Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Núi Cấm

Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Núi Cấm

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được, hiểu được thế nào tệp tin

2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức của mình vào trong quá trình thực hành.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần phát biểu tham gia xây dựng bài

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, hình ảnh minh họa nếu có.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên đặt vấn đề, gợi mở, vấn đáp, yêu cầu HS thảo luận, nhận xét

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động

a. Nêu vai trò của hệ điều hành? Hệ điều hành là gì?

b. Kể tên một số hệ điều hành mà em biết?

c. Muốn có hệ điều hành trong máy tính ta phải làm thế nào?

2. Hoạt động hình thành kiến thức

 

doc 5 trang hapham91 2890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Núi Cấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Ngày soạn: 06/11/2018
Tiết: 21
Ngày dạy: 08/11/2018
BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Học sinh biết được: Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính.
Kỹ năng:
- Học sinh biết được hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là điều khiển hoạt động máy tính và cung cấp môi trường giao tiếp giữa người và máy tính.
Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần phát biểu tham gia xây dựng bài 
B. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, hình ảnh minh họa nếu có.
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên đặt vấn đề, gợi mở, vấn đáp, yêu cầu HS thảo luận, nhận xét
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Hoạt động khởi động
Nêu vai trò của hệ điều hành? Hệ điều hành là gì?
Kể tên một số hệ điều hành mà em biết?
Muốn có hệ điều hành trong máy tính ta phải làm thế nào?
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động : Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ điều hành (36’)
GV: Tuy có nhiều hệ điều hành nhưng tính chất và công dụng của chúng là như nhau. Vậy nhiệm vụ của hệ điều hành ra sao chúng ta sẽ đi vào phần tiếp theo của bài học.
Chúng ta cùng nhìn lại bức tranh:
kẹt xe
GV: Các em thử hình dung:
Các tài nguyên của máy tính (CPU, thiết bị nhớ ) giống như con đường, phần mềm máy tính giống như phương tiện giao thông 
Đường phố chật hẹp -> tắt nghẽn giao thông nhưng các phương tiện muốn đi nhanh	
à Tài nguyên máy tính có hạn -> tranh chấp tài nguyên
* Các phần mềm muốn hoạt động tối đa	
GV: Giải pháp cho giao thông?
GV: Giải pháp cho máy tính?
è Cần phải có một hệ thống điều khiển phối hợp hoạt động của các tài nguyên , phân chia tài nguyên cho các phần mềm hoạt động hiệu quả đó là hệ điều hành.
GV: Nhiệm vụ đầu tiên của hệ điều hành là gì?
GV: Đây chính là nhiệm vụ hệ thống và là nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐH. Để thực hiện nhiệm vụ này, HĐH chạy thường trực trên máy tính, luôn kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng từng thiết bị của máy tính như bộ nhớ, màn hình, bàn phím và chuột đều vận hành tốt, phối hợp hài hòa với các thiết bị khác tránh xung đột và sẵn sàng hoạt động.
GV: Khi ta làm việc với máy tính ta nhìn thấy kết quả ở đâu?
GV: Đó cũng là một trong những nhiệm vụ của HĐH
- Nhiệm vụ cung cấp giao diện cho người dùng là cho phép người sử dụng tương tác với máy tính bằng chuột và bàn phím hoặc các thiết bị nhập khác. Nhờ có giao diện, người dùng có thể chọn các đối tượng bằng chuột và thao tác với chúng bằng cách nháy chuột.
GV: Những việc làm của hệ điều hành chúng ta có nhìn thấy không?
GV: Lưu ý rằng người dùng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được các công việc mà HĐH thực hiện chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả công việc trên màn hình chứ không biết rõ được các bước chi tiết mà máy tính thực hiện để hoàn thành công việc.. 
GV: Học kì này các em học bao nhiêu môn học?
GV: Khi học các môn học các em dùng riêng mỗi môn 1 quyển vỡ hay viết tất cả các môn vào 1 quyển vở? Tại sao? Để làm gì?
GV: Hướng đến viết như thế để dễ phân biệt, tìm kiếm, và ngày nào học môn nào chỉ cần mang vở của môn đó .
Từ các câu trả lời trên, các em thấy được rằng, các em đã làm công việc lưu trữ kiến thức (hay gọi là thông tin) một cách khoa học nhất để việc xử lý (đọc, ghi, tìm kiếm) được nhanh chóng và dễ dàng.
Máy tính là một công cụ xử lý thông tin và việc lưu trữ, xử lí các thông tin đó sao cho khoa học, chính xác chính là công việc của hệ điều hành.
GV: Như vậy, chúng ta có thể nêu ra một nhiệm vụ nữa của hệ điều hành không?
HS: Hệ thống đèn tín hiệu
HS: Hệ điều hành
HS: Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình phần mềm máy tính
HS khác lặp lại, các bạn còn lại ghi nội dung vào tập
HS: Màn hình
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời
 2. Nhiệm vụ của hệ điều hành:
- Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình phần mềm máy tính.
- Cung cấp giao diện cho người sử dụng.
- Tổ chức và quản lí thông tin trong máy tính.
3. Hoạt động luyện tập
- Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng? Tại sao?
- Nêu sự khác nhau giữa hệ điều hành và một phần mềm ứng dụng.
- Nêu các nhiệm vụ chính của HĐH.
4. Hoạt động vận dụng
- Vì sao cần phải cài hệ điều hành
- Sử dụng được máy tính cần cài phần nào trước tiên?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK cuối bài 10.
- Xem trước bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính, tóm ý chính trước ở nhà. 
- Tìm hiểu thêm một số hề điều hành mới.
Tuần: 11
Ngày soạn: 06/11/2018
Tiết: 22
Ngày dạy: 08/11/2018
BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết được, hiểu được thế nào tệp tin
Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức của mình vào trong quá trình thực hành.
Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần phát biểu tham gia xây dựng bài 
B. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Giáo án, SGK, hình ảnh minh họa nếu có.
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên đặt vấn đề, gợi mở, vấn đáp, yêu cầu HS thảo luận, nhận xét
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
a. Nêu vai trò của hệ điều hành? Hệ điều hành là gì?
b. Kể tên một số hệ điều hành mà em biết?
c. Muốn có hệ điều hành trong máy tính ta phải làm thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động : Tìm hiểu về tệp tin (Flle)
GV: Khi chúng ta làm việc trên máy tính, thông tin hay dữ liệu ta tạo ra nếu không được lưu trữ lại thì khi tắt máy mọi thông tin sẽ mất hết.
à Vậy máy tính lưu trữ dữ liệu ở đâu?
GV: Thông tin đưa vào máy tính sẽ lưu trữ lại thành tệp tin
Có mấy dạng thông tin cơ bản?
GV: Vì vậy chúng ta cũng phân tệp tin thành ác dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh và chương trình phần mềm.
Mỗi tệp khi lưu trữ sẽ được đặt tên để phân biệt
Phần tên được đặt tối đa 255 kí tự, có thể có khoảng trắng.
VD: baitap.doc
 Bai toan.xls
{ Giải thích ý nghĩa phần mở rộng .doc, tên tập tin tạm trong M.Word là Document}
GV: Phần mở rộng thể hiện môi trường tệp tin được tạo ra. Nhưng phần mở rộng không nhất thiết phải có vì môi trường của phần mềm đang sử dụng sẽ tự động tạo ra.
 Quan sát hình minh họa SGK, tên tệp tin có những yếu tố nào?
GV: Giới thiệu một vài tệp tin trên máy tính và giải thích các yếu tố của tệp tin.
GV: Ta có thể đặt tên tệp tin trùng với tên tệp đã có ở thư mục hiện tại không vì sao?
HS: Bộ nhớ còn gọi là đĩa từ: đĩa cứng, đĩa mềm, CD 
HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Tên tệp, thời gian tạo lập tệp tin, kích thước của tệp tin, kiểu dữ liệu
HS: Chú ý quan sát và lắng nghe.
HS: Trả lời theo suy nghĩ
Thông tin trong máy tính được tổ chức theo một cấu trúc hình cây, bao gồm tệp và thư mục.
1. Tệp tin (File)
- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ
- Các dạng tệp trên đĩa có thể là: Hình ảnh, văn bản, âm thanh, chương trình phần mềm.
- Các tệp tin được phân biệt với nhau bằng tên tệp.
Cách đặt tên:
Tên tệp tin . phần mở rộng
Trong đó:
+ Phần mở rộng không nhất thiết phải có. 
3. Hoạt động luyện tập
- Tệp tin là gì?
- Hãy nêu các dạng tệp tin phổ biến?
4. Hoạt động vận dụng
- Tên tệp tin được đặt như thế nào?
- Tên tệp có độ dài tối đa bao nhiêu kí tự?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Về nhà xem trước phần Thư mục, Đường dẫn, Các thao tác chính với tệp và thư mục
- Tìm hiểu cách viết đường dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc