận. - Tổng hợp ý kiến. Sản phẩm của HS HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI Vì sao nói “ Truyện Kiều là bản cáo trạng, là tiếng kêu thương”? - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. -HD HS dựa vào giá trị nội dung cùa truyện để giải thích và chứng minh. - Tổ chức báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận . - GV tổng hợp, kết luận. *Bản cáo trạng; Giá trị hiện thực. - Tố cáo thực trạng xã hội thối nát, bất công, tàn bạo. - Phản ánh cuộc sống bất hạnh của người lương thiện. *Tiếng kêu thương: Giá trị nhân đạo. - Cảm thương với số phận người phụ nữ tài sắc bị chà đạp, vùi đập. - Khát vọng tự do, công bằng... - Lên án các thế lực tàn bạo... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Học thuộc các đoạn trích trong “Truyện Kiều”. Vẽ sơ đồ tư duy và chia sẻ với ngươi thân thông tin về tác phẩm: 3.Tìm hiểu nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều”? 3.Tìm đọc trong thư viện tài liệu về truyện Kiều. các bài viết của nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê? ------------------------------------ TUẦN 6 - TIẾT 26 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... CHỊ EM THUÝ KIỀU ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs thấy được bút pháp ước lệ, tượng trưng của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của Nguyễn Du khi xây dựng chân dung nhân vật chi em Thuý Kiều và cảm hứng nhân đạo của tác giả ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người đoạn trích. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại. Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện. Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nghệ thuật. Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của ND trong văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức trân trọng những giá trị tốt đẹp . 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác – Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu đoạn trích Chị em Thuý Kiều). – Năng lực tạo lập văn bản (thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản,...). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về thuật ngữ; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Tư liệu về “Truyện Kiều” C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm đoạn trích. - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn trích Truyện Kiều. - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung theo câu hỏi của Gv. - Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận sau khi học đoạn trích. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm tình huống của nhóm. - Tổ chức cho HS nhận xét -Trình bày kết quả tìm hiểu nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều”? - HS trình bày kết quả sưu tầm tình huống của nhóm -HS xung phong trả lời. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. GV khái quát: Trong truyện Kiều nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật đã đạt đến đỉnh cao. Với những nhân vật chính diện được Nguyễn Du yêu mến, trân trọng nên ông đã ngợi ca vẻ đẹp của họ điều đó được thể hiện rõ trong đoạn trích “ Chị en Thuý Kiều.” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I.Tìm hiểu chung HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - G nêu câu hỏi. - Nêu vị trí đoạn trích. - Tóm tắt từ dầu truyện đến hết đoạn trích trên? -Nêu nội dung của đoạn trích? - Thống nhất chung 1. Vị trí đoạn trích: Thuộc phần đầu (Gặp gỡ và đính ước). Trước đó tả cảnh xã hội và gia đình Kiều..Sau đoạn này là cảnh chơi xuân. 2. Nội dung: tả chân dung của chị em Thuý Kiều. II. Đọc –Hiểu văn bản: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - G nêu cách đọc - G đọc và gọi H đọc - Đọc chú thích. -Nêu bố cục của đoạn? - Thống nhất chung - Đọc 2 câu đầu? Em hiểu “ tố nga?” - Em cảm nhận chung gì về hai câu đầu? - Tác giả đã sử dụng câu văn nào để giới thiệu TV, TK? - Đọc chú thích và giải thích ý nghĩa của từng câu? - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? - Cảm nhận ban đầu về vẻ đẹp của chi em Thúy Kiều? - Câu thơ thứ 4 có gì đặc biệt? - Đọc lại những câu thơ tả Thuý Vân. - Khi miêu tả Thuý Vân, tác giả tả những chi tiết nào? Những hình ảnh nào của thiên nhiên được dùng để tả mĩ nhân? -Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả TV? Các chi tiết được miêu tả thuộc dáng vẻ hay tâm hồn? - Cảm nhận của em về chân dung nhân vật? - Hãy dùng đoạn văn nói để giới thiệu về chân dung Thúy Vân? - Gọi HS trình bày miệng. - Tổ chức cho HS nhận xét bổ sung ý kiến? - Theo em: Vì sao Thuý Vân là em lại là nhân vật phụ lại được miêu tả trước? 1.Đọc- Chú thích: 2. Bố cục đoạn trích: 3 phần: + Giới thiệu chung về hai chị em + Vẻ đẹp của Thuý Vân + Vẻ đẹp của Thuý Kiều + Cuộc sống của hai chị em 3.Phân tích: a. Vẻ đẹp chung chị em (4 câu đầu): - Hai câu đầu: Giới thiệu khái quát và thứ bậc của hai chị em. - mai cốt cách - Tuyết tinh thần - mỗi người một vẻ - Mười phân vẹn -> Bút pháp ước lệ tượng trưng . =>Vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, duyên dáng . => Cách miêu tả nhằm vào cái hồn, cái thần: vẻ đẹp mảnh mai,trong trắng, cao quí. - Mỗi người vẹn mười-> hai chị em đẹp hoàn hảo song hé mở mỗi người có nét đẹp riêng. b. Chân dung Thuý Vân( Bốn câu thơ tiếp): + Trang trọng: vẻ đẹp cao sang, quí phái, sang trọng - Khuôn trăng - Nét ngài - Hoa cười - Ngọc thốt đoan trang - Mây thua nước tóc, thuyết nhường màu da ->Hình ảnh ẩn dụ lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp mĩ nhân những hình ảnh đẹp của thiên nhiên:Khuôn mặt đầy đặn tươi thắm như mặt trăng rằm, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc,mái tóc óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết-> Vẻ đẹp - trang trọng, đầy đặn, phúc hậu của một giai nhân. Thuý Vân là em lại là nhân vật phụ nhưng lại được miêu tả trước. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả: Lấy Thuý Vân làm nền so sánh, Để làm nổi bật Thuý Kiều. Đó là bút pháp đòn bẩy hay “Tả khách hình chủ ” của văn học trung đại. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG 1.Viết đoạn văn ngắn phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân. HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN: - Hướng dẫn học sinh viết bài. + Đảm bảo làm nổi bật nghệ thuật và nội dung đoạn trích. + Hình thức đoạn văn, diễn đạt, chữ viết, chính tả.... -Quan sát học sinh làm bài. - Tổ chức cho HS trình bày và rút kinh nghiệm. 4.Nghệ thuật+ bút pháp ước lệ: dùng những hình ảnh: trăng, hoa, ngọc... + Sử dụng biện pháp ẩn dụ: khuôn trăng, hoa cười.... + Sử dụng các từ ngữ Hán Việt: trang trọng, đoan trang.- Nội dung: + Chân dung Thuý Vân hiện ra với vẻ đẹp: phúc hậu, đoan trang, đầy đặn... +Dự báo cuộc đời sau này của nàng hạnh phúc viên mãn, phẳng lặng, bình yên.. HOẠT ĐỘNG TÌM T
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_24_den_32.doc