Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 32: Bài tập - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức về các quy luật di truyền.
- Mở rộng, nâng cao kiến thức về các quy luật di truyền.
- Biết được phương pháp giải bài tập di truyền đơn giản.
- Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập về quy luật di truyền. Viết sơ đồ lai
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập tự giác nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Bảng phụ ghi cách giải một số bài (nếu cần thiết).
- Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức cơ bản của chương về lai một và hai cặp tính trạng.
- Giải trước các bài tập trong chương I GV đã yêu cầu.
III. Phương pháp
- Thực hành
- Vấn đáp - tìm tòi
- Thuyết trình
- Hoạt động nhóm
IV. Tổ chức lớp học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không)
(lồng vào trong bài tập)
3. Bài mới
*Khởi động: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung di truyền học menđen. Để củng cố lại các quy luật di truyền, ứng dụng các quy luật đó và vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập. Giờ hôm nay chúng ta cùng tiến hành làm một số dạng bài tập về lai một và hai cặp tính trạng.
Hoạt động1: Tìm hiểu cách giải bài tập
Mục tiêu: HS biết được phương pháp giải bài tập với dạng bài lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng dựa vào tỉ lệ F1, F2 và tính trạng P.
Ngày soạn:05/ 12/ 2019 Ngày giảng: / 12/ 2019 Tiết 32. BÀI TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố và khắc sâu những kiến thức về các quy luật di truyền. - Mở rộng, nâng cao kiến thức về các quy luật di truyền. - Biết được phương pháp giải bài tập di truyền đơn giản. - Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập về quy luật di truyền. Viết sơ đồ lai 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền. 3. Thái độ - Có thái độ học tập tự giác nghiêm túc. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên - Bảng phụ ghi cách giải một số bài (nếu cần thiết). - Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm. 2. Học sinh - Ôn lại các kiến thức cơ bản của chương về lai một và hai cặp tính trạng. - Giải trước các bài tập trong chương I GV đã yêu cầu. III. Phương pháp - Thực hành - Vấn đáp - tìm tòi - Thuyết trình - Hoạt động nhóm IV. Tổ chức lớp học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (không) (lồng vào trong bài tập) 3. Bài mới *Khởi động: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung di truyền học menđen. Để củng cố lại các quy luật di truyền, ứng dụng các quy luật đó và vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập. Giờ hôm nay chúng ta cùng tiến hành làm một số dạng bài tập về lai một và hai cặp tính trạng. Hoạt động1: Tìm hiểu cách giải bài tập Mục tiêu: HS biết được phương pháp giải bài tập với dạng bài lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng dựa vào tỉ lệ F1, F2 và tính trạng P. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Yêu cầu HS với kiến thức sẵn có của bản thân trình bày được: - HS dựa vào những kiến thức đã học trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Phương pháp xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ của chúng ở F1 và F2 ở lai một cặp tính trạng ? Yêu cầu nêu được: - Phải xác định xem đề bài đã cho những gì: Tính trạng trội, lặn, trung gian hoặc gen quy định tính trạng và KH của P. Căn cứ vào đó để suy ra tỷ lệ KG của P, tỷ lệ KG, KH của F1, F2. + Trong trường hợp trội hoàn toàn muốn xác định nhanh F1, F2 bằng cách nào? * Trội hoàn toàn: + Nếu P thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn thì F1 dị hợp và đồng tính về tính trạng trội, F2 có tỉ lệ kiểu gen 1AA:2Aa:1aa, KH 3 trội : 1lặn. + Nếu P dị hợp tử của bố hay mẹ, còn cơ thể còn lại là đồng hợp tử. P Aa xaa =>F1: 1Aa:1aa=> 1 trội :1 Lặn. P Aa x AA=> F1: 1Aa:1AA => 100% trội. + Trong trường hợp trội không hoàn toàn xác định bằng cách nào? * Trội không hoàn toàn. + Nếu P thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản có hiện tượng trội không hoàn toàn thì F1 Aa mang tính trạng trung gian, F2 có KG: 1AA: 2Aa: 1aa, KH 1 trội: 2 trung gian:1 lặn. + Nếu P một bên thuần chủng và 1 bên không thuần chủng: P AA xAa => F1 1AA:1Aa ( một trội và 1 trung gian) P Aa x aa => F1 1Aa:1aa ( 1 trung gian: 1 lặn) GV: Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung. GV: Lưu ý: Cần xác định xem P có thuần chủng hay không thuần chủng, về tính trạng trội có thể có 2 kiểu gen, đặt tên gen quy định tính trạng, viết sơ đồ lai ghi rõ kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ mỗi loại. Ví dụ: Cho Đậu thân cao lai với Đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao, cho F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F1và F2. Biết rằng tính trạng chiều cao do một gen qui định. - HS vận dụng kiến thức làm bài tập, HS khác nhận xét bổ sung. GV: Biết kết quả lai ở đời con, xác định kiểu gen, kiểu hình của P như thế nào ? - Phải xác định xem đề bài cho biết số lượng hay tỷ lệ KH của F1, F2 từ đó suy ra KG, KH của P. Ví dụ: + F1 có kiểu hình 3:1 thì tổng số tổ hợp giao tử là 3+1= 4 = 2 x 2 => mỗi bên cho 2 loại giao tử, P dị hợp cả bố và mẹ. + F1 có tỉ lệ 1:1=> 1+1=2 =2 x 1=2 một bên P cho 2 loại giao tử và 1 bên cho 1 loại thì bố ( hay mẹ ) dị hợp và mẹ ( hay bố ) đồng hợp lặn + Nếu tỉ lệ phân li 1: 2 : 1 tổng số tổ hợp giao tử là 4, P cũng dị hợp nhưng có hiện tượng trội không hoàn toàn P Aa x Aa + Nếu F1 đồng tính mà 1 bên bố hay mẹ mang tính trạng trội , bên kia mang tính trạng lặn thì P t/c có kiểu gen đồng hợp: AA x aa. + Nếu kết quả phép lai là đồng tính và p mang tính trạng trội thì một bên P là đồng hợp trội (AA) , bên kia là đồng hợp trội hay dị hợp. P AA xAa, P AA x AA. Ví dụ: Ở cá kiếm, tính trạng mắt đen( qui định bởi gen A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ ( qui định bởi gen a). P: Cá mắt đen x Cá mắt đỏ => F1:51%: Cá mắt đen: 49 % Cá mắt đỏ. Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như thế nào? GV: Nhận xét và chốt cách làm. GV: Giải bài tập lai hai cặp tính trang tương tự như một cặp tính trạng. - Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 hay F2? - Phải xác định xem đề bài cho biết từng cặp tính trạng di truyền theo định luật nào từ đó suy nhanh ra tỷ lệ từng cặp tính trạng ở F1, F2 và tính nhanh tích tỷ lệ các cặp tính trạng thì được tỷ lệ KH ở F1, F2. * Trội hoàn toàn: + P t/c: F1 AaBb => tính trạng trội. F2 9A-B-:3a-bb: 3aaB-: 1aabb + P không t/c: 1 cặp gen 1 bên: AABb xaabb => F1= AABb xaabb=> F1 (1/2AB+1/2Ab).ab=1/2AaBb+1/2 Aabb 1 cặp gen 2 bên: AABb xaaBb => F1 (1/2AB + 1/2Ab) ( 1/2aB + 1/2ab) = 1/4 AaBb + 1/2AaBb +1/4Aabb= 3/4A-B- : 1/4 A-bb - Hs tự chiếm lĩnh kiến thức qua sự lưu ý của GV. - HS làm bài tập; Tách phép lai 2 cặp tính trạng thành phép lai một cặp tính trạng: P Aa xAa => F1 1/4AA: 1/2Aa: 1/4 aa=> 3/4A-:1/4 aa P Bb xBb => 1/4BB :1/2Bb: 1/4bb=> 3/4 b-:1/4bb Vậy: A-B- =3/4 x3/4 =9/16 A-bb=3/4 x1/4 =3/16 GV: Lưu ý: Khi viết sơ đồ lai cần chú ý: Trong điều kiện bình thường, giao tử mang 2 gen mỗi gen thuộc về một cặp, xác định nhanh kết quả lai nhiều cặp tính trạng bằng cách nhân các kết quả lai một cặp tính tính trạng. Ví dụ: P AaBb xAaBb, các gen phân li độc lập kiểu hình của gen A-B- và A-bb chiếm tỉ lệ bao nhiều? - Ví dụ: Gen A quy định hoa kép Gen a quy định hoa đơn BB hoa đỏ; Bb hoa hồng; bb hoa trắng Các gen quy định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập P(t/c): Hoa kép trắng x hoa đơn đỏ -> F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ? GV: Nhận xét và chữa bài. - Làm thế nào để xđ được KG, KH ở P khi biết khi biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con? - Phải xác định xem đề bài cho tỷ lệ KH ở F1 hoặc F2 nên từ đó để suy ra tỷ lệ của từng cặp tính trạng rồi xác định KG, KH của P. - Hs phát biểu, HS khác bổ sung, GV: Nhận xét và khái quát lại phương pháp cơ bản để giải bài tập. I. Tìm hiểu cách giải BT. 1. Lai một cặp tính trạng. a, Dạng 1: Biết kiểu hình của P, xác định tỉ lệ KG, KH ở F1 và F2, Cách giải: - Bước 1: Quy ước gen. - Bước 2: Xác định kiểu gen của P. - Bước 3: Viết sơ đồ lai. b. Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con => Xác định kiểu gen, kiểu hình ở P. Cách giải: - Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con: + F: ( 3 : 1 ) => P Aa x Aa. (Trội hoàn toàn). + F: (1 : 1) => P Aa x aa hay Aa x AA. (Lai phân tích). + F: (1 : 2 :1) => P Aa x Aa. (Trội không hoàn toàn). + Nếu F1 đồng tính mà 1 bên bố hay mẹ mang tính trạng trội , bên kia mang tính trạng lặn thì P t/c có kiểu gen đồng hợp: AA x aa. + Nếu kết quả phép lai là đồng tính và p mang tính trạng trội thì một bên P là đồng hợp trội (AA) , bên kia là đồng hợp trội hay dị hợp. 2. Lai hai cặp tính trạng * Giải bài tập trắc nghiệm khách quan. a. Dạng 1: Biết kiểu gen, kiểu hình của P => xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 (F2). Cách giải: - Căn Cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng theo các qui luật di truyền. Tính tỉ lệ của các tính trạng ở F1và F2. (3: 1) (3: 1) = 9 : 3 : 3 : 1. (3 : 1) (1 : 1) = 3 : 3 : 1: 1. (3 : 1) (1: 2 : 1) = 6 : 3 : 3 : 2 : 1:1 b. Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con => Xác định kiểu gen của P. - Nếu F2: 9 : 3 : 3 : 1 = (3 :1) (3 :1) => F2 dị hợp về 2 cặp gen. -> P thuần chủng về 2 cặp gen. - Nếu F2: 3 : 3 : 1 : 1 = (3 :1)(1 :1) => P có KG: AaBb x Aabb. - Nếu F1: 1 : 1 : 1 : 1 = (1 :1)(1 :1) => P: AaBb x aabb hoặc Aabb xaaBb Hoạt động 2: Bài tập vận dụng Mục tiêu: Học sinh vận dụng lí thuyết phần hoạt động1, áp dụng giải một số bài tập đơn giản. Viết được sơ đồ lai. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Yêu cầu HS làm bài tập - HS làm bài tập theo sự phân công của GV. GV: Treo bảng phụ có nội dung cần làm gọi 3 HS lên bản thực hiện các HS dưới lớp theo dõi nhận xét, bổ sung? - Đại diện Hs lên làm bài tập, HS khác theo dõi nhận xét bổ sung. Yêu cầu: Bài 1 - P: lông ngắn thuần chủng x lông dài. F1 đồng tính mang tính trạng trội (toàn lông ngắn). Vì F1đồng tính mang tính trạng trội => Đáp án a. Bài 2 - Từ kết quả F1: 75% đỏ thẫm: 25% xanh lục. =>F1: 3 đỏ thẫm: 1 xanh lục. Theo qui luật phân li => P : Aa x Aa => Đáp án d. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 Gọi HS nêu cách làm? - HS nêu cách làm bài tập 3: - Để sinh ra người con mắt xanh (aa) => Bố cho một giao tử a và mẹ cho một giao tử a. - Để sinh ra người con mắt đen (A-) => Bố hoặc mẹ cho 1 giao tử A => Kiểu gen và kiểu hình của P là: Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa). Hoặc : Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa). - HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng viết sơ đồ lai cho 2 trường hợp? GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần). - HS tự sửa chữa vào vở. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 5 SGK. - Tỉnh tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 => Suy ra kiểu gen ở F1 - Viết sơ đồ kiểm chứng? - HS nêu cách làm bài tập 4 - Theo giả thiết thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9:3:3:1 => Tuân theo quy luật phân ly độc lập => F1 phải dị hợp 2 cặp gen: AaBb - Sơ đồ kiểm chứng: P: Đỏ, bầu dục x Vàng, tròn. AAbb x aaBB G: Ab aB F1: AaBb( 100% đỏ tròn) F1 xF1: AaBb x AaBb G: (AB; Ab; aB ; ab)(AB; Ab; aB ; ab) F2: Tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình: 1 AABB 2 AABb 2 AaBB 9: đỏ tròn 4 AaBb 1 aaBB 3 đỏ, bầu dục. 2 aaBb 1 AAbb 3 vàng, tròn 2 Aabb 1 aabb 1 vàng, bầu dục. GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS lên viết sơ đồ lai của các phép lai sau: P: AA x AA P: AA x Aa P: AA x aa P: Aa xAa P: Aa x aa P: aa x aa - HS lên bảng viết. Các học sinh dưới lớp viết ra giáy nháp. - GV cho điểm những học sinh làm tốt. II. Bài tập vận dụng Bài 1 - Ở chó lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn x Lông dài AA x aa G: A a F1: Aa (100% lông ngắn) => ý đúng : (a). Bài 2 - Ta có: A :đỏ thẫm. a: xanh lục. - Theo giả thuyết thì KQ khi lai đỏ thẫm với đỏ thẫm là 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục=> Ở P phải mang KG di hợp => 2 loại giao tử :A,a (không thuần chủng). =>Sơ đồ lai kiểm chứng: P: Đỏ thẫm x Đỏ thẫm Aa x Aa G: A,a : A,a F1: 1AA: 2 Aa: 1aa => 3 A_: Đỏ thẫm. 1aa: xanh lục (Hay 75% đỏ thẫm:25% xanh lục) - Vậy ý đúng: :(d). Bài 3 - Gen A: trội hoàn toàn so với a. Để con sinh ra có cả mắt đen và xanh => bố và mẹ phải dị hợp một cặp gen, hoặc bố dị hợp. + Trường hợp 1: P: Mắt đen x Mắt xanh Aa x aa G: A , a a F1: Aa : aa ( 1 mắt đen: 1 mắt xanh) + Trường hợp 2: P: Mắt đen x Mắt xanh Aa x Aa G: A , a A , a F1: AA : 2Aa : aa ( 3 mắt đen: 1 mắt xanh) => Đáp án b hoặc c. Bài 4 - F2 Có 901 cây hoa đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục : 301 cây quả vàng tròn :103 cây quả vàng bầu dục. =>Tỉ lệ kiểu hình ở F2là: 9 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục. = (3 đỏ: 1 vàng)(3 tròn:1 bầu dục) = 9:3:3:1. Tuân theo quy luật phân ly độc lập => F1 phải dị hợp 2 cặp gen: AaBb => P thuần chủng về hai cặp gen. P Quả đỏ, bầu dục x Quả vàng, tròn. => Kiểu gen của P là: AAbb x aaBB. => Đáp án: d. 4. Tổng kết - GV Khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản của bài. - Củng cố cách giải bài tập và toàn bộ nội dung về di truyền học menđen. 5. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Về nhà xem lại các BT đã làm. - Nghiên cứu bài mới bài 27: Di truyền liên kết + Nội dung thí nghiệm của Moocgan. PHỤ LỤC Bài tập 1: Ở chó, lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngăn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đâyu? a, Toàn lông ngắn b, Toàn lông dài, c 1 lông ngắn: 1 lông dài d, 3 lông ngắn: 1 lông dài. Bài tập 2. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta thu được kết quả như sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm -> F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: a, P: AA x AA b, P: AA x Aa c, p: AA x aa d, P: Aa x Aa Bài tập 3. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phsir có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau đây để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? a, Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa) b, Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa) c, Mẹ mắt xanh (aa) x Bó mắt đen (Aa) d, Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA) Bài tập 4. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cad chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hayc chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau: a, P: AABB x aabb b, P: Aabb x aaBb c, P: AaBB x AABb d, P: Aabb x aaBB Bài tập vận dụng Bài 1: Ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội so với thân thấp. Khi cho đậu Hà Lan thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn đậu thân cao. a/ Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. b/ Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào? Giải a/ Quy ước gen: A quy định thân cao; a quy định thân thấp Cây đậu thân cao có kiểu gen: A_ Cây đậu thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn thân cao có kiểu gen A_, chứng tỏ phải có ít nhất 1 cây P luôn cho giao tử A tức là có kiểu gen AA. Cây thân cao còn lại có kiểu gen là AA hoặc Aa. Sơ đồ lai: Trường hợp 1: P: AA (thân cao) x AA(thân cao) GP: A , A F1: Kiểu gen: 100% AA: Kiểu hình 100% thân cao Trường hợp 2: P: AA (thân cao) x Aa (thân cao) GP: A , A: a F1: Kiểu gen: 1 AA: 1Aa Kiểu hình 100% thân cao b/ F1 trong phép lai trên có kiểu gen là AA hoặc Aa. Cho F1 lai phân tích tức cho lai với cá thể mang tính trạng lặn thì ta có: Trường hợp 1: P: AA x aa GP: A , a F1: Kiểu gen 100% Aa Kiểu hình 100% thân cao Trường hợp 2: P: Aa x aa GP: A: a , a F1: Kiểu gen 1 Aa: 1 aa Kiểu hình 50% thân cao: 50% thân thấp Bài 2: ở lúa, tính trạng hạt chín sớm là trội hoàn toàn so với hạt chín muộn. a/ Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi cho cây lúa chín sớm lai với cây lúa chín muộn. b/ Nếu cho cây lúa chín sớm F1 tạo ra ở trên tiếp tục lai với nhau thì kết quả thu được ở F2 như thế nào? c/ Trong số các cây lúa chín sớm ở F2 làm cách nào để chọn được cây thuần chủng? Đáp số: a/ Có 2 trường hợp: AA x aa hoặc Aa x aa b/ Tỉ lệ kiểu gen: TH1: Aa x Aa ->1AA: 2Aa: 1aa; tỉ lệ kiểu hình: 3 sớm: 1 muộn TH2: aa x aa -> 100% chín muộn c/ Lai phân tích. Bài tập 3: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài. Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F1, tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2. a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2. b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Giải: Theo đề bài, ta có qui ước gen: A: lông đen; a: lông nâu; B: đuôi ngắn; b: đuôi dài. a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2. - Trường hợp 1: PT/C: (lông đen, đuôi ngắn) AABB x aabb (lông nâu, đuôi dài) GP: AB ab F1: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn. - Trường hợp 2: PT/C: (lông đen, đuôi dài) AAbb x aaBB(lông nâu, đuôi ngắn) GP: Ab aB F1: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn. F1xF1: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb x AaBb (lông đen, đuôi ngắn) GF1: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab F2: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb *** Kết quả: + KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb + KH: 9 lông đen, đuôi ngắn : 3 lông đen, đuôi dài : 3 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài. b. Kết quả lai phân tích F1: P: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb x aabb (lông nâu, đuôi dài) G: AB: Ab:aB:ab ab Fb: AB Ab aB Ab ab AaBb Aabb aaBb aabb *** Kết quả: + KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb + KH: 1 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông đen, đuôi dài : 1 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_32_bai_tap_nam_hoc_2019_2020.doc