Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 10: Nhiễm sắc thể (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 10: Nhiễm sắc thể (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trả lời được các câu hỏi: cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là gì?

- Nêu được chức năng của nhiễm sắc thể trong tế bào và cơ thể.

* Giải thích được vì sao bộ NST có tính đặc trưng theo loài.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh và khái quát hóa, suy luận.

3. Thái độ

- Thêm say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi: cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là gì?

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập trong sách; khi thảo luận bài học; khi giải bài tập về cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.

- Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: vẽ hình NST.

- Năng lực tính toán: tính toán kích thước hiển vi của NST.

II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà

 

doc 4 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 10: Nhiễm sắc thể (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/2020
Ngày dạy: 24/9/2020 
Ngày dạy: 28/9/2020
Tiết 10 - Bài 15. NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi: cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là gì?
- Nêu được chức năng của nhiễm sắc thể trong tế bào và cơ thể.
* Giải thích được vì sao bộ NST có tính đặc trưng theo loài.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh và khái quát hóa, suy luận.
3. Thái độ
- Thêm say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
-	Năng lực tự học: Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi: cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là gì?
-	Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập trong sách; khi thảo luận bài học; khi giải bài tập về cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể.
-	Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
-	Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: vẽ hình NST.
- Năng lực tính toán: tính toán kích thước hiển vi của NST.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Mô tả hình thái và cấu trúc của NST
3. Bài mới
* Khởi động
- Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú học tập: GV tổ chức cho HS khởi động lớp học tạo không khí hứng khởi.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức: NST tồn tại trong tế bào như thế nào? Chức năng của NST là gì?
- Phương thức tổ chức: GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, trả lời các câu hỏi: 
+ Trong TB, có phải NST chỉ gồm 1 cặp hay không?
+ Số lượng NST ở mỗi loài có giống nhau không? 
- Sản phẩm: 
+ Trong TB, NST gồm nhiều cặp
+ Số lượng NST của mỗi loài là không giống nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (tiếp theo)
Hoạt động 1. Bộ NST
Mục tiêu: 
- Trả lời được các câu hỏi: cặp nhiễm sắc thể tương đồng, bộ nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh đọc bảng 15.1 và Hình 15.5, nêu nhận xét cá nhân về bộ nhiễm sắc thể của các loài sinh vật
- HS trả lời, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Sản phẩm dự kiến: Mỗi loài có bộ NST đặc trưng riêng về số lượng.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn (4 phút), quan sát Hình 15.5, trả lời các câu hỏi sau:
 + Cho biết bộ nhiễm sắc thể ở tế bào sinh dưỡng (soma) và tế bào sinh dục (giao tử) khác nhau như thế nào? 
+ Bộ NST lưỡng bội là gì?
+ Bộ NST đơn bội là gì?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
* Sản phẩm dự kiến: 
- Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào sinh dưỡng (soma) là 2n và tế bào sinh dục (giao tử) là n, và thành phần nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào sinh dưỡng có 2 chiếc NST trong mỗi cặp NST tương đồng. còn mỗi tế bào sinh dục chỉ có 1 chiếc NST trong 1 cặp NST.
- Bộ NST lưỡng bội, đơn bội: SHDH.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình 15.6 (A) và (B) và cho biết, cặp nhiễm sắc thể tương đồng là gì? Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được hình thành như thế nào? Hai nhiễm sắc thể trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng có đặc điểm gì?
- HS thảo luận, trả lời
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Sản phẩm dự kiến: cặp nhiễm sắc thể tương đồng là 2 chiếc NST giống hệt nhau về cấu trúc và chức năng, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, chiếc kia có nguồn gốc từ mẹ. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được hình thành do sự tổ hợp giao tử được với giao tử cái trong quá trình thụ tinh. 
II. Bộ NST
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng riêng về số lượng.
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n): là bộ nhiễm sắc thể có trong nhân của tế bào sinh dưỡng, gồm các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp. Ở mỗi cặp, một nhiễm sắc thể bắt nguồn từ bố, một nhiễm sắc thể bắt nguồn từ mẹ (cặp nhiễm sắc thể tương đồng). 
- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n): là bộ nhiễm sắc thể có trong giao tử (tế bào sinh dục), có số lượng bằng một nửa so với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. Trong đó, mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng chỉ còn một nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục.
- Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp NST gồm 2 chiếc NST giống hệt nhau về cấu trúc và chức năng, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, chiếc kia có nguồn gốc từ mẹ.
Hoạt động 2. Chức năng của NST
Mục tiêu: - Nêu được chức năng của nhiễm sắc thể trong tế bào và cơ thể.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nghiên cứu thông tin SHDH trả lời các câu hỏi: 
´ Những đặc điểm nào đảm bảo cho bộ NST của một loài duy trì được tính đặc trưng từ đời này qua đời khác?
´ Những hoạt động nào của NST và của sinh vật đảm bảo cho các đặc điểm đó của NST?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Sản phẩm dự kiến: 
- Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) được phục hồi. Nếu không có giảm phân thì cứ sau một lần thụ tinh bộ nhiễm sắc thể của loài lại tăng gấp đôi về số lượng. Như vậy, các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt ổn định qua các đời, đảm bảo cho thế hệ sau mang những đặc điểm của thế hệ trước.
- Nhân đôi và biến đổi hình thái, cấu trúc có tính chu kì trong phân bào.
III. Chức năng của NST
Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi do sao chép ADN. Do đó, nhiễm sắc thể là cấu trúc di truyền ở cấp độ tế bào, quy định tính di truyền ở sinh vật.
4. Củng cố/ Luyện tập
Bài 1. Hãy hoàn thành bảng sau: 
Sinh vật
n
2n
Sinh vật
n
2n
Ruồi giấm (D. melanogaster)
4
8
Cá vàng 
47
94
Đậu
7
14
Chó
39
78
Lúa mì Macaroni
14
28
Tinh tinh
24
48
Cây bao báp khổng lồ (sequoia)
11
22
Người
23
46
Bài 2. Hãy chú thích các từ: crômatit, tâm động, đầu mút, cánh ngắn, cánh dài vào các ô ở vị trí phù hợp trong hình 2.7:
Đầu mút
Cánh ngắn
Tâm động
Cánh dài
Đầu mút
Cromatit
Hình 2.7. Cấu trúc NST
Bài 3. Hãy điền các thuật ngữ sau tương ứng với các chữ cái ở các ô trong Hình 15.8: A-Các crômatit chị em, D-Các crômatit không chị em, C-Cặp nhiễm sắc thể tương đồng, B-Các nhiễm sắc thể không tương đồng.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: Thế nào là bộ NST lưỡng bội, đơn bội, cặp NST tương đồng? Chức năng của NST
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu thế nào là chu kì tế nào? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_nhiem_sac_the_tiep_theo_nam_hoc_2020.doc