Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 29 đến 45 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 29 đến 45 - Năm học 2020-2021

MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Ở NHÀ)

A/ MỤC TIÊU:

 I. Theo chuẩn KTKN

 1/ Kiến thức:

 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự.

 - Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn tự sự.

 2/ Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng phát hiện và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu trong văn tự sự cho HS - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.

 3/ Thái độ:

 - Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.

 II. Nâng cao, mở rộng.

 - Nâng cao năng lực làm văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố miêu tả.

B/ CHUẨN BỊ:

GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.

C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH

 - Phân tích ngữ liệu - So sánh.- Thực hanh

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I/ Ổn định tổ chức:

 II/ Bài cũ:(5’) GV: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Văn bản miêu tả?

 III/ Bài mới:

1/ Đặt vấn đề:

Làm sao để có bài văn tự sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc? Tiết học này giúp các em giải quyết thắc mắc đó.

2/ Tổ chức hoạt động:

 

doc 30 trang maihoap55 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 29 đến 45 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:08/10/2020
	Ngày dạy:09/10/2020
	Tiết:29	THUẬT NGỮ
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Khái niêm thuật ngữ và đặc điểm của nó.
 	2/ Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
	- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
 	3/ Thái độ:
 	- Có ý thức sử dụng thuật ngữ khi giao tiếp.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ cho HS khi tạo lập các văn bản KHCN
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Gợi mở, đàm thoại
	- Phân tíchví dụ
	- Quy nap
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’) 	
	GV:Tìm ba mô hình phát triển từ vựng theo kiểu X + tặc ?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt của một ngôn ngữ. Vậy thuật ngữ là gì? Chúng có những đặc điểm nào? Tiết học này sẽ giúp các em hiêu rõ điều đó.
 2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(10’) 
HS: Đọc phân I1 (SGK tr87)
GV: Hãy so sánh hai cách giải thích nghĩa của từ nước và muối? Cách nào không hiểu được nếu thiếu kiến thức hoá học?
HS: Đọc phần I2 (SGK tr87)
GV: Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn nào?
GV: Những từ ngữ được định nghĩa này chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
HS: Rút ra nội dung bài học SGK tr 88
Hoạt động 2:(10’) 
GV: Các thuật ngữ trong mục I2 ngoài nghĩa trên còn có nghĩa nào khác nữa không?
HS: Đọc ví dụ a, b ở mục I2 SGK tr88
GV: Trong các ví dụ trên, từ muối ở ví dụ nào mang sắc thái biểu cảm?
HS: Rút ra bài học mục ghi nhớ SGK tr89
Hoạt động 3:(15’)
HS: Đọc và là BT1 theo yêu cầu.
HS: Trình bài.
GV: Nhận xét.
HS: Đọc và là BT3 theo yêu cầu.
HS: Trình bài.
GV: Nhận xét.
I/ Thuật ngữ là gì?
 1/ Ví dụ 1:
 a/ Giải thích dựa vào đặc tính bên ngoài của vật -> cảm tính, dựa vào kinh nghiêm.
 b/ Giải thích dựa vào đặc tính bên trong của vật -> không phân biệt dựa vào cảm tính, dựa vào kinh nghiêm mà phải qua ngiên cứu-> thuật ngữ(hoá học).
 2/ Ví dụ 2: 
- Thạch nhũ (địa lí).
- Bazơ ( hoá học).
- ẩn dụ ( ngữ văn).
- phân số thập phân ( toán).
=> Chủ yếu dùng trong văn bản khoa học công nghệ.
 3/ Ghi nhớ:
 (SGK tr 88)
II/ Đặc điểm của thuật ngữ.
 1/ Ví dụ 1: 
- Muối(a): là thuật ngữ khoa học nên không có sắc thái biểu cảm, bóng bẩy.
- Muối (b): có sắc thái biieủ cảm, chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
 2/ Ghi nhớ:
 (SGK tr 89)
II/ Luyện tập:
 Bài tập 1:
 - Lực: vật lí. 
 - Xâm thực: địa lí.
 - Hiện tượng hoá học: hoá.
 - Trường từ vựng: ngữ văn.
 - Di chỉ: lịch sử.
 - Thụ phấn: sinh .
 - Lưu lượng: địa lí.
 - Trọng lực: lí.
 Bài tập 2:
 - Hổn hợp(a): thuật ngữ.
 - Hỗn hợp (b): từ thông thường.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Khaí niên thuật ngữ.
 	- Các đặc điểm của thuật ngữ.
	- Năm nội dung 2 mục ghi nhớ (SGK- Tr 88,89)
	- Làm BT 2,4,5 (SGK- Tr90)
	- Nghiên cứu bài Trau dồi vốn từ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:18/10/2020
	Ngày dạy:19/10/2020
:	Tiết:35	TRAU DỒI VỐN TỪ
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Nắm được các định hướng chính để trau dồi vốn từ.
 	2/ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng giải thích và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh cho học sinh..
 	3/ Thái độ:
	- Có ý thức tự trau dồi vốn từ.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Biết cách tự rèn luyện để làm tăng vốn từ cho bản thân, nhằm tăng khả năng trình bày, diễn đạt.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích ngữ liệu
	- Quy nạp
	- Thực hanh
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’) 	
	GV: Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? Cho ví dụ minh hoạ?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Từ là chất liệu để tạo câu. Muốn diễn đạt sinh động, chính xác những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói và viết phải nắm rõ nghĩa của từ mà mình đang sử dụng. Vì vậy trau dồi vốn từ là việc làm cần thiết.
 2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(10’) 
HS: Đọc ý kiến nhận xét của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. (SGK tr99)
GV: Em hiểu gì qua ý kiến này?
HS: Đọc VD 2 SGK tr100.
GV: Hãy các định các lỗi dùng từ trong các câu a,b,c?
GV: Theo em vì sao có sự dùng sai như vậy?
HS: Rút ra nội dung bài học SGK tr 100.
Hoạt động 2:(5’) 
HS: Đọc ý kiến nhận xét củ Tô Hoài về việc trau dồi vốn từ của Nguyễn Du..
GV: Nguyễn Du trau dồi vốn từ của mình bằng cách nào?
HS: So sánh cách trau dồi vốn từ ở mục I và II 
HS: Đọcghi nhớ SGK tr101.
Hoạt động 3:(20’)
HS: Đọc và làm bài tập 1 theo yếcầu.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
HS: TLN để làm bài tập 2.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
I/ Rèn luyên để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
 1/ Ví dụ 1:
- Tiếng Việt phong phú đáp ứng được nhu cầu diễn đạt
- Mỗi cac nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ.
 2/ Ví dụ 2: 
 a/ Thưa từ “đẹp” vì thắng cảnh đã là cảnh đẹp.
 b/ Dự đoán dùng không chính xác, nên thay bằng ước đoán, phỏng đoán, ước tính.
 c/ Dùng đẩy mạnh là không chính ác, thay băng mở rộng.
=> Không biết chính xác nghĩa và cách dùng.
 3/ Ghi nhớ:
 (SGK tr 100)
II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ..
- Học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
*/ Ghi nhớ:
 (SGK tr 101)
II/ Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a/ Hậu quả: kết quả xấu.
 b/ Đoạt: giành được phần thắng.
 c/ Tinh tú: sao trên trời(khái quát).
 Bài tập 3:
 a/ tuyệt chủng: mất khả năng giống nòi.
 - Tuyệt giao: cắt đứt quan hệ.
 - Tuỵet tự: không có người nối dõi.
 - Tuyệt thực: nhịn đói.
 - Tuyệt đỉnh: đạt đỉnh cao nhất, mức cao nhất.
 - Tuỵêt mật: giữ bí mật tuyệt đối.
 b/ đồng âm: có am giống nhau.
 - Đồng bào: người cùng giống nòi, dân tộc.
 - Đồng áu: trẻ em 6,7 tuổi.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Rèn luyện để nắm nghĩa của từ và cách dùng từ.
	- Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
	- Năm nội dung 2 mục ghi nhớ (SGK- Tr 100,101)
	- Làm BT 3,4,5,6 (SGK- Tr74)
	- Nghiên cứu bài Tổng kết vể từ vựng..
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:18/10/2020
	Ngày dạy:19/10/2020
	Tiết:34 MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Ở NHÀ)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự.
	- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn tự sự.
 	2/ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng phát hiện và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu trong văn tự sự cho HS - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
	3/ Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Nâng cao năng lực làm văn tự sự có sự kết hợp các yếu tố miêu tả.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích ngữ liệu - So sánh.- Thực hanh
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’) GV: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Văn bản miêu tả?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Làm sao để có bài văn tự sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc? Tiết học này giúp các em giải quyết thắc mắc đó.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(15’) 
HS: Đọc VD SGK tr91.
GV: Đoạn trích kể về trận đấu nào? Trong trận đó vua Quang Trung đã là gì? Xuất hiện như thế nào?
GV: Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
GV: Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
GV: Nếu chỉ kể các sự việc ấy diễn ra như thế nào thì nhân vật Quan Trung có nổi bật không?Trận đánh có sinh động không? Tại sao?
GV: Như vậy yếu tố miêu tả có vai trò gì?
Hoạt động 2: (15’)
HS: Đọc yêu cầu BT1 SGK
 Đọc lại hai đoạn trích Chị em TK và Cảnh ngày xuân.
GV: Tìm các yếu tố tả cảnh và tả người trong các Ví dụ trên? Chỉ ra vai trò và giá trị các yếu tố đó? 
Hoạt động 3: (5’)
GV: Ra đề
HS: Chép đề
GV:Hướng dẫn cách làm
I/ Vai trò của miêu tả trong văn tự sự
 1/ Ví dụ:
 (SGK tr91)
 2/ Nhận xét:
- SV: Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
+ Đưa ra kế hoạch đánh
+ Diễn biến: quân thanh bắn, phun khói, còn quân Tây Sơn xông lên.
+ Kết quả: quân Thanh đại bại
- Chi tiết miêu tả: 
+ QT ...cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên nời lấy rơm dấp nước phủ kín.
+ Dàn thành trận chữ nhất.
+ Khói toả mù trời, cách gang tấc...
-> Kế đánh của quân Thanh đối với quân Tây Sơn
- Nếu chỉ kể sự việc thôi thì hình ảnh Quang Trung không nổi bật, trận đánh không sinh động vì nó chỉ trả lời cho câu hỏi “ việc gì?” chứ chưa trả lời cho câu hỏi “ việc ấy diễn ra như thếnào?”
 3/ Ghi nhớ:
 ( SGK tr92)
 II/ Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a/ Đoạn 1: Chị em TK.
 - Miêu tả Thuý Vân: khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
 - Miêu tả Thuý Kiều: làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 => Chân dung nhân vật tươi đẹp, rõ nét.
III. Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 2
1/ Đề ra:
Hãy tưởng tượng 20 năm sau em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại cho một người bạn về chuyến thăm trường cũ của mình
 2/ Hướng dẫn làm bài:
	a/ Mở bài:
- Hoàn cảnh và lí do về thăm trường cũ
- Vị trí, địa vị xã hội của em khi ề thăm trường.
- Cảm xúc của em khi về thăm trường cũ.
b/ Thân bài: 
- Cảnh tượng ngôi trường có gì thay đổi.
- Tâm trạng của mình khi về thăm trường cũ.
- Kỉ niệm gợi về là gì?
- Có kỉ niệm gì với người mình kể không?
- Đã gặp lại những ai?
- Tâm trạng khi chia tay với trường cũ.
c/ Kết bài:
- Suy nghĩ về trường.
- Hứa hẹn ngày trở lại.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Vai trò của miêu tả trong văn tự sự. - Làm BT 2,3 SGK tr92
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:08/10/2020
	Ngày dạy:09/10/2020
	Tiết:30	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Đánh giá bài làm, thấy các lỗi thường gặp khi làm bài và biết cách rút kinh nghiệm.
 	2/ Kỹ năng:
 	- Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày..
 	3/ Thái độ:
	 - Có ý thức học hỏi, rút kinh nghiệm.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Rèn kĩ năng diễn đạt rõ ràng, trình bày mạch lạc, có bố cục của một văn bản hoàn chỉnh cho HS
B/ CHUẨN BỊ:
GV: chấm bài, vào điểm, chọn bài làm hay, ghi những lỗi HS hay mắc phải.
HS: Tự nghiên cứu lại đề và cách làm.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích , đánh giá
	- Nhận xét
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:	
	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
 2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(5’) 
HS: Nhắc lại đề ra.
GV: Ghi đề lên bảng.
Hoạt động 2:(15’) 
GV: Hướng dẫn cách làm đối với đề van này.
HS: Lắng nghe, tự đối chiếu với những gì đã làm.
Hoạt động 3:(15’) 
GV: Nhận xét các ưu khuyết điểm trong bài làm của HS
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hoạt động 3:(5’)
HS: Đọc lại bài làm. 
I/ Đề ra:
 Lễ hội đặc sắc ở quê em.
II/ Hướng dẫn cách làm:
 1/ MB: 
 - Giới thiệu được lễ hội đặc sắc ở quê em.
 2/ TB: 
 - Lịch sử ra đời của lễ hội.
 - Quang cảng, không khí của lễ hội.
 - Các hoạt động trong lễ hội.
 - Ý nghĩa của các hoạt động trong lễ hội.
 3/ KB: Cảm nhậnchung của em về lễ hội.
 */ Yêu cầu chung: 
 - Chọn lễ hội đặc sắc, có Ý nghĩa.
 - Sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật khi TM.
II/ Nhận xét:
 1/ Ưu điểm: 
- Nắm được đặc trưng của PP thuyết minh.
- Bố cục rõ ràng. 
- Nêu được đặc điểm của lễ hội.
 2/ Nhược điểm:
- Diễn đạt vụng về, tối nghĩa.
- Nội dung còn sơ sài.
- Hiểu biết còn hạn chế.
III/ Trả bài:
.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Chốt các lỗi HS thường mắc phải.
	- Hướng dẫn cách chữ lỗi.
	- Năm cách làm của văn TM.
	- Xem bài: Miêu tả trong văn tự sự.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:19/10/2020
	Ngày dạy:20/10/2020
	Tiết: 36	 	GIỚI THIỆU TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên.
	- Nắm được các nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
	- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được dùng trong tác phẩm.
 	2/ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ
	- Nhận diện và hiểu tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
 	3/ Thái độ:
	- Có ý thức cứu đời cứu người, phê phán các thế lực tàn bao.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Hiểu sâu hơn tư tưởng về lẽ công bằng trong xã hội mà cha ông ta từng đúc kết: Ở hiền gặp lành.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình
	- Đàm thoại, gợi mở
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’)
	GV: Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Tuyện LVT của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống lâu bền, mạnh mẽ trong lòng người dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung, Nó là một sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, diễn tả được trung tực tình cảm của cả một dân tộc
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(15’)
HS: Đoc chú thích (*) SGK tr112
GV: Em hãy nêu vài nét về tác giả NĐC?
Hoạt động 2:(20’)
HS: Đọc chú thích (1) và nêu vài nét về tác phẩm.
HS: Dựa vào phần chữ nhỏ trong SGK để tóm tắt tác phẩm.
I/ Tác giả.
 - Là ngưòi có nghị lực sống và cống hiến, mù loà nhưng ghánh cả 3 trọng trách: thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
 - Có lòng yêu nước chống nhoại xâm, dùng cây bút làm vũ khí.
 II/ Tác phẩm.
 - Truyện thơ Nôm, sáng tác đầu những năm 50 của TK XIX.
 - Lưu truyền rộng rãi, có nhiều bản in khác nhau, bản in thường dùng dài 2082 câu thơ lục bát.
 */ Tóm tắt. bốn phần.
 - LVT đánh cướp cứu KNN.
 - LVT gặp nạn, được cứa giúp.
 - KNN gặp nạnnhưng vẫn thuỷ chung với LVT.
 - LVT và KNN gặp lại nhau. 
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Vài nét về tác giả và tác phẩm.
	- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
	- Nắm Nội dung cốt truyện..
	- Soạn bài: LVT cứu KNN.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:21/10/2020
	Ngày dạy:22/10/2020
Tiết: 37	LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật LVT, KNN
	- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được dùng trong tác phẩm.
 	2/ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ
	- Nhận diện và hiểu tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
	3/ Thái độ:
	- Có ý thức cứu đời cứu người, phê phán các thế lực tàn bao.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Hiểu sâu hơn tư tưởng về lẽ công bằng trong xã hội mà cha ông ta từng đúc kết: Ở hiền gặp lành.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình
	- Đàm thoại, gợi mở
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I/ Ổn định tổ chức:
	II/ Bài cũ:(5’)
	GV: Tóm tắt nội dung tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên?
	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
GV nhắc lại nội dung tiết học trước để vào bài.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động1 : (10’)
GV và HS đọc và tìm hiểu các chú thích 
HS xác định vị trí của đoạn trích
HS nêu đại ý của đoạn trích.
Hoạt động2:(25’)
HS: Đọc đoạn trích.
GV: Em hiểu gì về LVT trước khi dánh cướp cứu KNN?
GV: Qua hành động đánh cướp: Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô, Vân Tiên tả đột hữu xung...em thấy VT là người như thế nào?
GV:Trước lũ cướp hung mạnh, đông như vậy, trong khi VT chỉ một mình nhưng chàng vẫn xông vô đánh cướp để cứu KNN. Hành động ấy của chàng bắt nguồn từ đâu? 
GV: Qua cuộc trò chuyện giữa VT và KNN, em hiểu thêm điều gì về LVT?
GV: Khi KNN tỏ ý trả ơn cứu mạng, LVT đã làm gì?
GV: Tóm lại, LVT là người như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về cách xưng hô và nói năng của KNN?
GV: KNN là người như thế nào?
GV: Nhân vật được xây dựng và bộc lộ qua phương thức nào?
Hoạt động 3: (5’)
HS: Đọc ghi nhớ SGK tr115.
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
I/ Tìm hiểu chung
 1/ Đọc và tìm hiểu chú thích
 2/ Vị trí của đoạn trích
 3/Đại ý
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Hình ảnh LVT.
- Trẻ trung, hăm hở lập công danh.
- Anh hùng, nghĩa hiệp, dũng tướng tài ba không kém gì Triệu Tử thời Tam Quốc.
- Hành động của con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa mà có thể hy sinh cả bản thân)-> chiến thắng.
- Hào hiệp, nhân hậu: động viê, an ủi KNN
- Từ chối sự lạy tạ và trả ơn của KNN.
- Có quan niệm đúng đắn về vấn đề làm việc nghĩa: không mong trả ơn.
-> Là hình ảnh của người anh hùng lý tưởng, là biểu hiện của sự công bằng xã hội.
2/ Hình ảnh KNN.
- Xưng hô: khiêm nhường ( quân tử, liền thiếp).
- Nói năng: dịu dàng, mực thước.
- Trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết.
-> Khuê các, thuỳ mỵ, nết na, có học thức, biết trọng nghĩa tình.
3/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Nhân vật được bộc lộ qua hành động, thái độ, cử chỉ, lời nói...
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc mang màu sắc Nam bộ.
III/ Tổng kết: 
 (Ghi nhớ SGK tr 115)
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Những phẩm chất đáng quý của VT và KNN..
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật..
	- Học thuộc đoạn trích LVT cứu KNN.
	- Nắm những giá trị nội dung và nghệ thuật.
	- Soạn bài: Đồng chí
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:21/10/2020
	Ngày dạy:22/10/2020
	Tiết: 38 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
	1/ Kiến thức:
	- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
	- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
	2/ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng phát hiện và phân tích được tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
	- Kết hợp kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật khi làm văn tự sự.
	3/ Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Biết cách miêu tả nội tâm nhân vật khi làm văn TS: miêu tả nội tâm thông qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ...
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích ngữ liệu.
	- Đàm thoại, gợi mở
	- Thực hành luyện tâp
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Miêu tả có vai trò rất quan trọng trong văn tự sự. Nó làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. Miêu tả nội tâm giúp người đọc cảm nhận đầy đủ hơn về chan dung, tính cách, tình cảm của nhân vật.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(20’) 
HS: Đọc đoạn trích Kiều ở làu Ngưng Bích 
GV: Tìm những câu thơ tả cảnh và tả tâm trạng của Kiều trong đoạn trích trên?
GV: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh, đoạn sau tả tâm trạng nhân vật?
GV: Những câu thơ tả cảnh có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ nhân vật?
HS: Đọc mục I2 SGK tr117.
GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích mục I2 ?
HS: Rút ra nội dung bài học ở mục ghi nhớ SGK tr117.
Hoạt động 2: (20’)
HS: Đọc và làm BT1 theo yêu cầu SGK
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
HS: Đọc và làm BT2theo yêu cầu SGK
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
HS: Đọc và làm BT3 theo yêu cầu SGK
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
 1/ Ví dụ 1: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Tả cảnh: 6 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối.
- Tả tâm trạng: 8 câu giữa và 8 câu cuối.
-> Dấu hiệu: đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của Kiều về người yêu, cha mẹ.
- Từ tả cảnh, tác giả đã liên tưởng đến nội tâm.
=> Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, làm bộc lộ tình cảm của nhân vật.
 2/ Ví dụ 2: 
- Từ việc miêu tả hình dáng bên ngoài, tác giả đã làm bộc lộ nội tâm nhân vật.
3/ Ghi nhớ:
 ( SGK tr117)
II/ Luyện tập:
Bài tập 1:
- Kể theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba
- Chú ý đoạn miêu tả tâm trạng Kiều: “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà.....mặt dày”.
Bài tập 2
- Kể theo ngôi thứ nhất ( người viết xưng tôi) -> với vai trò là người xử án.
- Trong quá trình kể, kết hợp dẫn lời và dẫn ý nhân vật, tái hiện lai được tâm trạng của TK khi gặp Hoạn Thư.
Bài tập 3: 
- Chú ý: chọn sự việc không hay đã xãy ra với bạn.
- Tâm trạng sau khi sự việc ấy xãy ra.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Vai trò của miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
	- Mối quan hệ giữa nội tâm và hình thức nhân vật khi làm văn miêu tả..
	- Năm nội dung mục ghi nhớ (SGK tr117 )
	- Làm BT 1,2,3 SGK tr117
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:25/10/2020
	Ngày dạy: 26/10/2020
	Tiết: 39	
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần văn )
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Sự hiểu biết về các nhà thơ, nhà văn ở địa phương: Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường
	2/ Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng sưu tầm, tuyển chon văn học viết về địa phương.
	- Đọc, hiểu, thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
	- So sánh đặc điểm của văn học địa phương ở các giai đoạn.
 	 3/ Thái độ:
	- Có ý thức yêu mến, trân trọng giá trị của văn học địa phương...
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Biết cách giới thiệu, bình phẩm một tác phẩm văn học địa phương.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, sưu tầm tác giả, tác phẩm viết về địa phương.
HS: Tìm đọc một số tạp chí văn học nghệ thuật để sưu tầm.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Sưu tầm
	- Bình giảng
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’)
	GV: Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Nêu gía trị nội dung và nghệ thuật?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (20’)
GV:Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
HS: Nghe GV hướng dẫn
HS: Tuỳ chọn một tác phẩm tiêu biểu dể giới thiệu trước lớp.
Hoạt động2: (15’)
HS bắt dầu sưu tầm tài liệu về 2 tác giả.
I/ Nội dung chuẩn bị
1/ Tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Chế Lan Viên
2/ Yêu cầu:
- Tìm hiểu sơ lược về tiểu sử của các tác giả.
- Sự nghiệp văn học
3/ Chọn một tác phẩm và viết bài cảm nhận về tác phẩm đó.
II/ Học sinh sưu tầm.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Hệ thống lại nội dung bài học
	- Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm vùa giới thiệu .
	- Tiếp tục sưu tầm
	- Tìm hiểu đặc điểm của văn học địa phương qua những tác phẩm đã sưu tầm được
	- Soạn bài: Đồng chí
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:25/10/2020
	Ngày dạy: 26/10/2020
	Tiết 40	 TỔNG KẾT TỪ VỰNG	
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Ôn tập lại các khái niệm liên quan đến từ vựng đã học: từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của tù, từ nhiều nghĩa.	
 	2/ Kỹ năng:
	- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, khi đọc hiểu văn bản, khi tạo lập văn bản.
	3/ Thái độ:	
	- Có ý thức sử dụng đúng từ vựng khi giao tiếp.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Luyện kĩ năng sử dụng từ có hiệu qua khi tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Ôn tâp, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’) 	
	GV:Gọi 2 HS lên làm BT 1,2 (SGK tr103).
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Để có cái nhìn khái quát, có hệ thống về các kiến thức từ vựng đã học, hôm nay ta học bài Tổng kết từ vựng
 2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(10’) 
HS: Nhắc lại hai k/n từ đơn và từ phức.
HS: Phân biệt hai loại từ phức.
HS: Vận dụng lý thuyết để làm BT đã cho ở mụcI2 SGK tr122.
Hoạt động 2:(10’) 
HS: Nhắc lại khái niệm thành ngữ và so sánh thành ngữ và tục ngữ.
HS: Làm BT ở mục II2 SGK tr123
GV: Nhận xét.
HS: Làm BT ở mục II4 SGK tr123
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3:(5’)
HS: Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ.
HS: Đọc và làm BT ở mục III3. SGK tr123
Hoạt động 4:(10’)
HS: Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HS: Đọc và làm BT ở mục IV2. SGK tr124
GV: Nhận xét.
I/ Từ đơn và từ phức.
 1/ Lý thuyết:
- Từ đơn: là từ chỉ có một âm tiết.
- Từ phức: là từ có từ hai âm tiết trở lên.
+ Từ láy: là từ phức được cấu tạo dựa trên sự hoà phối âm thanh.
+ Từ ghép: Là từ phức được cấu tạo đựa trên QH ngữ nghĩa của các tiếng.
2/ Bài tập: 
a/ Từ láy:nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh, gật gù.
- Từ ghép: Các từ còn lại.
b/ Các từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Các từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
II/ Thành ngữ.
1/ Lý thuyết:
- TN là cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
2/ Bài tập:
Bài 1:
a/ Tục ngữ: hoàn cảnh, môi trường xã hội có sự tác động đến sự phát triển của con người.
b/ Thành ngữ: làm việc không đến nơi đến chốn.
c/ Tục ngữ: muốn giữ gìn cái gì thì phải chú ý đến đối tượng cần tránh
d/ Thành ngữ: chr sự tham lam, được cái này đòi cái khác.
e/ Thành ngữ: chỉ sự giả dối.
Bài 3:
a/ “Một đời được mấy anh hùng - Bỏ đi cá chậu chim lồng mà chơi”.(Nguyễn Du)
b/ Bảy nổi ba chìm với nước non.(HXH)
III/ Nghĩa của từ:
1/ Lý thuyết:
- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ...) mà từ biểu thị 
2/ Bài tập:
Bài tập 1: Chọn cách hiểu a.
Bài tập 2: Chọn cách hiểu b.
IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyễn nghĩa của từ.
1/ Lý thuyết:
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ hai nét nghĩa trở lên.
- Hiện tượng chuyễn nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
	- Nắm lại các khái niệm: từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của tù, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyễn nghĩa của từ.
	- Nghiên cứu bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo).
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:26/10/2020
	Ngày dạy:27/10/2020
Tiết: 41	ĐỒNG CHÍ
	(Chính Hữu)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_29_den_45_nam_hoc_2020_2021.doc