Giáo án Sinh học 9 - Bài 18: Prôtêin

Giáo án Sinh học 9 - Bài 18: Prôtêin

I/ MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

- HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.

- Mô tả được các bậc cấu trúc và hiểu được vai trò của prôtêin. Trình bày được các chức năng của prôtêin

1. Kiến thức: Trong bài này, HS được học về: thành phần hóa học của prôtêin, cấu trúc và chức năng của prôtêin.

2. Năng lực:

- Phân tích được tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.

- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin thông qua kênh hình và trình bày được các chức năng của prôtêin.

- Vận dụng bài học giải thích hiện tượng thực tế.

3. Phẩm chất:

- Trung thực, đoàn kết, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

docx 6 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Bài 18: Prôtêin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 18. PRÔTÊIN
I/ MỤC TIÊU:
Yêu cầu cần đạt:
- HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.
- Mô tả được các bậc cấu trúc và hiểu được vai trò của prôtêin. Trình bày được các chức năng của prôtêin
1. Kiến thức: Trong bài này, HS được học về: thành phần hóa học của prôtêin, cấu trúc và chức năng của prôtêin.
2. Năng lực:
- Phân tích được tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin thông qua kênh hình và trình bày được các chức năng của prôtêin.
- Vận dụng bài học giải thích hiện tượng thực tế.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực, đoàn kết, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- HS sử dụng tài khoản trên hệ thống để học tập, được nhà trường cung cấp.
- SGK Sinh học 9.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: HS bước đầu xác định được thành phần hóa học, số mạch, đơn phân, kích thước của prôtêin; đặc điểm của từng bậc cấu trúc và một số chức năng của prôtêin.
b) Tổ chức thực hiện
Ø GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập) 
GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất lúc 19 giờ 00 phút tối trước giờ học: 
Phiếu học tập số 1.
Hãy hoàn thành bảng sau:
Stt
Nội dung
ADN
Prôtêin
1
Thành phần hóa học
C, H, O, N, P
2
Số mạch
3
Đơn phân
4
Kích thước
Nhỏ hơn ADN nhiều lần
Phiếu học tập số 2.
	Quan sát hình và mô tả đặc điểm các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin 
Stt
Các bậc cấu trúc
Đặc điểm
1
Cấu trúc bậc 1:
2
Cấu trúc bậc 2:
3
Cấu trúc bậc 3:
4
Cấu trúc bậc 4:
Câu hỏi: Kể một số chức năng quan trọng của prôtêin?
Ø HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
	Sản phẩm
Phiếu học tập số 1.
	Hãy hoàn thành bảng sau:
Stt
Nội dung
ADN
Prôtêin
1
Thành phần hóa học
C, H, O, N, P
C, H, O, N
2
Số mạch
2 mạch xoắn kép
1 hoặc nhiều chuỗi pôlipeptit
3
Đơn phân
Nuclêôtit	
Axit amin
4
Kích thước
Rất lớn
Nhỏ hơn ADN nhiều lần
Phiếu học tập số 2.
	Quan sát hình và mô tả đặc điểm các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin 
Stt
Các bậc cấu trúc
Đặc điểm
1
Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axít amin có trình tự xác định.
2
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axít amin tạo vòng xoắn lò xo đều đặn.
3
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng
4
Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi axít amin kết hợp với nhau
	Câu hỏi: Kể một số chức năng quan trọng của prôtêin?
à Chức năng cấu trúc; chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất; chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất. 	
Ø HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
Ø GV kết luận, nhận định
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Cấu trúc của prôtêin
a) Mục tiêu: - HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.
	- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
b) Tổ chức thực hiện
Ø GV giao nhiệm vụ 
	HS đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình 18. Trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra liên quan đến cấu trúc của prôtêin (thành phần hóa học, cấu tạo, tính đa dạng và đặc thù; đặc điểm các bậc cấu trúc và vai trò của prôtêin)
? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của prôtêin.
? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào.
? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin.
? Quan sát hình 18, mô tả đặc điểm các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin. 
? Tính đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào.
* HS hoạt động bằng cách thành lập nhóm đôi chia sẻ ý tưởng, thảo luận và thống nhất ý kiến.
Ø HS thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm học tập: 
? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của prôtêin.
à Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N.
 Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axitamin (aa) thuộc hơn 20 loại khác nhau. .
? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào.
à Prôtêin có tính đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các aa.
? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin.
à Prôtêin có tính đa dạng là do trình tự sắp xếp khác nhau của các axít amin.
? Quan sát hình 18 và mô tả đặc điểm các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin. 
 + Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axít amin có trình tự xác định.
 + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axít amin tạo vòng xoắn lò xo.
 + Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.
 + Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi axít amin kết hợp với nhau.
? Tính đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào.
à Tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và 4.
Ø HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
	Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với mình và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ nội dung về cấu trúc của prôtêin. 
Ø GV kết luận, nhận định
GV xem xét sản phẩm của HS (phần trả lời HS), theo dõi chọn ra những sản phẩm có kết quả khác nhau cần đưa ra thảo luận trước lớp để rút ra kết luận
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N.
- Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau.
- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù là do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axít amin. 
- Các bậc cấu trúc:
 + Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axít amin có trình tự xác định.
 + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axít amin tạo vòng xoắn lò xo.
 + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.
 + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi axít amin kết hợp với nhau.
II. Chức năng của prôtêin:
a) Mục tiêu: HS trình bày được các chức năng của prôtêin.
b) Tổ chức thực hiện
Ø GV giao nhiệm vụ 
	HS đọc thông tin SGK trang 55. Trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra liên quan đến chức năng của prôtêin.
? Trình bày chức năng cấu trúc của prôtêin và nêu một ví dụ.
? Trình bày chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất và nêu một ví dụ.
? Trình bày chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất và nêu một ví dụ.
? Ngoài ra prôtêin còn có những chức năng nào khác.
* HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
Ø HS thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS.
Ø HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV gọi một số HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. GV điều hành phần trình bày, giúp HS tóm tắt được nội dung. 
Ø GV kết luận, nhận định
GV theo dõi phần trả lời và nhận xét HS có kết quả khác nhau cần đưa ra thảo luận trước lớp để rút ra kết luận.
II.1. Chức năng cấu trúc: là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất → hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan và cơ thể.
 	Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc NST.
II.2. Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất: bản chất của enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hoá.
 	Ví dụ: Tổng hợp ARN có sự tham gia của enzim ARN – pôlimeraza .
II.3. Vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất: các hoocmôn phần lớn là prôtêin → điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.
	Ví dụ: Insulin điều hoà lượng đường trong máu.
- Ngoài ra Prôtêin còn có các chức năng khác như: bảo vệ cơ thể; vận động của tế bào và cơ thể; cung cấp năng lượng....
* Tóm lại: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng, liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
3. Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức của bài: Cấu trúc hóa học, không gian và chức năng của Prôtêin...
b) Tổ chức thực hiện: HS thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Ø GV giao nhiệm vụ 
c Quan sát hình và điền các số 1, 2, 3... phù hợp vào đáp án.	
Câu 1. Các nguyên tố nào cấu trúc nên phân tử Prôtêin ?
	Đáp án: 
Câu 2. Hoàn thành các bậc cấu trúc của phân tử Prôtêin ?
1
2
3
4
	Đáp án: bậc 1: ..; bậc 2: ..; bậc 3; .; bậc 4: ..
Câu 3. Điền vào chỗ trống: Chức năng của Prôtêin
Chức năng 
của Prôtêin
1/ ............
3/ .............
2/ .............
* HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
Ø HS thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS.
Ø GV kết luận, nhận định
Câu 1. 1 – O; 2 – C; 3 – H; 4 – N.
Câu 2. 4 – Bậc 1; 3 – Bậc 2; 1 – Bậc 3; 2 – Bậc 4.
Câu 3. 	1/ Cấu trúc; 
	2/ Xúc tác quá trình trao đổi chất; 
	3/ Điều hòa quá trình trao đổi chất.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (giao nhiệm vụ thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tìm hiểu vai trò của Prôtêin
b) Tổ chứchực hiện: 
Ø GV giao nhiệm vụ
Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: Sưu tầm hình ảnh và báo cáo kết quả sưu tầm nội dung liên quan đến vai trò của Prôtêin (Chất đạm) trong đời sống.
Ø HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Sản phẩm: Các hình ảnh liên quan đến vai trò của Prôtêin (Chất đạm) trong đời sống
Ø GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
=== HẾT ===

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_9_bai_18_protein.docx