Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Hằng

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Hằng

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Mức độ cần đạt:

- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học

- Giúp HS nhận thức được: Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức và tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng yếu tố nghị luận vào VBTS.

- Tích hợp: với phân môn tập làm văn, văn học.

2. Trọng tâm kiến thức kỹ năng:

a. Kiến thức:

- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

b. Kỹ năng:

- Nghị luận trong khi làm bài văn tự sự

- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

B. Phương tiện dạy học: (Chuẩn bị)

1. GV: Nghiên cứu Sgk, Sgv, Tư liệu tham khảo để soạn giáo án chi tiết.

2. HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản về nghị luận, miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Đọc trước bài trước khi đến lớp.

 

doc 16 trang Hoàng Giang 30/05/2022 4731
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
BÀI 10 – TIẾT 50: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Mức độ cần đạt:
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học
- Giúp HS nhận thức được: Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức và tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng yếu tố nghị luận vào VBTS.
- Tích hợp: với phân môn tập làm văn, văn học.
2. Trọng tâm kiến thức kỹ năng:
a. Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
b. Kỹ năng:
- Nghị luận trong khi làm bài văn tự sự
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
B. Phương tiện dạy học: (Chuẩn bị)
1. GV: Nghiên cứu Sgk, Sgv, Tư liệu tham khảo để soạn giáo án chi tiết.
2. HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản về nghị luận, miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Đọc trước bài trước khi đến lớp.
C. Lên lớp:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
GV: Trước khi tìm hiểu bài mới, cô giáo sẽ kiểm tra bài cũ
Các em hãy chú ý lên bảng, đọc yêu cầu và nội dung bài tập sau:
Câu hỏi 1: Hãy lựa chọn đáp án cho phù hợp điền vào mỗi cột A, B đề phân biệt nghị luận với các phương thức biểu đạt (miêu tả, biểu cảm, tự sự)
A. Dùng hình tượng, hình ảnh, xúc cảm để tái hiện hiện thực
B. Là cơ sở của tư duy lý luận (khoa học, lô gic)
C. Là cơ sở cho tư duy hình tượng (tưởng tượng, hư cấu)
D. Dùng lý lẽ, logic, phán đoán nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, một tư duy nào đó.
E. Đặc trưng là: chặt chẽ, rõ rang và sức thuyết phục cao.
Nghị luận
Các phương thức biểu đạt khác
(Miêu tả, biểu cảm, tự sự)
D, B, E
A, C
Giáo viên ý sau câu hỏi 1:
Với câu hỏi 1, cô giáo muốn giúp các em nhớ lại kiến thức cơ bản của các PTBĐ trong đó có phương thức nghị luận.
GV: Câu hỏi 2:
Hãy kể tên các yếu tố được sử dụng trong VBTS mà em đã học ở lớp 9
Trong VBTS
=> HSTL: Miêu tả 
Miêu tả nội tâm
GV dẫn chuyển:
Ngoài hai yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong VBTS, Để giúp các em có thể viết được một VBTS thuyết phục hơn, sâu sắc hơn. Hôm nay, cô cùng các em tìm hiều một kỹ năng mới là sử dụng yếu tố nghị luận trong VBTS.
=> Các em hãy mở Sgk/137, ghi bài:
Bài 10 – Tiết 50:
Nghị luận trong văn bản tự sự
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
1. Bài tập: chiếu
a. Đoạn văn (Sgk/137): chiếu
? Đọc đoạn văn (Sgk/137)
GV giới thiệu đoạn văn:
“Đây là đoạn văn trích từ tác phẩm: “Lão Hạc” của Nam Cao trong chương trình ngữ văn lớp 8: Sau khi ông lão Hạc đem tất cả số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi ông giáo giữ hộ cho anh con trai, lão vớ gì ăn nấy (củ khoai, rau má, sung luộc, củ chuối, củ ráy ) để sống qua ngày. Ông giáo kể chuyện Lão Hạc cho vợ nghe, bà vợ nghe xong gạt phắt đi: “Cho lão chết! Ai bảo có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ !”. Đây là đoạn truyện kể ngay sau chi tiết đó.
? Đây là lời của ai nói với ai? Nhằm thuyết phục ai?
=> HSTL: Là lời của ông giáo nói với chính mình, ông thuyết phục chính mình.
GV: Đây chính là đoạn đối thoại ngầm: những suy nghĩ nội tâm của ông giáo.
GV ghi bảng: “Là cuộc đối thoại ngầm của ông giáo”
? Ông giáo muốn thuyết phục điều gì?
=> HSTL: Ông thuyết phục mình rằng: Vợ ông không ác để ông chỉ buồn chứ không nỡ giận.
GV: Để thuyết phục mình điều đó, ông giáo đã lập luận như thế nào, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.
=> GV : * Cách lập luận.
? Vấn đề được ông giáo nêu ra là gì?
- Nêu vấn đề: => HS: Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh 
 thì ta luôn có cớ đề tàn nhẫn (chiếu)
? Từ vấn đề nêu ra, ông giáo đã đưa ra luận cứ như thế nào để phát biểu vấn đề? – Phát triển vấn đề (ghi bảng chính).
=> HS: “Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi” (chiếu)
? Ông giáo lý giải cho điều vừa khẳng định như thế nào?
=> HS: Vì khi người ta bị đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau 
 (một quy luật tự nhiên)
 Vì khi người ra khổ quá thì người ra không con nghĩ đến ai 
 được nữa (như quy luật tự nhiên ở trên)
 Vì cái bản tính tốt của người ta bị những lo lắng, buồn đau 
 và ích kỷ che lấp mất.
? Từ những cơ sở lý lẽ trên, ông giáo đã đưa ra một kết luận là gì?
- Kết thúc vấn đề: => HSTL: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”
GV dẫn và hỏi: Cách lập luận trên chính là biểu hiện của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
Em có nhận xét gì về cách lập luận của ông giáo?
=> Học sinh trả lời: Là cách lập luận chặt chẽ, logic, rõ ràng.
? Đọc đoạn văn, em hãy chỉ ra các kiểu câu, các từ ngữ mang tính chất lập luận được ông giáo sử dụng ?
HSTL: Câu khẳng định
	Câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ hô ứng: nếu – thì, 
 khi/thì.
 Từ ngữ: nếu, thì, nên 
GV nhấn mạnh: Đó chính là đặc điểm hình thức của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-> GV ghi bảng chính: * Hình thức: Câu, từ ngữ lập luận.
GV nhấn mạnh.
? Cách lập luận trên góp phần làm nổi bật tính cách của nhận vật ông giáo như thế nào?
=> HSTL: Ông giáo: Là người hay triết lý, có học thức, có tâm, luôn trăn trở băn khoăn về vấn đề con người, về cuộc đời, về cách sống 
GV : Đó chính là tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
* Tác dụng: Khắc họa tính cách nhân vật của ông giáo.
GV nhấn mạnh: Người đọc nhận thấy được quan điển của Nam Cao khi ông phân tích tâm lý nhân vật. Ông đặt nó vào trong mối quan hệ logic hiện thực cuộc sống, từ đó đưa ra cách nhìn đời, nhìn người và khẳng định quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan: bênh vực một cách khách quan những nhân vật khổ đau!
? Thông điệp mà Nam Cao muốn gửi đến người đọc qua đoạn truyện này là gì?
=> HSTL: Trong cuộc sống cần phải biết cảm thong với những con người khốn khổ.
Hãy nhìn nhận, đánh giá và hiểu họ bằng một cái nhìn thật khách quan.
(? Nhờ vào yếu tố nào mà các em có thể cảm nhận được bức thông điệp này
-> HSTL: Nhờ vào các yếu tố nghị luận trong đoạn trích)
GV giảng chốt: Bằng cách kẻ chuyện xen yếu tố nghị luận như trên, nhà văn Nam Cao đã nói với chúng ta rằng: con người đến với con người bằng sự cảm thông, bằng long nhân ái, hãy hiểu nhau bằng trái tim nhân hậu, hãy tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa ngay trong cách sống của mỗi người, đừng vội kết luận vì hiện tượng chưa đủ để cấu thành bản chất.
Nam Cao không chỉ viết về cái đói, cái nghèo Ở đằng sau những trang chuyện ấy là cả một tấm lòng đằm thắm yêu thương. Tình cảm của ông không thể hiện một cách nhìn bình thường mà nó ẩn đằng sau vẻ lạnh lung, bề ngoài câu chữ, làm nên chất triết lý trữ tình đó chính là đặc điểm nổi bật trong phong cách Nam Cao. 
b. Đoạn thơ (Sgk/137,138)
? Đọc đoạn thơ 
GV giới thiệu: 15 năm sóng gió của cuộc đời nàng Kiều, “Thanh lâu 2 lượt, thanh y hai lần với 3 lần quyết tâm đứng lên thay đổi số phận. Nhưng khi Từ Hải xuất hiện như “một ánh sao băng” sáng rực trong cuộc đời đen tối của nàng thì số phận Kiều được thay đổi. Từ thân phận của gái lầu xanh, bước lên một ngôi vị cao, nắm trong tay cán cân công lý để ân đền ân, oán báo oán.
Đoạn trích này thuộc văn bản “Kiều báo ân báo oán” (Sgk Ngữ văn, do chương trình giảm tải nên các em không được tìm hiểu) chính là cảnh mà Nguyễn Du bằng niềm trân trọng, yêu thương; bù đắp cho nhân vật đã làm ra một cuộc sao đổi ngôi trong cuộc đời nàng Kiều.
Có thể nói, đoạn trích trong Sgk chính là cuộc đối thoại, phán xét, chất vấn, luận tội của một phiên tòa mà Thúy Kiều là người cầm cán cân công lý; Hoạn Thư là bị cáo trước vành móng ngựa. Liệu Thúy Kiều có thực hiện được mục tiêu hay không, số phận Hoạn Thư sẽ như thế nào? Em hãy xem lời lẽ của hai nhân vật này?
? Lời của Kiều như thế nào?
-> HS đọc thơ 
? Câu thơ đầu tiên, Kiều đã nói với Hoạn Thư bằng một giọng điệu như thế nào?
=> HS: Giọng mỉa mai.
GV: Vì Hoạn Thư “Vốn dòng họ Hoạn danh gia” mà nay lại phải đến những nơi như thế này thì thật là mỉa mai.
Người đọc nhớ tới cảnh tượng “Cùng trong một tiếng tơ đồng/ người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” khi Kiều phải đánh đàn cho Hoạn Thư và Thúc Sinh nghe – thật là éo le khi Kiều phải đánh đàn mua vui cho vợ chồng Hoạn Thư, nỗi đau khổ tột cùng trước cái nhìn hả hê của Hoạn Thư.
Cho đến lúc này, vị thế đã thay đổi, Kiều vô cùng căm giận khi nhìn thấy Hoạn Thư. Điều đó có thề lý giải để bạn đọc hiểu được giọng điệu mỉa mai, chì chiết khi nàng cất lời chào Hoạn Thư.
? Lý lẽ của Kiều như thế nào? Phân tích chỉ ra cụ thể?
* Lý lẽ của Kiều => HS: đọc những câu thơ thể hiện lý lẽ của Thúy Kiều 
 Khẳng định: Hoạn Thư là người cay nghiệt, ác độc
 Càng cay nghiệt bao nhiêu thì càng chuốc lấy nhiều 
 oan nghiệt bấy nhiêu.
? Lời lẽ của Kiều có yếu tố nghị luận không?
=> HS (có yếu tố nghị luận)
? Chỉ ra các từ, câu mang tính chất lập luận trong lời lẽ của Kiều.
=> HS: Câu: “Càng càng oan trái nhiều. 
(chuyển màu chữ) Từ: Càng càng
GV: Các em hãy thử đoán xem, với lý lẽ mà Kiều vừa đưa ra buộc tội, liệu Hoạn Thư có chịu tội hay không?
Nghe những lời luận tộ của Kiều, nghĩ đến những việc đã làm với Kiều, dù cứng cỏi đến mấy thì Hoạn Thư vẫn “Hồn lạc phách xiêu” vô cùng sợ hãi. Nhưng với bản lĩnh của Hoạn Thư, trong hoàn cảnh ấy, trong tâm trạng ấy, vẫn có thể vừa “khấu đầu dưới trướng” “vừa suy nghĩ rất nhanh mọi điều để “dễ bề kêu ca”, nghĩa là tự biện hộ cho mình.
? Chỉ ra lý lẽ của Hoạn Thư trong đoạn trích này?
(Chiếu) => HS đọc 8 câu thơ là lập luận của Hoạn Thư.
? Lý lẽ thứ nhất mà Hoạn Thư đưa ra là gì? Nội dung của lý lẽ?
=> HS: “Rằng tôi thường tình”
 Thứ nhất: đưa ra một lý lẽ thường tình (đàn bà hay ghen tuông là bình thường)
GV: Trước hết Hoạn Thư lờ đi địa vị quý tộc danh gia của mình để coi mình nhỏ bé, khiêm tốn “chút phận đàn bà”, với đàn bà ghen tuông là bình thường “Ớt nào mà ớt chẳng cay. Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”
Với lý lẽ đầu tiên, Hoạn Thư đã thoát khỏi vị trí đối địch với Kiều bởi vì 2 người cùng là đàn bà, nên hiểu và thông cảm cho tính ghen tuông chung đó. Đương nhiên, lời lẽ của Hoa Thư lại trở thành một chân lý hiển nhiên!
? Lý lẽ thứ 2, Hoạn Thư tiếp tục đưa ra ở những câu thơ nào? Nội dung lập luận là gì?
=> HS “Nghĩ cho khi gác chẳng theo”
 Thứ 2: Kể công đối với Kiều (chiếu)
Gv : Hoạn Thư đã cố tình lờ đi tất cả những hành động đánh ghen khủng khiếp của mình đối với Kiều như: đốt nhà, bắt người, đổi tên, bắt hầu hạ, đánh mắng cho thỏa cơn ghen. Ở đây, Hoạn Thư khôn khéo nhắc lại những việc làm ơn nghĩa của mình đối với Kiều:
+ Khi cho Kiều ra Quan Âm các làm sư chép kinh phật.
+ Khi Kiều bỏ trốn khỏ nhà Hoạn Thư mang theo cả chuông vàng khánh bạc, mà Hoạn Thư không đuổi theo.
? Thực chất, Hoạn Thư đang kể công với Kiều nhưng đồng thời y đang ám chỉ tội lỗi của ai vậy? (=> HS: Kể tội Thúy Kiều)
? Lý lẽ thứ 3 của Hoạn Thư như thế nào?
=>HS: “Lòng riêng cho ai” (gạch chân)
 Thứ 3: Đưa ra một chân lý: chồng chung không nhường.
GV : Các em ạ, Hoạn Thư là người duy nhất trong những kẻ đã hành hạ Kiều đã làm cho Kiều nghiêng ngả cán cân công lý. Hoạn Thư khôn khéo đề cao, tâng bốc Kiều nhằm thuyết phục tấm lòng của Kiều. Đồng thời đua ra một chân lý chồng chung không nhường bao giờ vì tình yêu dành cho chồng, để khẳng định với Kiều về quan điểm của mình.
? Bước cuối cùng, Hoạn Thư đã đưa ra một “đòn chí mạng” đối với Kiều?
- HS: “Trót lòng gây nào chăng” (gạch thơ)
 Thứ 4: Nhận tội, đề cao Kiều và xin tha.
GV: Sau khi viện dẫn tất cả lý lẽ sắc bén, vừa kể công vừa nhận tội, nhưng là tội thường tình (ai cũng có thể mắc phải, kể cả Kiều), cuối cùng Hoạn Thư nhận tội về mình, chỉ còn chờ trông vào tấm lòng bao dung độ lượng của Kiều, Hoạn Thư đã đánh trúng cả vào tình cảm và sự cả tin đến mềm yếu của Kiều!
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của Hoạn Thư
=> HS: Hoạn Thư đua ra một hệ thống lý lẽ sắc sảo, hợp tình hợp lý, có cả một hệ thống dẫn chứng thuyết phục.
? Kết quả đối với Hoạn Thư được tha bổng
GV: Bằng cách tự biện hộ cho mình, Hoạn Thư đã tự cứu mình thành công. Thúy Kiều lúc đầu có vẻ cương quyết trừng trị Hoạn Thư “mưa sâu cũng trả, nghĩa sâu cho vừa”, nhưng cuối cùng sau khi nghe Hoạn Thư trình bày, Kiều đã quyết định: “Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay” – một quyết định không hề có dự tính trước!
? Như vậy, Hoạn Thư đã được tha bổng là nhờ vào lý do nào?
=> HS trả lời: - Do tấm nhân hậu, bao dung độ lượng của Thúy Kiều.
- Do tài năng lập luận sắc sảo, thông minh của Hoạn Thư.
GV: Như vậy chúng ta vừa chứng kiến một cuộc đấu trí đặc biệt giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư. Nhờ vào tài lập luận sắc sảo, thông minh của mình mà Hoạn Thư đã tự làm thay đổi vai trò của mình (từ một bị cáo trở thành một luật sư tự bào chữa), từ đó làm thay đổi tình thế (từ một kẻ bị phán xét trở thành một người phán xét), quan trọng hơn là làm thay đổi số phận (từ kẻ bị trừng trị tới việc được tha bổng). Thật là xuất sắc!
? Trong lời Hoạn Thư, Nguyễn Du đưa vào những yếu tố nghị luận với mục đích gì?
=> HS: Để diễn tả một cuộc đấu trí ngang tài ngang sức
 Khắc họa tính cách nhân vật Hoạn Thư: một con người sắc sảo, khôn ngoan, giảo hoạt, chủ động trong mọi tình thế; xoay chuyển tình thế bằng chính tài năng lập luận sắc bén của mình (chiếu)
? Em có nhận xét gì về tài năng của tác giả Nguyễn Du qua việc xây dựng nhân vật Hoạn Thư.
=> HS: Nguyễn Du rất tài tình trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật (qua ngôn ngữ đối thoại)
GV: Các em ạ! Chính nhờ những yếu tố nghị luận này mà nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện được nâng lên một đỉnh cao hơn, góp phần để tác phẩm truyện Kiều trở thành một kiệt tác của nền văn học Trung đại Việt Nam!
? Trong cuộc sống hàng ngày, để đưa ra một ý kiến, một nhận xét, đánh giá và bảo vệ chính kiến của, em cần lưu ý điều gì? 
=> HS Cần lập luận sắc bén, khúc chiết để bào vệ ý kiến của 
 mình.
 Cần tự tin, xây dựng một hệ thống lý lẽ khoa học, sắc nhọn.
GV : Các em vừa tìm hiểu về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự thông qua hai ví dụ a, b (Sgk), em hãy cho biết nội dung của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì?
-> HS: Nội dung: Là những ý kiến, đánh giá, suy nghĩ để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó. (chiếu)
? Người ta đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét bằng cách nào? 
HSTL: Hình thức: Bằng cách lập luận với nhứng lý lẽ thuyết phục.
? Dấu hiệu để nhận biết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì?
Mang tính chất lập luận
-> Nhận biết qua các Câu
 Từ	
? Em hãy kể một số ví dụ câu, từ mang tính chất lập luận?
=> HSTL: Nếu/ thì, khi/thì, không những/mà còn, tuy/nhưng
 Từ lập luận: Vì, nên, nếu, thì, tại sao, thế nào, nói tóm 
 lại 
? Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì?
=> HSTL: Tác dụng: Khắc họa tính cách nhân vật.
 Làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.
GV chốt: Đó chính là toàn bộ nội dung phần ghi nhớ (Sgk/138)
2. Kết luận – ghi nhớ (Sgk – 138) (chiếu)
? Đọc nội dung phần ghi nhớ.
GV : Để giúp các em củng cố phần nội dung lý thuyết hôm nay, các em hãy làm phần luyện tập:
II. Luyện tập 
* Bài tập tình huống
GV: Cô giáo có tình huống như sau:
Hôm trước, lớp em làm bài kiểm tra Toán, do quay cóp bài nên em đã được điểm 10. Trong em diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm để thuyết phục chính mình nhận lỗi với cô giáo và không nhận điểm 10 đó.
? Tình huống này có thể sử dụng yếu tố nghị luận không?
? Lý lẽ em đưa ra để tự thuyết phục mình như thế nào?
? Bài học rút ra từ tình huống này là gì?
Yêu cầu: HS trả lời miệng (1-2 phút)
1. Bài tập 1: Cho đoạn văn sau đây, đọc và xác định các yếu tố nghị luận có trong đoạn văn (xác định nội dung, hình thức, tác dụng)
“ Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc này lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trot lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ”
Gợi ý:
? Yếu tố nghị luận thể hiện ở câu nào? Tại sao nhận định được?
? Chỉ ra những từ ngữ, câu có tính chất lập luận?
? Cách lập luận đó diễn tả điều gì?
GV : Đoạn văn không thấy có nước mắt nhưng người đọc cảm nhận được những tiếng nức nở nghẹn ngào, những giọt nước mắt chảy tự trong lòng nhà văn. Nam Cao khóc thương người, thương đời, khóc cho số phận nghiệt ngã khi bị dòng xoáy của cuộc đời ghì sát đất vì mối lo cơm áo. Để sống nhân tính người ta phải hi sinh một nhân hình và ngược lại, để sống một nhân hình, người ta lại sẵn sàng bỏ đi một nhân tính !
2. Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận (5-7 câu)
Các em ạ, học yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là nhằm giúp các em nhận biết được các yếu tố này trong văn bản tự sự để phục vụ rèn kỹ năng nói:
+ Để biết cách trình bày quan điểm chính kiến
+ Biết cách đưa ra hệ thống lý lẽ để bảo vệ chính kiến đó
Khái quát: Và đặc biệt là vận dụng kỹ năng sử dụng yếu tố nghị luận vào viết các bài văn tự sự, viết các bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học mà các em sẽ được làm quen trong thời gian tới!
D. Củng cố:
- Nêu dấu hiệu nhận biết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
E. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ Sgk.
- Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Nam Định, ngày 21/10/2013
Giáo viên soạn
L· ThÞ H»ng
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_50_nghi_luan_trong_van_ban_tu_su.doc