Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61 đến 69 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61 đến 69 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Hiểu kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại

- Hiểu được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe văn bản thơ hiện đại; cảm nhận cái hay của các chi tiết, hình ảnh thơ)

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Giáo dục ý thức sống thuỷ chung ân tình. Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên và con người, bảo vệ môi trường

4. Các nội dung lồng ghép, tích hợp

- TH môi trường: Liên hệ môi trường và tình cảm

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: hình ảnh, câu hỏi

* Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh sau và trả mời các câu hỏi:

GV chiếu đoạn video về bài hát "Tình ta biển bạc đồng xanh" của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương.

GV hỏi : Đoạn video cho em thấy cảnh gì? Nêu cảm nhận của em trước cảnh đó ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 - Học sinh: trả lời

 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

* Dự kiến SP:

- Hình ảnh trên minh họa cho người lính trong bài thơ Đồng chí – Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

- Điểm giống nhau:

+ Đều viết về người lính trong thời kì kháng chiến với những tình cảm đồng đội cao đẹp

+ Đều đề cao tinh thần chiến đấu và phẩm chất dũng cảm, lạc quan của người lính trong bất cứ hoàn cảnh nào

+ Đều lột tả những khó khăn,gian nan, vất vả, thiếu thốn vật chất mà người lính phải trải qua

+ Đều chiến đấu vì mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc

- Khác nhau:

+ Bài thơ " Đồng chí " viết về người lính kháng chiến thời chống Pháp, bài thơ chủ yếu đề cao tình đồng chí mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân

+ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " viết về người lính thời chống Mỹ, đó là những người lính trẻ trung, sôi nổi , vui nhộn với khí thế mới và tinh thần thời đại mới.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV kết luận, dẫn vào bài: Cùng viết về đề tài người lính nhưng lại khai thác vẻ đẹp ở 1 khía cạnh khác so với 2 bài thơ mà chúng ta đã học, đó là vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn khi chiến tranh đã qua đi, người lính quay trở lại nhịp sống bình thường như bao người bình thưởng khác. Vẻ đẹp ấy là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

 

doc 49 trang Hoàng Giang 30/05/2022 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61 đến 69 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 61,62,63
TÊN BÀI DẠY : ÁNH TRĂNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 .
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Hiểu kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại
- Hiểu được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe văn bản thơ hiện đại; cảm nhận cái hay của các chi tiết, hình ảnh thơ)
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Giáo dục ý thức sống thuỷ chung ân tình. Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên và con người, bảo vệ môi trường 
4. Các nội dung lồng ghép, tích hợp
- TH môi trường: Liên hệ môi trường và tình cảm
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: hình ảnh, câu hỏi
* Sản phẩm: câu trả lời, cảm nhận
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh sau và trả mời các câu hỏi:
GV chiếu đoạn video về bài hát "Tình ta biển bạc đồng xanh" của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương.
GV hỏi : Đoạn video cho em thấy cảnh gì? Nêu cảm nhận của em trước cảnh đó ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến SP:
- Hình ảnh trên minh họa cho người lính trong bài thơ Đồng chí – Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
- Điểm giống nhau: 
+ Đều viết về người lính trong thời kì kháng chiến với những tình cảm đồng đội cao đẹp
+ Đều đề cao tinh thần chiến đấu và phẩm chất dũng cảm, lạc quan của người lính trong bất cứ hoàn cảnh nào
+ Đều lột tả những khó khăn,gian nan, vất vả, thiếu thốn vật chất mà người lính phải trải qua
+ Đều chiến đấu vì mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc
- Khác nhau: 
+ Bài thơ " Đồng chí " viết về người lính kháng chiến thời chống Pháp, bài thơ chủ yếu đề cao tình đồng chí mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân
+ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " viết về người lính thời chống Mỹ, đó là những người lính trẻ trung, sôi nổi , vui nhộn với khí thế mới và tinh thần thời đại mới.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, dẫn vào bài: Cùng viết về đề tài người lính nhưng lại khai thác vẻ đẹp ở 1 khía cạnh khác so với 2 bài thơ mà chúng ta đã học, đó là vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn khi chiến tranh đã qua đi, người lính quay trở lại nhịp sống bình thường như bao người bình thưởng khác. Vẻ đẹp ấy là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.
* Nội dung: Nội dung và nghệ thuật của văn bản 
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Mục tiêu: hs hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Nội dung: tác giả - tác phẩm
- Sản phẩm:
+ Tác giả: Nguyễn Duy
+ Hoàn cảnh ra đời 
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Trình bày những hiểu biết cuả em về nhà thơ Nguyễn Duy ?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
* Đại diện HS trình bày trước lớp (dự kiến):
* Dự kiến: 
1/ Nhà thơ Nguyễn Duy (tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ), sinh năm1948, tại xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. 
- Tham gia công tác từ 1965, làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực Hàm Rồng - Thanh Hoá. Năm 1966, nhập ngũ tại Bộ tư lệnh Thông tin, lính đường dây, tham gia chiến đấu tại các chiến trường: Khe Sanh - Đường 9 - Nam Lào. Năm 1979, tham gia mặt trận phía Nam và phía Bắc. Từ 1976, chuyển khỏi quân đội về làm báo Văn nghệ Giải phóng. Hiện công tác tại tuần báo Văn nghệ.
- Tác phẩm đã xuất bản: Cát trắng (thơ, 1973); ánh trăng (thơ, 1984); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1985); Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985); Mẹ và em (thơ, 1987); Đường xa (thơ, 1989); Quà tặng (thơ, 1990); Về (thơ, 1994).
- Nhà thơ đã được nhận: Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ (1973); Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1985).
2/ - Bài thơ được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày Miền Nam giải phóng.
- Bài thơ được in trong tập thơ "Ánh trăng" được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
* GV chiếu chân dung Nguyễn Duy và bổ sung thông tin: Bạn đọc ấn tượng với thơ Nguyễn Duy, một giọng thơ duyên thẩm, mặn mà. Thơ ông thường tập trung khai thác những vẻ đẹp cao quý của những cái bình dị, đời thường mà giàu chất suy tưởng.
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Ông sinh năm 1948.
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ. 
- Quê:Thanh Hoá.
- Ông là nhà thơ quân đội, trưởng thành cùng cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác năm 1978 
- In trong tập thơ "Ánh trăng" 
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. 
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ
- Sản phẩm:
+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
+ Cảm nhận hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiên chông Mỹ trong bài thơ
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Đọc - chú thích
- Mục tiêu: giúp hs đọc đúng giọng điệu của bài thơ.
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
- Sản phẩm:
+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Nêu cách đọc bài thơ?
? Em hiểu buyn-đinh nghĩa là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân dưới sự hướng dẫn đọc mẫu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
* Yêu cầu đọc: 
- 3 khổ thơ đầu: giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường.
- Khổ 4 : giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng.
- Khổ 5 và 6: giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng 
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
- GV: NX HS đọc.
B. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục
- Mục tiêu: hs biết xác định các phương thức biểu đạt, xác định được mạch cảm xúc từ đó phân chia bố cục hợp lí để phân tích.
- Nội dung: 
+ Xác định PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.
- Sản phẩm:
PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập số 1; thảo luận nhóm bàn: 
Phiếu học tập số 1:
Xác định:
1/ Xác định thể thơ và PTBĐ của bài thơ? 
2/ Quan sát và cho biết: cách trình bày bài thơ có điều gì đặc biệt? Tác dụng?
3/ Bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nêu ND của mỗi phần?
4/ Em có nx gì về kết cấu của bài thơ?
5/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?Mối quan hệ? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện nhiệm ; thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
* Dự kiến: 
Phiếu học tập số 1:
1/ Thơ 5 chữ.
- PTBĐ: TS, BC
2/ Những chữ đầu dòng không viết hoa=> Nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong bài thơ.
3/ Chia 3 phần: 
+ P1: 2 khổ đầu: cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
+ P2: 2 khổ giữa: cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
+ P3: 2 khổ cuối: suy tư của TG
4/ Cấu trúc theo trình tự thời gian
5/ Vầng trăng và TG (Con người nghĩ về vầng trăng).
- Không tách rời mà luôn gắn kết với nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
GV nhận xét, chốt và chuyển ý
2. Kết cấu, bố cục:
- Thể thơ: 5 chữ
- PTBĐ: TS, BC
- Bố cục: 3 phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích
- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung: 
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ
- Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi theo yêu cầu của gv
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Câu 1: Đọc khổ thơ đầu:
? Vầng trăng tuổi thơ hiện lên trong không gian như thế nào?
? Từ nào được lặp lại? Tác dụng?
Câu 2: Đọc khổ thơ thứ 2:
? Khi đã là người lính, trăng gắn bó với tác giả ra sao? Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào ở đây?
Câu 3: 
? Em hiểu thế nào là vầng trăng tri kỉ?
? Giọng thơ ở 2 khổ đầu có đặc điểm như thế nào?
? Vì sao giữa con người và vầng trăng trở thành tri kỉ? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến SP:
Câu 1: 
1) Không gian bao la: đồng, sông, bể
2) Từ "với" được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả 1 tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc, cảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên từng được ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông, trên bãi biển.
=> Đó là kỉ niệm đẹp con người sống gắn bó với thiên nhiên, quê hương yêu dấu
* Giáo viên: Tuổi thơ của chúng ta có lẽ ai cũng được gắn bó với vầng trăng yêu dấu. Trong thơ Trần Đăng Khoa có lúc ông đã viết:
" Ông trăng tròn sáng tỏ.
Soi rõ sân nhà em."
Song vầng trăng tuổi thơ của Nguyễn Duy trải rộng trên một khoảng không gian bao la: Đồng, sông, bể. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh nhà thơ. 3. Phân tích:
Câu 2:
+ Là người tri kỉ, thân, hiểu mình
+ Trăng với người thân thiết với nhau, hiểu nhau như đôi bạn không thể thiếu nhau được. Trăng chia ngọt xẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ
+ Giọng thơ tự nhiên như lời kể
+ Vì khi đó, cuộc sống giản dị, chân thật, hòa hợp với thiên nhiên: Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
+ Trăng khi đó là trò chơi của tuổi thơ cùng với ước mơ trong sáng.
+ Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao thử thách, gian khổ thiếu thốn.
* Giáo viên: Vầng trăng là biểu tượng của cái đẹp của những năm tháng đó trở thành vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên. Vầng trăng không những là người bạn tri kỉ biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, trăng là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống
=> Tuổi thơ cho đến khi trưởng thành vầng trăng đẹp, gắn bó sâu nặng, thân thiết, nghĩa tình với con người.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: Con người sống “trần trụi với thiên nhiên”, “hồn nhiên như cây cỏ”, một cuộc sống thanh thản, giản dị và thỏa lòng. Và trăng với người sống chan hòa, gắn bó đằm thắm “tình nghĩa” với nhau. Vì vậy, lòng đã tự hẹn với lòng bằng một tấm lòng thủy chung, tình nghĩa, son sắt: “bao giờ quên”. Nhưng từ “ngỡ” như vừa thể hiện niềm xót xa, tiếc nuối, ân hận; lại vừa báo hiệu trước sự đổi thay một tình nghĩa đáng lẽ cần phải trân trọng.
* Tích hợp GD đạo đức:
? Những hồi ức đẹp về MQH giữa người lính và vầng trăng trong quá khứ gợi cho các em những cảm xúc và suy nghĩ nào?
- Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, về các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 
GV chuyển ý : QK đã qua, chiến tranh rồi cũng kết thúc, 1 cuộc sống mới bắt đầu. Đi qua chiến tranh con người trở về với cuộc sống hoà bình những vẻ đẹp đó có còn nữa hay không?Vầng trăng hiện tại sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết 2
3.1. Hình ảnh vầng trăng ở các thời điểm khác nhau:
* Vầng trăng quá khứ.
- TN rộng lớn, khoáng đạt, bình dị mà gần gũi
- Tuổi thơ được đi nhiều, gắn liền với thiên nhiên, làng quê
- Khi là người lính, vầng trăng trở thành bạn tri kỉ của con người
* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau (3p):
- Học thuộc lòng bài thơ
- Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài thơ
- Soạn tiếp bài:
+ Hình ảnh vầng trăng hiện tại: Tình huống gặp lại vầng trăng, thái độ của tác giả, của trăng.
+ Suy ngẫm của tác giả: bài học về thái độ sống của con người.
CHUYỂN TIẾT 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP
?Trong hoàn cảnh nào thì tình cảm của tác giả với vầng trăng đã thay đổi?
? Nguyên nhân của sự thay đổi đó?
? Khi ấy con người có thái độ như thế nào với trăng?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của khổ thơ thứ 3 có điều gì đặc biệt? Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
* Dự kiến SP:
3. Phân tích 
* Vầng trăng hiện tại.
Hoàn cảnh
Nguyên nhân
Thái độ
Nghệ thuật
+ Khi về thành phố: quen ánh điện cửa gương -> cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi, con người không cần đến trăng.
+ Khi chiến tranh kết thúc, sự khó khăn gian khổ của chiến tranh đã lùi xa cuộc sống trở lại bình yên.
Cuộc sống phồn hoa đầy đủ tiện nghi: con người không cần đến ánh trăng, không cần một người bạn như trăng.
+ Như người dưng qua đường" -> vầng trăng- như người dưng qua đường
+ Giọng thơ như thầm thì, trò truyện, giãi bày tâm sự
+ Hoán dụ: ánh điện, cửa gương: cuộc sống tiện nghi, đủ đầy
+ Trăng được nhân hoá lặng lẽ đi qua đường, được so sánh như người dưng
 + Nhân hoá, so sánh diễn tả thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, xa lạ, không quen biết, không quan tâm của con người đối với trăng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
? Theo em trăng không quen biết người hay người xa lạ với trăng?
+ Trăng vẫn là trăng cũ, nhưng người không còn là người xưa. Người xa lại với trăng-> Cả 2 tự thấy xa lạ với nhau
* Giáo viên: Vầng trăng một thời gắn bó tri âm tri kỉ với con người giờ đây lại bị coi như người dưng. Con đã người thay đổi. cái ngỡ không bao giờ quên thế mà đã quên, đã xảy ra.
? Qua đây tác giả muốn phản ánh quy luật nào của cuộc sống con người?
+ Đó là khi người ta thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta dễ có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua
* Giáo viên: Cách so sánh trong khổ thơ thật thấm thía làm chột dạ bao người. Chính vì giọng thơ và hình ảnh so sánh, nhân hoá ấy đã làm cho chất trữ tình của lời thơ trở nên sâu lắng chân thành hơn. => Cuộc sống hiện đại khiến con người dễ dàng quên những giá trị trong quá khứ.
GV kết luận: Hiện tượng tâm lí mà cũng là đạo lí này vẫn thường xảy ra khi xưa đã khác nay, hoàn cảnh sống của con người thay đổi. Bởi thế nên ca dao mới lên tiếng hỏi từ lâu: 
“ Thuyền ơi có nhớ ”.
Tố Hữu thay lời n/d Việt Bắc ở lại cũng một tâm trạng khi đưa tiễn cán bộ về xuôi
“ Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
GV chuyển:Thế nhưng may mắn thay con người còn có những phút giây nhìn lại chính mình và suy nghĩ về cuộc đời.
- Trăng -> người dưng qua đường.
=> Con người lãng quên quá khứ, vầng trăng tình nghĩa thuỷ chung thành người dưng qua đường.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hoạt động cá nhân:
1/ Một sự việc bất thường xảy ra – một bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc. Đó là tình huống nào? Em có nhận xét gì về tình huống đó?
Hoạt động nhóm – KT khăn phủ bàn (5’)
2/ Có gì độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở những lời thơ này? Chỉ rõ và phân tích?
3/ Em hình dung thái độ của nhà thơ trong tình huống này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1/ Tình huống gặp lại vầng trăng ở khổ 4: Thành phố mất điện, TG bật tung cửa sổ và gặp lại vầng trăng
->Đặc biệt, bất ngờ
2/Từ ngữ gợi tả, ĐT mạnh, từ láy, tính từ : thình lình, tắt, tối om, vội, bật tung, đột ngột 
-> Tác dụng : 
+ Diễn tả hành động vội vàng, nhanh, mạnh của tác giả -> tìm đến nơi có ánh sáng trong sự khó chịu, bức bối khi mất điện.
+ Diễn tả sự xuất hiện rất bất ngờ, đột ngột của vầng trăng đối lập với phòng buyn đinh tối om.
-> Là bước ngoặt ... 
5/ Thái độ của tác giả: sững sờ, ngạc nhiên...
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: Một sự cố bình thường của nền văn minh hiện đại đã giúp thức tỉnh con người trở về với những giá trị cao đẹp, vĩnh hằng. Vầng trăng đến thật đột ngột. Trăng vẫn đầy đặn, nguyên vẹn như xưa, vẫn trang trọng, thuỷ chung như xưa. Điều quan trọng là nó đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn khác xưa. Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong một phút tình cờ .
 GV chuyển ý: Gặp lại vầng trăng xưa, con người đã có những giây phút suy ngẫm của con người về vầng trăng và cuộc sống như thế nào?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Nhận xét cách dùng từ mặt trong câu thơ ? Tại sao tác giả viết “ngửa mặt . mặt” mà không viết “ngửa mặt nhìn trăng”?
? Giây phút mặt đối mặt ấy, nhà thơ có cảm xúc nào? Cảm xúc ấy bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp?
? Nghệ thuật trong câu thơ Ngửa mặt rưng rưng? Phản ánh trạng thái cảm xúc ntn của tâm hồn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1/ “Ngửa mặt .. nhìn mặt”: Tư thế đối diện trực tiếp, nhìn tập trung, chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn trực tiếp -> Sự đối thoại đàm tâm (Ngẩng mặt - mặt (Vầng trăng).
- Mặt -> chuyển nghĩa (mặt 1: nghĩa gốc; mặt 2: nghĩa chuyển ) -> tạo sự sống động, có hồn cho vầng trăng. Trăng là 1 con người có suy nghĩ, biết phán xét, có tâm hồn, tình cảm 
-> nhà thơ sẽ phải đối mặt với 1 con người nghiêm khắc; con người mà trước đây mình gắn bó, chia sẻ, tri âm, tri kỉ, nhưng bây giờ lại coi người ấy là người dưng =>Và như vậy, cảm xúc, suy nghĩ sẽ được bộc lộ 1 cách chân thành nhất. -> cách viết mới lạ, sâu sắc
- Có cái gì rưng rưng -> trực tiếp
- Nhân hoá: mặt người và mặt trăng.Từ láy: rưng rưng.
-> Cảm xúc bừng tỉnh, xúc động nghẹn ngào, pha lẫn ân hận, xót xa, xao xuyến, gợi thương, gợi nhớ. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV : Từ láy“rưng rưng” diễn tả nỗi xúc động không nói được bằng lời, ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tình cảm chừng như nén lại nhưng nó cứ trào ra đến thổn thức, đến xót xa. Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng , nó đã lắng xuống ở độ sâu cảm nghĩ.Xúc động nghẹn ngào, có cả nỗi ân hận pha lẫn xót đau 
3.2. Cảm xúc khi gặp lại vầng trăng
* Tình huống gặp lại vầng trăng:
- Từ ngữ gợi tả, ĐT mạnh, từ láy, tính từ miêu tả.
-> Tình huống bất ngờ, bước ngoặt -> gợi cảm xúc suy tư của tác giả.
* Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả:
- Từ láy (rưng rưng), nhân hóa => Bừng tỉnh, xúc động
-> So sánh -> Gợi nhớ, đánh thức kỉ niệm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành 6 nhóm
+ CĐ 1: Các nhóm thảo luận nội dung câu hỏi được phân công
+ CĐ 2: Các nhóm luân chuyển kết quả thảo luận, bổ sung ý kiến 
- Hoàn thiện, trình bày kết quả của nhóm 
* Nhóm 1,2: Hình ảnh vầng trăng" tròn vành vạnh” ở đây mang nhiều tầng ý nghĩa, em hãy chỉ ra điều ấy?
* Nhóm 3,4: ”ánh trăng im phăng phắc ” gợi suy nghĩ ntn?
* Nhóm 5,6: Vầng trăng ấy khiến con người (ta) phải “giật mình”, em hiểu khoảnh khắc “giật mình” ấy là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Nhóm 1,2: 
- Nghĩa thực: Hình dáng vầng trăng tròn vành vạnh - thiên nhiên đẹp đẽ trong trẻo.
- Nghĩa tượng trưng: Sự trẻ đẹp của thiên nhiên, quá khứ, tròn đầy, tình nghĩa, bất diệt 
- Hình ảnh "Trăng cứ tròn vành vạnh" -> trăng không tính đến lối lầm của ta, trăng bao dung và độ lượng.
Nhóm 3,4: 
- Im phăng phắc: Nghiêm khắc nhắc nhở, không vui, là sự trách móc trong im lặng
Trăng im phăng phắc: một cái nhìn nghiêm khắc trong im lặng, trả ta về với chính mình
- Con người hiểu mình một cách rõ nhất, kể cả phần xấu nhất, cài giật mình thức tỉnh lương tâm.
Nhóm 5,6:
- Giật mình: Nhận ra sự vô tình bạc bẽo-> ăn năn, day dứt vì phản bội quá khứ. Đó là cái giật mình nhớ lại -> phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự bạc bẽo, vô tình -> cái giật mình tự trách móc trong im lặng
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận: Cái giật mình của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống. Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân không phản bội thiên nhiên, quá khứ, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
 Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng, bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn bất diệt.
? Theo em, vì sao đến đây tác giả không viết "vầng trăng im phăng phắc" mà " ánh trăng...."
- Ánh trăng chính là sự quy tụ vẻ đẹp nhất của vầng trăng Ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nới khuất lấp nhất của tâm hồn con ng để thức tỉnh lương tâm, tấm gương ta soi mình, giúp cho nhận ra những điều sai trái, hướng con ng đến những giá trị tốt đẹp nhất. Ánh trăng đã tạo nên giá trị chiều sâu tư tưởng của tứ thơ đồng thời nâng vẻ đẹp bài thơ lên đến đỉnh điểm.
? Ý nghĩa triết lí của ánh trăng? Vầng trăng?
- Nhắc nhở cách sống chung thủy không lãng quên quá khứ. Trân trọng vẻ đẹp truyền thống, quá khứ.
- Mang tính triết lí, thể hiện chiều sâu tư tưởng. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của TN, của vẻ đẹp trong sáng, vĩnh hằng, bất diệt.
GV: Biểu tượng của ND, đất nước bình dị, nhân hậu, thuỷ chung, tình nghĩa. Trăng là ánh sáng của lí trí, lương tâm, là động lực giúp con người thức tỉnh, -> tấm gương ta soi mình, hiểu mình.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây?
- Dùng từ láy.
- Đối thoại ngầm.
- Đối lập.
GV: Đây chính là một cuộc đối thoại không lời, một cuộc đối thoại ngầm mà người xưa gọi là “đối diện đàm tâm” hay Nguyễn Du nói là hình thức “song song đôi mặt”. Vầng trăng “tròn vành vạnh” và “im phăng phắc” kia đã khiến nhà thơ phải giật mình.
? Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ là gì?
* Tích hợp GD đạo đức:
? Lời nhắc nhở đó có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay?
- HS liên hệ trách nhiệm bản thân
GV: Bài thơ luôn có ý nghĩa sâu sắc với mọi người ở mọi thời đại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã bước sang thiên niên kỉ thứ III, kỉ nguyên của hội nhập và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam bao cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra cho chúng ta biết bao thử thách cần phải vượt qua, đặc biệt khi những giá trị tốt đẹp, những truyền thống văn hoá ngày càng mai 1, thay vào đó là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền của không ít thanh niên hiện nay đáng báo động. Thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy thực sự như một thứ ánh sáng cao khiết soi rọi thức tỉnh lương tri mỗi con người. Điều đó càng chứng tỏ sức mạnh kì diệu của văn học nghệ thuật: nó mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn. Yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.
- Trăng - tròn vành vạnh à Tượng trưng vẻ đẹp nghĩa tình, thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của con người, thiên nhiên, đất nước
- Ánh trăng - im phăng phắc -> Nghiêm khắc nhắc nhở, không vui, là sự trách móc trong im lặng
- Người – giật mình -> chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
* Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
* Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi:
? Em cảm nhận được ý nghĩa nào sau khi học xong bài thơ?
? Nhận xét nào đúng về nghệ thuật của bài thơ?
? Ngoài ra còn có những nét nghệ thuật nào khác?
? Qua bài thơ em hiểu thêm gì về tác giả Nguyễn Duy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Con người có thể vô tình lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
-> Bài học về đạo lí làm người.
* Ý nghĩa: VB khắc họa 1 khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, nghĩa tình, thủy chung sau trước
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, chốt kiến thức
GV: Nguyễn Duy đã diễn tả rất thành công những biến thái tinh vi của một tâm hồn trong quá trình ăn năn, hối hận. Để làm được điều đó không những cần khả năng văn chương mà cần phải có tấm lòng, tình cảm, tình cảm càng chân thật càng lay động tâm hồn người đọc. Chính vì điều đó thơ Nguyễn Duy ngày càng chiếm được tình cảm của đông đảo bạn đọc.
4. Tổng kết:
4.1. Nội dung:
- Con người có thể vô tình lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
-> Bài học về đạo lí làm người.
* Ý nghĩa: VB khắc họa 1 khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, nghĩa tình, thủy chung sau trước
4.2. Nghệ thuật:
- Lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng mang nhiều ý nghĩa
- Hình ảnh bình dị mang ý nghĩa tượng trưng nhân hoá.
- Thể thơ năm chữ 
4.3. Ghi nhớ: (Sgk/)
* Hướng dẫn học bài ở nhà chuẩn bị bài sau: (5p)
- Bài cũ: 
+ Thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
+ Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ
+ Hoàn thành bài tập Luyện tập (Luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng)
- Tiết sau: Luyện tập về văn bản Ánh trăng
CHUYỂN TIẾT 3
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 1,3
Nhóm 2,5
Nhóm 4,6
Phiếu Bài tập 1
Phiếu Bài tập 2
Phiếu Bài tập 3
PHIẾU HỌC TẬP 1
Trong bài thơ “Ánh trăng”, tác giả Nguyễn Duy có viết: 
“Hồi nhỏ sống với đồng”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b. Bài thơ “Ánh trăng” mang bóng dáng câu chuyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ?
c. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên?
PHIẾU HỌC TẬP 2
a/ Tìm và chép khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc.
b/ Tình huống được đặt ra trong khổ thơ đó là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
c. Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ? 
PHIẾU HỌC TẬP 3
Cho khổ thơ sau
“Ngửa mặt lên nhìn mặt là rừng”
a. Có thể viết câu thơ đầu tiên trong khổ thơ thành “Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? Chép lại 2 câu thơ trong bài đã học ở chương trình THCS cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm).
b. Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs hoàn thành bài tập theo nhóm bàn
- HS báo cáo kết quả, nhận xét theo kĩ thuật 321 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
PHIẾU HỌC TẬP 1
* Dự kiến sản phẩm:
b. Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại với các mốc sự kiện hiện tại trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng theo đó bộc lộ dựa trên mạch tự sự của văn bản. Theo mạch tự sự đi từ việc hồi tưởng quá khứ, tới nhận ra lầm lỗi của bản thân trong hiện tại để lắng kết lại thành cái “giật mình” cuối bài thơ.
c/ Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
PHIẾU HỌC TẬP 2
* Dự kiến sản phẩm:
b/ Tình huống bất ngờ “thình lình đèn điện tắt, phòng buyn đinh tối om” Đây là một tình huống quen thuộc thường gặp trong đời sống thường ngày nhưng trong bài thơ này đây là tình huống tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình.
- Tình huống bất ngờ tạo cơ hội đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, nơi ánh sáng thành phố hiện đại với ánh sáng của trăng đẹp đẽ, trọn vẹn – một sự tình cờ mà như điều tất yếu. Dường như vầng trăng vẫn luôn đứng đó kiên nhẫn đợi chờ. Trăng đột ngột xuất hiện có sức rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh cảm xúc và đánh thức lương tâm.
c/ Trong bài thơ “Ánh trăng” tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.
Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.
PHIẾU HỌC TẬP 3
* Dự kiến SP:
a/Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.
Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Vọng nguyệt – HCM) 
b/ Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.
Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.
Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt, tự vấn bản thân mình để tìm ra sự thay đổi
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt đáp án.
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.
* Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.
- Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ -> HS hoàn thành + báo cáo kết quả 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ bằng một bài tâm sự ngắn?
* Gợi ý:
- HS dựa vào mạch tự sự của bài thơ để kể thành câu chuyện.
- Cảm nghĩ dựa vào thời điểm: ấu thơ, người lính, khi ở thành phố
-> HS thực hiện->NXBS
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoàn th

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_61_den_69_nam_hoc_2021_2022.doc