Giáo án Tin học Lớp 9 (CV 5512) - Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virus - Năm học 2020-2021 - Hoàng Anh Phú

Giáo án Tin học Lớp 9 (CV 5512) - Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virus - Năm học 2020-2021 - Hoàng Anh Phú

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: HS nắm được:

- Học sinh nắm được cách sao lưu các tệp, thư mục bằng cách sao chép thông thường.

- Hiểu được ý nghĩa của việc sao lưu dữ liệu.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Biết tạo một thư mục mới trên ổ đĩa.

- Thực hiện được thao tác sao lưu các tệp, thư mục bằng cách sao chép thông thường.

- Biết sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- SGK, SBT, SGV. Máy chiếu, phòng máy.

2. Học sinh:

- SGK, SBT, vở ghi, vở bài tập, đọc bài mới.

 

docx 10 trang Hoàng Giang 8312
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 (CV 5512) - Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virus - Năm học 2020-2021 - Hoàng Anh Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Hoàng Anh Phú
Số ĐT: 0947618977
Gmail: hoangphu782@gmail.com
Bài soạn: Bài thực hành 4. Sao lưu dự phòng và quét virus
Khối: 9
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 4
SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS nắm được: 
- Học sinh nắm được cách sao lưu các tệp, thư mục bằng cách sao chép thông thường.
- Hiểu được ý nghĩa của việc sao lưu dữ liệu.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Biết tạo một thư mục mới trên ổ đĩa.
- Thực hiện được thao tác sao lưu các tệp, thư mục bằng cách sao chép thông thường.
- Biết sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, SBT, SGV. Máy chiếu, phòng máy.
2. Học sinh: 
- SGK, SBT, vở ghi, vở bài tập, đọc bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Củng cố cách sao lưu các tệp, thư mục bằng các cách thông thường 
b) Nội dung: Virus máy tính là gì? Các con đường lây lan của virus?
	c) Sản phẩm: 
	- Trả lời được câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi: Virus máy tính là gì? Các con đường lây lan của virus?
Kết luận:
- Virus máy tính là một đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm được kích hoạt:	
- Các con đường lây lan của virus: 
+ Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
+ Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.
+ Qua các thiết bị nhớ di động.
+ Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử.
+ Qua các “lỗ hổng” phần mềm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Khởi động File Explorer và tạo thư mục trên ổ đĩa C với tên Tailieu_hoctap. Sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục đó.
- Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D với tên là Sao_luu.
- Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu.
b) Nội dung: Tạo thư mục và sao chép tệp.
c) Sản phẩm: 
- Trả lời được câu hỏi
- Thực hiện được thao tác trên máy tính.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Tạo thư mục trên ổ đĩa C, Sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục đó
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- Hoạt động nhóm quan sát, thảo luận thống nhất đáp án và thực hành trên máy
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Thao tác tạo một thư mục mới?
- Sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hay trò chơi vào thư mục Tailieu_hoctap?
- Các nhóm thực hiện quan sát thảo luận và thực hành
*Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi và thực hành trên máy.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. 
1. Khởi động File Explorer và tạo thư mục trên ổ đĩa C với tên Tailieu_hoctap. Sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục đó.
Kết luận:
* Để tạo thư mục mới :
- Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục đó
- Nháy nút phải chuột tại vùng trống trong cửa sổ thư mục, đưa con trỏ chuột xuống mục New trong bảng chọn tắt để mở bảng chọn con. Đưa con trỏ tới mục Folder rồi nháy chuột.
- Trên màn hình sẽ xuất hiện biểu tượng thư mục mới với tên tạm thời là New Folder. Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
* Thực hiện các bước:
B1: Chọn tệp cần sao chép
B2: Trong bảng chọn Edit, chọn mục Copy
B3: Chuyển đến thư mục sẽ chứa tệp mới
B4: Trong bảng chọn Edit, chọn mục Paste
Hoạt động 2.2: Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D với tên là Sao_luu.
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- Hoạt động nhóm quan sát, thảo luận thống nhất đáp án và thực hành trên máy
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Thao tác tạo một thư mục mới?
- Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D (hoặc trên một ổ đĩa khác với ổ đĩa C) với tên là Sao_luu
- Các nhóm thực hiện quan sát thảo luận và thực hành
*Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi và thực hành trên máy.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. 
2. Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D với tên là Sao_luu.
Hoạt động 2.3: Sao chép các tệp 
*Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
- Hoạt động nhóm quan sát, thảo luận thống nhất đáp án và thực hành trên máy
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu.
- Các nhóm thực hiện quan sát thảo luận và thực hành
*Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi và thực hành trên máy.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. 
3. Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu.
3. Hoạt động 3: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập cụ thể.
b) Nội dung: Củng cố kiến thức đã học
c) Sản phẩm:
- Chỉ ra một số lỗi đơn giản khi thực hiện sao lưu các tệp trong thư mục đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin bài tập 5.8 (Sbt – 38), (màn chiếu).
*Thực hiện nhiệm vụ:
Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.
A) Việc sao lưu dữ liệu là không cần thiết vì tốn thêm dung lượng lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ, nhất là trong trường hợp dữ liệu cần sao lưu có dung lượng lớn.
B) Việc sao lưu dữ liệu rất quan trọng và cần thiết vì mỗi khi các tệp bị hỏng hoặc bị mất, chúng ta có thể sao chép lại để sử dụng.
C) Việc sao lưu dữ liệu không cần thêm dung lượng lưu trữ, chúng ta chỉ mất thời gian để thực hiện việc sao lưu.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
Giáo viên nhận xét chốt kết quả, kiến thức, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của các nhóm
Bài tập 5.8 (Sbt – 38)
Kết luận:
B) Việc sao lưu dữ liệu rất quan trọng và cần thiết vì mỗi khi các tệp bị hỏng hoặc bị mất, chúng ta có thể sao chép lại để sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
- Về nhà thực hiện lại các nội dung của bài thực hành.
- Đọc trước nội dung bài 2 (Sgk – 52,53).
- Tiết sau: Thực hành tiếp nội dung còn lại.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH 4
SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS nắm được:
- Ý nghĩa của các tùy chọn trên giao diện của chương trình diệt Virus BKAV.
- Cách quét Virus bằng phần mềm diệt Virus BKAV.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Biết được ý nghĩa của các tùy chọn trên giao diện của chương trình diệt Virus BKAV.
- Biết thực hiện quét Virus bằng phần mềm diệt Virus BKAV.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, SBT, SGV. Máy chiếu, phòng máy.
2. Học sinh:
- SGK, SBT, vở ghi, vở bài tập, đọc bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Củng cố cách sao lưu các tệp, thư mục bằng cách thông thường
b) Nội dung: Trước khi quét virus ta cần làm gì? Thực hành sao lưu các tài liệu của em vào ổ đĩa D của máy trước khi tiến hành diệt virus?
c) Sản phẩm:
Trước khi quét virus ta cần sao lưu các tài liệu sang ổ đĩa khác hoặc các thiết bị nhớ.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi: Trước khi quét virus ta cần làm gì? Thực hành sao lưu các tài liệu của em vào ổ đĩa D của máy trước khi tiến hành diệt virus?
Kết luận
Trước khi quét virus ta cần sao lưu các tài liệu sang ổ đĩa khác hoặc các thiết bị nhớ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV. Tìm hiểu ý nghĩa của các tuỳ chọn trên giao diện của chương trình.
- Tùy chọn Tất cả ổ cứng và USB để quét virus.
- Quan sát quá trình quét virus của chương trình và tìm hiểu nội dung nhật kí sau khi chương trình quét xong. 
b) Nội dung: Quét virus
c) Sản phẩm: 
- Trả lời được câu hỏi
- Thực hiện được thao tác trên máy tính.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa của các tuỳ chọn trên giao diện của chương trình.
*Chuyển giao nhiệm vụ 1:
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV. Tìm hiểu ý nghĩa của các tuỳ chọn trên giao diện của chương trình 
- Các nhóm thực hành theo nhóm trên máy tính (phân nhóm theo vị trí máy).
*Báo cáo kết quả: 
HS lên thực hiện trên máy tính.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
-> Giáo viên nhận xét chốt kết quả, kiến thức, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.
GV. Lưu ý: Nếu máy tính chưa được cài đặt chương trình quét virus BKAV, em có thể tải về và cài đặt trên máy tính bản miễn phí BkavHome từ địa chỉ:
Nên nhớ thường xuyên vào địa chỉ trên để tải về bản cập nhật mới nhất. Tuy nhiên để thuận tiện cho buổi thực hành thầy đã cài sẵn phần mềm diệt virus cho chúng ta.
Bài tập 2. Quét virus
Kết luận
Khởi động phần mềm diệt Virus 
Hoạt động 2.2. Quét virus
*Chuyển giao nhiệm vụ 2:
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Chọn tuỳ chọn Tất cả ổ cứng và USB để quét virus cho tất cả các ổ cứng và các thiết bị nhớ flash và các tuỳ chọn cần thiết. 
- Các nhóm thực hành theo nhóm trên máy tính (phân nhóm theo vị trí máy).
*Báo cáo kết quả: 
HS lên thực hiện trên máy tính.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
-> Giáo viên nhận xét chốt kết quả, kiến thức, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.
GV. Lưu ý: HS chỉ nên chọn ít ổ đĩa hoặc thư mục trong bài thực hành, còn ở nhà thì có thể quét hết cho máy.
Không chọn Xóa tất cả Macro vì các chương trình ứng dụng trong MS Office và các kết quả làm việc có thể chứa nhiều macro (những đoạn chương trình tiện ích) hữu ích.
2. Chọn tuỳ chọn Tất cả ổ cứng và USB để quét virus cho tất cả các ổ cứng và các thiết bị nhớ flash và các tuỳ chọn cần thiết. 
Hoạt động 2.3. Xem nhật ký quét virus
*Chuyển giao nhiệm vụ 3:
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả và thực hành trên máy.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Quan sát quá trình quét virus của chương trình và tìm hiểu nội dung nhật kí sau khi chương trình quét xong. Cuối cùng, thoát khỏi chương trình bằng cách nháy nút Thoát.
- Các nhóm thực hành theo nhóm trên máy tính (phân nhóm theo vị trí máy).
*Báo cáo kết quả: 
HS lên thực hiện trên máy tính.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
-> Giáo viên nhận xét chốt kết quả, kiến thức, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.
GV. Giới thiệu thêm cho HS các phần mềm quét virus hiệu quả khác như Kaspersky, McAfee, Norton, PAV, ... (Nếu có điều kiện)
Để tải được các phần mềm
Đánh các từ khoá vào máy tìm kiếm Google.com.vn chọn trang web có phần mềm cần tải rồi Download theo hướng dẫn của máy.
3. Quan sát quá trình quét virus của chương trình và tìm hiểu nội dung nhật kí sau khi chương trình quét xong. Cuối cùng, thoát khỏi chương trình bằng cách nháy nút Thoát.
Kết luận
Xem Nhật ký vịêc quét virus, thiết đặt Lịch quét, cập nhật và xem giới thiệu phần mềm (Nâng cấp) tại các thẻ tương ứng trên giao diện phần mềm mà em thấy.
3. Hoạt động 3: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Thực hiện sao lưu thư mục, tệp tin và quét virus.
b. Nội dung: 
- Khởi động Bkav
- Sao lưu thư mục, tệp tin và quét virus.
c. Sản phẩm: Biết quét virus, xem nhật kí
- Thực hiện được thao tác trên máy tính.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ 1:
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Sao lưu dữ liệu
- Khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV. 
- Quét virus
- Các nhóm thực hành theo nhóm trên máy tính (phân nhóm theo vị trí máy).
*Báo cáo kết quả: 
HS lên thực hiện trên máy tính.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
-> Giáo viên nhận xét chốt kết quả, kiến thức, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.
Thực hành
* Hướng dẫn học sinh tự học
- Về nhà thực hiện lại các nội dung của bài thực hành.
- Đọc bài đọc thêm 4: “Lược sử của virus”.
- Đọc trước bài: Bài 6.“Tin học và xã hội”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_cv_5512_bai_thuc_hanh_4_sao_luu_du_pho.docx