Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet - Năm học 2018-2019

Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet - Năm học 2018-2019

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet.

- Biết cách truy cập trang Web.

2. Kĩ năng:

Truy cập được trang Web.

3. Tư duy, thái độ:

 Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, bảng phụ

HS: SGK, vở ghi, xem trước bài.

III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Kể tên một vài ứng dụng khác trên Internet?

- Làm thế nào để kết nối Internet?

TL: - Một vài ứng dụng khác trên Internet là Hội thảo trực tuyến, Đào tạo qua mạng, Thương mại điện tử. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham gia các diễn đàn, mạng xã hội hoặc trò chuyện trực tuyến (chat), trò chơi trực tuyến (game online).

- Để kết nối Internet cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tổ chức thông tin trên Internet (20 phút)

 (1) Mục tiêu: Hiểu cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,.

 (5) Sản phẩm: Hiểu cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet.

 

docx 4 trang maihoap55 3270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03	Ngày soạn: 02/09/2018
Tiết: 05 	Ngày dạy: 04/09/2018
Bài 3. TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Hiểu cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet.
- Biết cách truy cập trang Web.
2. Kĩ năng:
Truy cập được trang Web.
3. Tư duy, thái độ:
	Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, bảng phụ 
HS: SGK, vở ghi, xem trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
- Kể tên một vài ứng dụng khác trên Internet?
- Làm thế nào để kết nối Internet?
TL: - Một vài ứng dụng khác trên Internet là Hội thảo trực tuyến, Đào tạo qua mạng, Thương mại điện tử. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham gia các diễn đàn, mạng xã hội hoặc trò chuyện trực tuyến (chat), trò chơi trực tuyến (game online).
- Để kết nối Internet cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tổ chức thông tin trên Internet (20 phút)
 (1) Mục tiêu: Hiểu cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,...
 (5) Sản phẩm: Hiểu cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet là dịch vụ phổ biến hiện nay nhất.
- Siêu văn bản là gì?
- Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ gì?
→ Nhận xét và giới thiệu thêm về ngôn ngữ HTML.
Trang Web là gì?
→ Nhận xét và bổ sung.
- Đưa ra phiếu học tập và yêu cầu HS điền kết quả vào phiếu: Em hiểu Website là gì? Địa chỉ Website là gì? Trang chủ là gì?
→ Thu phiếu học tập, nhận xét và giới thiệu thêm về Website.
- Kể tên một số Website mà em biết?
→ Nhận xét.
- Giới thiệu một số trang website
- Theo dõi bài.
- Đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Ngôn ngữ HTML.
- Theo dõi bài.
- Ghi bài.
- Thảo luận nhóm và điền câu trả lời vào phiếu học tập.
- Theo dõi và ghi bài.
Ví dụ: vietnamnet.vn, 
www.edu.net.vn....
Lắng nghe, quan sát
1. Tổ chức thông tin trên Internet
a) Siêu văn bản và trang Web
- Siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh và các siêu liên kết tới các siêu văn bản khác.
- Trang Web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.
- Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web
b) Website, địa chỉ Website và trang chủ
- Một hoặc nhiều trang Web liên quan được tổ chức truy cập dưới một địa chỉ truy cập chung tạo thành một Website.
- Địa chỉ truy cập chung gọi là địa chỉ truy cập của Website.
- Trang chủ là trang Web được mở ra đầu tiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách truy cập Web (15 phút)
 (1) Mục tiêu: Biết cách truy cập trang Web.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính có kết nối mạng...
 (5) Sản phẩm: Biết cách truy cập vào một trang Web bằng máy tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Trình duyệt Web là gì?
- Kể tên một số trình duyệt Web mà em biết?
→ Nhận xét và giới thiệu về một số trình duyệt Web được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Để truy cập trang Web ta cần phải biết gì?
- Các trang Web chứa liên kết thường như thế nào?
→ Nhận xét và chỉ cho HS trên máy chiếu quan sát một số trang Web có chứa liên kết.
- Tham khảo SGK, thảo luận, trả lời.
- Ví dụ: Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome 
- Cần phải biết địa chỉ truy cập của trang Web.
- Là trang Web có màu xanh dương hoặc được gạch chân.
- Theo dõi và ghi bài.
2. Truy cập Web
a) Trình duyệt web
 Là phần mềm giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet.
b) Truy cập trang web
- Để truy cập trang Web ta cần biết địa chỉ của trang Web đó.
- Truy cập trang web ta cần thực hiện:
(1): Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ.
(2): Nhấn Enter.
Củng cố: (3 phút) Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức:
+ Siêu liên kết là gì?	+ Trang Web là gì?	 + Website là gì? 	 + Trang chủ là gì? 
+ Thế nào là trình duyệt Web?
Hướng dẫn về nhà: 
Xem nội dung còn lại của bài.
-------------------------------- & ----------------------------------
Tuần: 03	Ngày soạn: 02/09/2018
Tiết: 06 	Ngày dạy: 04/09/2018
Bài 3. TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET (tt)
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	Hiểu máy tìm kiếm thông tin dựa trên từ khóa.
2. Kĩ năng:
Sử dụng được máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin.
3. Tư duy, thái độ:
	Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, bảng phụ 
HS: SGK, vở ghi, xem trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (7 phút) 
- Siêu văn bản là gì? Trang Web là gì?
- Trình duyệt Web là gì? Cách truy cập truy cập trang Web?
TL: - Siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh và các siêu liên kết tới các siêu văn bản khác.
- Trang Web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.
- Trình duyệt Web là phần mềm giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet.
- Truy cập trang web ta cần thực hiện:
(1): Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ.
(2): Nhấn Enter.
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm máy tìm kiếm (10 phút)
 (1) Mục tiêu: Hiểu khái niệm máy tìm kiếm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,...
 (5) Sản phẩm: Hiểu khái niệm máy tìm kiếm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nhiều trang website đăng tải thông tin cùng một chủ đề nhưng ở mức độ khác nhau. Nếu biết địa chỉ ta có thể gõ địa chỉ vào ô địa chỉ của trình duyệt để hiển thị. Trong trường hợp ngược lại (không biết địa chỉ trang Web), làm sao ta có thể tìm kiếm được thông tin?
- Gõ tên vào đâu?
- Theo em, máy tìm kiếm giúp tìm kiếm thông tin dựa trên gì? 
- Kết quả tìm kiếm được hiển thị như thế nào?
- Kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết?
→ Nhận xét và bổ sung.
- Gõ tên
- Trả lời theo ý hiểu
- Dựa trên từ khóa.
- Dưới dạng danh sách liệt kê.
- Ví dụ: 
3. Tìm kiếm thông tin trên Internet
a) Máy tìm kiếm
- Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.
- Ví dụ: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng máy tìm kiếm (23 phút)
 (1) Mục tiêu: Biết cách sử dụng máy tìm kiếm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính có kết nối mạng...
 (5) Sản phẩm: Biết cách sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho HS nghiên cứu SGK. Sử dụng máy tìm kiếm thông tin như thế nào?
- Từ khóa là gì?
- Khi sử dụng máy tìm kiếm ta có thể tìm kiếm được gì?
- Nêu các bước để tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm?
→ Nhận xét và làm ví dụ minh họa trên màn chiếu cho học sinh quan sát.
Cho HS thực hành trên máy với một số từ khóa
Tham khảo SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi 
- Từ khóa do người dùng cung cấp
- Các trang Web, hình ảnh, tin tức 
- Gồm 3 bước.
- Theo dõi bài.
- HS thực hành
b) Sử dụng máy tìm kiếm
Bước 1: Truy cập máy tìm kiếm.
Bước 2: Gõ từ khóa vào ô dành để nhập từ khóa
Bước 3: Nhấn phím Enter hoặc nháy nút Tìm kiếm.
- Cách sử dụng máy tìm kiếm là tương tự nhau.
Củng cố: (3 phút) Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức:
+ Máy tìm kiếm là gì?
+ Cách sử dụng máy tìm kiếm như thế nào?
Hướng dẫn về nhà: 
- Xem nội dung của ‘TÌM HIỂU MỞ RỘNG’.
- Đọc trước bài thực hành 1 : ‘SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT ĐỂ TRUY CẬP WEB’
-------------------------------- & ----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_bai_3_to_chuc_va_truy_cap_thong_tin_tr.docx