Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 17: Giảm phân (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 17: Giảm phân (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

- HS trả lời được câu hỏi : Giảm phân là gì ?

- HS mô tả được diễn biến của quá trình biến đổi NST trong giảm phân I

- HS giải được các bài tập có liên quan đến nguyên phân.

2. Năng lực:

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi : Thế nào là giảm phân ? Thụ tinh là gì ? Ý nghĩa của hai quá trình này đối với sự duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách, khi thảo luận bài học, khi giải bài tập về diễn biến của quá trình biến đổi NST trong quá trình giảm phân, bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.

 – Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

– Năng lực tính toán : Giải được các bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.

 3. Phẩm chất: Học sinh ứng dụng giải thích các hiện tượng có liên quan.

 

docx 6 trang Hoàng Giang 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 17: Giảm phân (Tiết 1) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2021
Ngày giảng: 27/9/2021
Tiết 10 - Bài 17 (tiết 1): GIẢM PHÂN 
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức :
- HS trả lời được câu hỏi : Giảm phân là gì ?
- HS mô tả được diễn biến của quá trình biến đổi NST trong giảm phân I 
- HS giải được các bài tập có liên quan đến nguyên phân.
2. Năng lực: 
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi : Thế nào là giảm phân ? Thụ tinh là gì ? Ý nghĩa của hai quá trình này đối với sự duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính. 
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách, khi thảo luận bài học, khi giải bài tập về diễn biến của quá trình biến đổi NST trong quá trình giảm phân, bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.
 – Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận. 
– Năng lực tính toán : Giải được các bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.
 3. Phẩm chất: Học sinh ứng dụng giải thích các hiện tượng có liên quan.
II. Chuẩn bị
- GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH KHTN 9
- HS: vở ghi bài
III. Phương pháp
- Trực quan, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
GV: Giao nhiệm vụ: Đọc thông tin trong sách HDH (88) trả lời 2 câu hỏi (88)
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Khái niệm giảm phân - 15 phút
Mục tiêu: HS nêu được giảm phân là gì 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV Giới thiệu: Giảm phân chỉ xảy ra ở TB sinh dục vào thời kì chín của TB. Đó là quá trình hình thành giao tử.
GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi: Quan sát H17.1 H17.2 trong sách HDH (88 + 89), trả lời 4 câu hỏi mục I.
Quan sát hoạt động học tập của nhóm học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát H17.1; H17.2 ghi câu trả lời ra nháp. Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
 HS khác nhận xét và bổ sung.
HS hoàn thiện kiến thức vào vở
II. Khái niệm giảm phân
 Là quá trình phân chia của TB sinh dục (2n NST). Qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 TB con đều mang bộ NST đơn bội (n NST).
* Kết quả của giảm phân: Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa so với TB mẹ.
* Ở kì trung gian
+ NST có mức độ xoắn rất nhỏ: duỗi xoắn 
+ NST ở trạng thái kép do đã xảy ra quá trình nhân đôi.
Hoạt động 2: Giảm phân I-20 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giao nhiệm vụ: Đọc thông tin và quan sát H17.3 (89), hoàn thiện bảng sau.
Các kì GPI
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát H17.3 kẻ bảng vào vở cá nhân và hoàn thiện bảng.
Đại diện 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
 HS khác nhận xét và bổ sung.
HS hoàn thiện kiến thức vào vở
II. Giảm phân
1. Giảm phân I
Bảng
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân I
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của lần phân bào I
Kì đầu
- Các NST xoắn co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau.
Kì giữa 
- Các NST tương đồng tập trung và xếp / thành 2 hàng ở MP XĐ của thoi phân bào.
Kì sau
- Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhóm được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép )
V. Củng cố:
GV đưa ra BT vận dụng: 1 TB có 8 NST ở kì TG. Tính số NST ở Kì giữa, kí sau, kì cuối của GPI.
VI. Hướng dẫn về nhà.
Kẻ bảng tương tự đối với GPII. So sánh với nguyên phân.
Ngày soạn: 25/ 9/2021
Ngày giảng:28/ 9/2021
Tiết 11 - Bài 17 (tiết 2): GIẢM PHÂN 
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức :
- HS mô tả được diễn biến của quá trình biến đổi NST trong giảm phân II. 
- HS so sánh tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
- HS giải được các bài tập có liên quan đến giảm phân.
2. Năng lực: 
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi : Thế nào là giảm phân ? Thụ tinh là gì ? Ý nghĩa của hai quá trình này đối với sự duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính. 
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách, khi thảo luận bài học, khi giải bài tập về diễn biến của quá trình biến đổi NST trong quá trình giảm phân, bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.
 – Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận. 
– Năng lực tính toán : Giải được các bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.
 3. Phẩm chất: Học sinh ứng dụng giải thích các hiện tượng có liên quan.
II. Chuẩn bị
- GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH KHTN 9
- HS: vở ghi bài
III. Phương pháp
- Trực quan, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động (6p)
GV: Giao nhiệm vụ: Nhắc lại diễn biến của quá trình biến đổi NST trong giảm phân I? Kết quả của giảm phân I?
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Giảm phân II - 15 phút
Mục tiêu: HS mô tả được diễn biến của giảm phân II
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm đôi Đọc thông tin và quan sát H17.5 (90), hoàn thiện bảng sau.
Các kì GPII
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu
Kì giữ
Kì sau
Kì cuối
Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
Gọi đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát H17.5 kẻ bảng vào vở cá nhân và hoàn thiện bảng.-> Thảo luận nhóm.
Đại diện 1 -2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
HS khác nhận xét và bổ sung.
HS hoàn thiện kiến thức vào vở
II. Giảm phân
2. Giảm phân II
* Bảng
* Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 TB mẹ với 2n NST, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 TB con đều có n NST. Vậy số lượng NST đã giảm đi 1 nửa , các TB con là cơ sở để hình thành giao tử.
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân II
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì lần phân bào 2
Kì đầu
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa 
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng XĐ của thoi phân bào
Kì sau
- Từng NST kép chỉ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về cực của tế bào
Kì cuối
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
Hoạt động 1: So sánh nguyên phân và giảm phân - 15 phút
Mục tiêu: HS tìm được điểm giống và khác cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm đôi:Liên hệ kiến thức đã học Lập bảng so sánh nguyên phân và giảm phân.
Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
Gọi đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
 Cá nhân liên hệ kiến thức đã học kẻ bảng vào vở cá nhân và hoàn thiện bảng.-> Thảo luận nhóm.
Đại diện 1 -2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
HS khác nhận xét và bổ sung.
HS hoàn thiện kiến thức vào vở
II. Giảm phân
2. So sánh nguyên phân giảm phân
* Giống nhau
- Đều là sinh sản của tế bào
- Đều có các kì phân bào tương tự nhau.
- NST nhân đôi một lần (kì trung gian)
* Khác nhau: 
Bảng: Khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm của tế bào sinh dục.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
- Không có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn.
- Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn.
- Một phân bào và một lần NST phân li
Hai phân bào và một lần NST phân li
- Từ một tế bào mẹ (2n) NP tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như tb mẹ (2n).
- Từ một tế bào mẹ (2n) GP tạo ra 4 tế bào con, mỗi tb con có bộ NST đơn bội (n).
V. Củng cố:
GV Hướng dẫn HS hoàn thành BT1,2 (SHD – T92,93).
VI. Hướng dẫn về nhà.
Học phần so sánh nguyên phân giảm phân. 
Chuẩn bị bài mới: phân tích hiểu H17.7

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_17_giam_phan_tiet_1_nam_hoc_2021.docx